tiếp theo
Cô đọc hồ sơ phỏng vấn cả bên cô và Đông khá nhanh, làm bản phân tích và thêm phần ghi chú từng phần rồi đứng lên. Vẫn trang phục ấy, rời khách sạn, gọi taxi đến một trung tâm máy vi tính. Cô đánh ra và in ra thành hai bản. Xong, về lại khách sạn, fax chuyển vô thành phố HCM. Xong việc, đồng hồ chỉ đúng mười giờ. Hoán Vân ngần ngừ, thay vì xuống bar rượu, cô thọc tay vào túi quần thong thả dọc quanh khuôn viên khách sạn.
Faito Hotel nơi cô ở là một khách sạn thuộc liên ngành đường sắt, tầm cỡ ba sao. Bốn tầng chín, có bảy mươi phòng. Dàn nhân viên phục vụ tốt, đủ dịch vụ với khoảng không gian khá trong lành dù nằm sát sân ga nhờ khu vườn hoa rộng và đẹp. Hoán Vân biết người giám đốc khách sạn này là mẫu người đàn ông tài hoa, học thức, có trí tuệ thâm sâu ẩn trong dáng vẻ bình thường. Nếu không nói là dưới trung bình.
Hoán Vân đi vòng qua phía cổng sau. Cô thấy sân quần vợt vắng tanh. Hai người bảo vệ đứng tán dóc bên góc hoa sứ. Khu Massage-karaoke nhấp nháy ánh đèn và khu sân vườn đông ngịt người đến ăn uống. Thế đây, những nơi ăn nhậu luôn đông đảo, dù người ta than vãn, kinh tế nhân dân đi xuống, kiếm tiền ngày một khó khăn, thậm chí gần đến năm 2000, mà giặc dốt, và giặc đói còn hoành hành nhiều nơi trên đất nước. Hoán Vân rúng vai quay gót, có lẽ mua rượu về phòng uống, vừa uống đã đời, còn không bị ai làm phiền. aSɴyg Cô thả bộ tà tà ra Hoàng Hoa Thám, rẽ trái vào một tiệm bán hàng rượu và đồ hộp,chỉ chai GIN trắng, chủ hiệu nói giá, cô trả tiền xong quay về khách sạn. Gọi nhân viên phòng mang sô đá, cô chế rượu vào ly đá mang ra phòng khách ngồi uống. Rượu chưa nuốt xuống cô đã phun ra. Đùng đùng xách chai rượu chạy ra chỗ bán. Dằn mạnh chai rượu xuống quầy, Hoán Vân quát:
- Rượu giả, bà định giỡn mặt phải không?
Bà chủ hàng đổi sắc mặt, ấp úng:
- Làm gì có giả, ai nói.....
- Bà câm miệng cho tôi, giả hay thật là tự biết hay đợi tôi mời công an kinh tế.
- Cô đừng dọa - Bà chủ hàng trở mặt nghĩ bụng: "Ai đi rỗi hơi vì chai rượu mời đến công an, ả hù thôi". - Cô nói tử tế, tôi cho đổi chai khác bù tiền, bằng không tử tế, kiện đâu tôi đi hầu tới đó.
Hoán Vân lạnh lẽo nhìn mụ ta rút liền mobilphone bấm số. Một gã con trai mặt bặm trợn từ ngoài đi vào, chặn tay vào máy hất mặt, mồm sặc mùi rượu:
- Đủ rồi bà chị. Khó quá ế đấy. Bù năm chục ngàn, đổi chai khác, đồng ý?
- Yêu cầu cất tay khỏi máy - Hoán Vân nói dằn từng tiếng một - Và không bù đồng nào cả, phải đổi rượu cho tôi.
Tên con trai giật luôn máy cho vào túi quần. Hoán Vân từ từ nắm hai tay lại: - Cậu đã ăn cắp đồ dùng cá nhân của tôi rồi đấy. Nếu không trả ngay, đừng trách tôi.
Tên con trai bất ngờ xô mạnh Hoán Vân hét:
- Mày làm gì tao con Tám.
Cô không làm gì cả, chỉ chụp đôi tay hắn nhanh như chớp bằng một thế nhu đạo tuyệt đẹp quăng hắn nằm dài ra nền nhà, trước sự ngạc nhiên của người khác nãy giờ im lặng chứng kiến, rồi cúi xuống lấy máy bấm số:
- Tôi hỏi bà lần cuối, có đổi không?
Mụ đàn bà vụt bù lu bù loa:
- Hành hung đánh người. Hàng xóm ơi!
Người ta chung quanh xúm lại, hai công an khu vực rẽ đám người đi vào hỏi chuyện gì. Mụ đàn bà mồm năm miệng mười:
- Rượu có tem nhập khẩu đàng hoàng cổ mua xong xách đi cả giờ rồi quay lại nói rượu giả, còn đánh con tôi. Các anh xử lý giùm.
Hoán Vân khoanh tay trước ngực nhìn hai người cảnh sát khu vực. Người cảnh sát mập có vẻ khó chịu khi thấy Hoán Vân thờ ơ, ra vẻ cóc cần biết mày là thằng nào. Anh ta nói:
- Về đồn giải quyết đi.
Hoán Vân cười mũi, bĩu môi: - Tôi không có thời gian. Tôi đã gọi công an kinh tế. Yêu cầu làm sáng tỏ, còn chú nhỏ này đã say và ăn cắp máy điện thoại của tôi, nên tôi lấy lại thôi.
Người cảnh sát mập nổi nóng:
- Yêu cầu cô nghiêm chỉnh. Cô có biết tội đánh người lại là người chưa đến tuổi thành niên, hậu quả ra sao không? Về đồn! - Anh ta quát to.
Hoán Vân mặt phừng phừng:
- Ông quát nạt ư? Tôi, một công dân bi lừa gạt là phạm pháp sao? Hay ông đã quen quát nạt với mọi công dân thấp cổ bé miệng?
Người cảnh sát cao, giờ mới lên tiếng:
- Chị đừng hiểu lầm. Cần về đồn giải quyết để tránh cả phố náo loạn tụ tập làm mất yên tĩnh của người dân lao động thôi. Còn sự việc như thế nào, ba mặt một lời sẽ giải quyết thỏa đáng.
Người cảnh sát mập hầm hừ:
- Cô nói nó ăn cắp nên đánh nó, vậy có ai làm bằng chứng không? Còn chúng tôi có bằng chứng trước mắt, thằng nhỏ bị cô đánh nằm dài không dậy nổi.
- Có tôi làm bằng chứng, anh "bạn dân" ạ.
Người nói bước ra, nhún vai khi thấy Hoán Vân trố mắt và chìa liền thẻ nhà báo, nói ngay những điều đã thấy ban nãy. Xong cúi xuống lật gã thanh niên lại, hắn nằm ngáy pho pho, nước dãi chảy ra từ mép miệng khiến dân chúng đứng coi cười ồ.
- Trời nó ngáy thấy đã luôn.
Hai cảnh sát kinh tế mặt thường phục đi vào. Mười phút sau, tất cả về đồn công an. Đúng nửa đêm, mọi việc thu xếp ổn, nhưng Hoán Vân vẫn kiên quyết tố giác bà chủ hàng bán rượu giả lừa dối khách với cơ quan có thẩm quyền. Hồ sơ giao công an kinh tế thụ lý.
Cô ra về, người làm chứng tà tà đi theo.
Ở tay có chai Napoléon, trên ngực áo có mảnh tang trắng.
- Sao cô không nói cảm ơn tôi nhỉ.
-Cảm ơn ông - Hoán Vân nhún vai nói, lầm lũi bước đi.
- Trời cô cảm ơn tôi mà tôi tưởng cô bảo tôi cút xéo cho rảnh mắt. Hoán Vân! Ba lần gặp cô, lần nào cô cũng có chuyện cả. Nhưng này, cú quăng lúc nãy đẹp qua, cô học nhu đạo bao lâu rồi?
- Không liên quan đến ông.
- Có đấy. Bằng chứng là chai rượu này chắc chắn không giả, nhờ cô đó, nên tôi định mời cô uống rượu.
Hoán Vân hơi khựng lại một chút:
- Tôi hết hứng rồi, càng không hứng khi uống rượu hai người. Chào ông.
Họ đến khách sạn. Hoán Vân biến mất ở thang máy. Cô vào phòng bực tức lột giày quăng vào góc, mở mini bar lấy lon tiger ngửa cổ nốc cạn. Có tiếng gõ.Hoán Vân hét:
- Vào đi.
Cánh cửa mở, gã làm chứng lù lù hiện ra:
- Đêm nay, tôi thật tình muốn uống rượu. Tôi ngồi đợi cô ở sân vườn. Điều Hoán Vân thấy ở gã là ánh mắt mang tia u ám dây vằn đỏ và mảnh băng tang. Hắn đi rồi cô đứng ngẩn ra suy nghĩ. Ba lần gặp nhau, cô chưa phút nào nghĩ về hắn. (Cô cũng chưa nghĩ về ai trừ một người...) nhưng một thoáng trong ánh mắt hắn khiến cô bần thần. Hắn có người thân vừa mất? Nhất định là... mẹ hắn. Không. Mọi người mẹ đều phải sống lâu trăm tuổi, hưởng hết hạnh phúc đời thường. Không.....
Cô chạy như bay xuống sân vườn. Hắn vừa uống xong ly rượu thấy cô gật gù:
- Có thế chứ. Đúng là tửu phùng tri kỹ.
Sân vườn không bóng người, cả hai ngồi trên bộ bàn đá, làm theo hình gốc cây dưới giàn hoa giấy, lì lì uống rượu, chẳng ai nói ai câu nào. Chai rượu vơi đi quá nửa, hắn lên tiếng:
- Uống khá thật, chừng nào về Sài Gòn buồn, tôi tìm cô uống rượu.
- Ông đang buồn ư. Mẹ ông mất chăng?
- Mẹ tôi mất lâu rồi - Hắn gục đầu xuống bàn. Tôi vừa tiễn ba tôi sáng nay.
Cô chụp chai rượu, rót ly nữa mắt nhìn xuống hắn, ánh mắt khinh bạc:
- Thế thì thế gian này có thêm khoảng không gian để thở. Amen! Cầu cho linh hồn mọi kẻ già xuống địa ngục hết.
- Cô nói gì? - Hắn ngẩn lên, đôi mày nhăn tít, vẻ giận dữ. lạihbWg - Không có gì. - Cô nhún vai, uống cạn ly rượu, ngửa cô khà ra tiếng vẻ khoan khoái - À này, tôi chưa biết tên ông.
- Hồ Hữu Văn. Hữu Văn trích từ luận ngữ "Hoán hồ kỳ, hữu văn chương" (rực rỡ thay cho văn chương ). Nghĩa là, tôi và cô đều rực rỡ. Cô là đám mây rực rỡ, còn tôi rực rỡ văn chương.
- Mẹ kiếp! Gáy như gà trống.
Ngà ngà say. Hoán Vân lâng lâng đầu óc tâm hồn cô cởi mở, trở nên gần gũi thân thiết qua câu văng tục đầy vẻ thâm tình bạn bè. Văn trố mắt nhìn cô bật cười:
- Biết văng tục nữa. Hoán Vân! Cô lạ thật. Này nói tôi nghe, cô học võ phải không?
- Ừ. Năm mười tám - Cô trở nên đờ đẫn xa xôi - Lúc ấy, tôi đậu vào đại học Sài Gòn, người ấy khuyên tôi, có thời gian rảnh rỗi, đừng sa đà vui chơi, nên học võ, vừa để tự phòng thân, vừa rèn luyện thể lực, bởi một tinh thần minh mẫn chỉ có trong một thể xác cường tráng.
Văn phì cười, ngất ngưỡng:
- Tráng kiện lắm, nếu ngày nào cô cũng nốc rượu như vầy. Cô Hai ơi! Con gái không nên uống rượu, hút thuốc. Nè, vậy người yêu cô bây giờ ở đâu?
- Người yêu nào? - Hoán Vân lừ đừ ngước hỏi.
- Người khuyên cô học võ không phải là người yêu cô sao?
- Điên khùng - Hoán Vân trợn mắt - Đàn ông có người tốt vậy sao? Có người thông minh vậy sao?
- Vậy là ai? Ai mà được cô vâng lời răm rắp vậy. Cho tôi diện kiến được không?
Mặt Hoán Vân nhăn nhúm lại như vừa bất ngờ nhận một vết dao đâm. Ánh mắt đờ đẫn tối sầm, cô loạng choạng đứng lên. Văn đưa tay giữ lại, bị cô hất thật mạnh suýt ngã.
- Đồ đàn ông tọc mạch.
Cô bỏ đi, Văn nhảy ra chặn lại:
- Rượu chưa hết mà.
Cô quay ngoắt người:
- Tôi không uống nữa. Tránh đường.
Hơi men lấn nỗi buồn khiến cho Văn ngoan cố dang hai tay.
- Không tránh, cô nói uống hết chai mà không giữ lời. acter:PZg Nhanh như cắt, một bước nhanh, cô đã chụp cổ áo Văn nhắc bổng, quăng anh ngược ra sau rồi chạy luôn vào bên trong khách sạn. Văn lồm cồm bò dậy, ngơ ngác và giận dữ. "Đúng là cọp cái ế độ, hèn nào không có được thằng bồ nào". Hoán Vân! Đám mây rực rỡ. Hãy đợi đấy, tôi sẽ biến cô thành đám mây xám xịt.
Văn thức giấc lúc mặt trời rọi tia hồng vào mặt. Anh uể oải ngồi dậy, nghe đau đầu và choáng váng. "Hôm nay mở cửa mả ba ". Văn vùng lên, chạy ra sân thượng, làm liền mấy động tác thể dục. Xong vào nhà tắm, làm vệ sinh, tắm rửa.
Lúc anh tề chỉnh xuống lầu, đã thấy mẹ con Hường ngồi đợi. Thấy anh, Hường ong óng giọng bắc sắc ngọt, lanh lảnh khiến anh khó chịu:
- Anh Hai. Bố mồ yên mả đẹp, giờ tính chuyện nhà cho xong đi.
Văn lạnh nhạt đi thẳng đến bàn thờ cha thắp hương, quay ra đứng bên cửa sổ.
- Ba tôi chết rồi, giữa chúng ta không còn sự ràng buộc nào nữa. Và chẳng có gì để bàn để nói. Bà Hưng, mẹ Hường lồng lộn lên:
- Bố con chúng mày là đồ đểu. Bà hầu hạ bao năm, đẻ con cho họ Hồ chúng mày giờ không mang ơn, còn trở oán. Bà kiện cho mày khuynh gia hại sản.
Văn nhếch môi khinh bạc:
- Mời bà cứ kiện. Còn bây giờ nên ra khỏi đây, tôi sắp phải đi.
Hường tím mặt, giọng cứ thơn thớt:
- Anh Hai. Em cũng là em anh, cũng họ Hồ, bố từng rất thương em, bảo em chăm sóc mẹ cả, lẽ nào...
- Cô câm miệng - Mặt Văn trắng nhợt nỗI đau, như vết thương tái phát -- Cô tưởng mọi tội ác cô gây ra ở tuổi lên mười tôi không biết sao? Tôi ngày ấy, tuổi mười sáu thật ngu ngơ khờ khạo, đên nổi không biết làm gi ngoài việc ôm mẹ khóc rồi méc ba chuyện cô hành hạ mẹ tôi như thế nào. Còn cô thật ra làm ra vẻ ngây thơ hiền dịu trước ba tôi. Thế là ba tôi cả tin, để hai con rắn độc trong nhà, nhả độc giếc lần mòn mẹ tôi. Mẹ tôi vì hận sầu, vì buồn đau mà chết. Hay vì hai mẹ con cô giết chết, cô thừa hiểu. Và tôi không bao giờ tha thứ cho mẹ con cô đâu.
Văn vụt cười khô khan, cay độc:
- Trong đầu mẹ con cô còn muốn giết cả thằng Võ và tôi đúng không? Năm đó, thằng Võ mới ba tuổi, mẹ tôi vừa mất, vậy mà tôi đành đoạn bỏ nó lại ra đi. Cô biết tại sao, bỗng dưng người lính bảo vệ cha tôi ngày xưa, giờ phút đó lại về làm người chăm sóc thằng Võ không? Là tôi xin ba tôi đó, lời cầu xin duy nhất của đứa con ông yêu thương, sắp ra đi và ông đã chấp nhận. Ông ngỡ để vui lòng tôi, chớ đâu biết, người cận vệ ấy đang bảo vệ ông thoát chết bởi loài rắn độc ông đang ấp ủ trong lòng mà ngở rằng vợ hiền con thảo.
Võ đi ra tự lúc nào, đến bên cạnh, cười nửa miệng:
- Anh Hai gớm mặt ghê. Hèn chi từ nhỏ tới lớn, chú Hồ cứ kè kè cùng em ăn ngủ. Chú tới rồi, đang đợi mình đi mở cửa mả cho ba.
Hai mẹ con mụ đàn bà tím ruột bầm gan, te te đi ra cổng lên chiếc Dream II vù thẳng. Ông Hồ vứt khăn lau xe quay lại, tấm thân to như thần hộ pháp lắc lư, gật gù, đi vô:
- Văn. Mày nghĩ mẹ con bả dám giết thằng Võ hả?
- Họ chưa có lá gan đó -- Văn châm thuốc hút. -- Bởi vừa độc ác, tham lam còn ngu xuẩn dốt nát. Nhưng cái màn hành hạ suốt tháng năm, đủ cho thằng nhỏ chết kiểu mẹ tôi hoặc bỏ nhà đi bụi.
Văn choàng tay qua vai em thân thiết nói với ông Hồ:
- Tụi con cám ơn chú.
- Ơn nghĩa gì. Mình là người nhà mà -- Ông Hồ tương tắn. -- Thôi đi, kẻo nắng.
- Chưa chuẩn bị đồ cúng. -- Văn vỗ đầu than.
Võ trề môi liến thoắng:
- Em lo hết rồi. Luộc gà, nấu xôi, bông chuối, rượu, trà, nhang đèn, vàng bạc, trầu cau và đồ thổ thần.
Văn trố mắt nhìn em, Võ cười khì:
- Ba với chú Hồ nói mai sau chuyện thờ cúng chắc mỗi mình em lo, nên em phải học làm cho quen để mai sau dạy lại... cho vợ.
Cả bao cười xào cùng ra xe. Ông Hồ lái, Văn ngồi sau với em rủ rỉ:
- Năm nay nhắm thi đậu không?
- Nếu đậu thì sao hả anh?
- Thì ngon lành chứ sao?
- Em nói chuyện nhà cửa kìa.
Văn suy nghĩ, từ khi ba anh bịnh, anh đã yêu cầu sang nhượng hai cửa hàng vật liệu xây dựng và trang trí nội thất cho người hùn. Đến năm 95, anh lại sang luôn công ty Trung Việt của ba anh lập. Công ty này làm ăn có lãi, nhưng chẳng hiểu sao lại nợ ngân hàng con số khổng lồ. Về sau, Văn biết, do mẹ con Hường nắm kế toán, tài chánh thao rúng tất cả khoản tiền, anh đổi ra ngoại tệ đưa vào ngân hàng, tiền lãi hàng tháng lấy về giao Võ quản lý chi dùng. Anh chỉ giữ lại chiếc Toyota đời cũ này. Vì cần thiết cho bịnh tình của ba anh. Nhưng giờ ba đã mất. Võ hè nay thi đại học, tính sao đây? Chẳng lẽ bán luôn cả nhà, mẹ một đời tâm huyết xây dựng? Không được.
- Anh Hai! Sài Gòn Times có văn phòng ở miền Trung chưa?
Cái thằng này nó "ngon" hơn mình nhiều. -- Văn nghĩ.
- Em không thích Sài Gòn hay vì mình anh về giữ ngôi nhà của ba mẹ?
- Quê mình lẫn căn nhà, chú Hồ và bà con láng giềng bè bạn... tất cả em đều không nỡ xa lìa. Em sẽ đi học và về lại Đà Nẵng làm việc. Anh Hai...
- Được. Lúc đó anh Hai cùng về với em.
Mắt Văn cay cay, bồi hồi xúc động:
- Võ ơi. Em hơn anh nhiều lắm, anh thật tự hào về em. Và mai sau còn tự hào hơn nữa, nhất định vậy.
Bất giác Văn siết vai Võ chặt cứng.
Chàng trai chúi đầu vào lòng anh như thuở nhỏ, mỗi khi anh về thăm và nói:
- Cảm ơn anh Hai. Vậy giao căn nhà cho chú Hồ giữ.
Xe vào khu nghĩa địa Gò Gà, rẽ trái đến ngôi mộ còn ướt nước vôi, nằm trên mảnh đất sát con suối nhỏ và hàng phi lao đang reo ca trong gió.
Uփgz
Faito Hotel nơi cô ở là một khách sạn thuộc liên ngành đường sắt, tầm cỡ ba sao. Bốn tầng chín, có bảy mươi phòng. Dàn nhân viên phục vụ tốt, đủ dịch vụ với khoảng không gian khá trong lành dù nằm sát sân ga nhờ khu vườn hoa rộng và đẹp. Hoán Vân biết người giám đốc khách sạn này là mẫu người đàn ông tài hoa, học thức, có trí tuệ thâm sâu ẩn trong dáng vẻ bình thường. Nếu không nói là dưới trung bình.
Hoán Vân đi vòng qua phía cổng sau. Cô thấy sân quần vợt vắng tanh. Hai người bảo vệ đứng tán dóc bên góc hoa sứ. Khu Massage-karaoke nhấp nháy ánh đèn và khu sân vườn đông ngịt người đến ăn uống. Thế đây, những nơi ăn nhậu luôn đông đảo, dù người ta than vãn, kinh tế nhân dân đi xuống, kiếm tiền ngày một khó khăn, thậm chí gần đến năm 2000, mà giặc dốt, và giặc đói còn hoành hành nhiều nơi trên đất nước. Hoán Vân rúng vai quay gót, có lẽ mua rượu về phòng uống, vừa uống đã đời, còn không bị ai làm phiền. aSɴyg Cô thả bộ tà tà ra Hoàng Hoa Thám, rẽ trái vào một tiệm bán hàng rượu và đồ hộp,chỉ chai GIN trắng, chủ hiệu nói giá, cô trả tiền xong quay về khách sạn. Gọi nhân viên phòng mang sô đá, cô chế rượu vào ly đá mang ra phòng khách ngồi uống. Rượu chưa nuốt xuống cô đã phun ra. Đùng đùng xách chai rượu chạy ra chỗ bán. Dằn mạnh chai rượu xuống quầy, Hoán Vân quát:
- Rượu giả, bà định giỡn mặt phải không?
Bà chủ hàng đổi sắc mặt, ấp úng:
- Làm gì có giả, ai nói.....
- Bà câm miệng cho tôi, giả hay thật là tự biết hay đợi tôi mời công an kinh tế.
- Cô đừng dọa - Bà chủ hàng trở mặt nghĩ bụng: "Ai đi rỗi hơi vì chai rượu mời đến công an, ả hù thôi". - Cô nói tử tế, tôi cho đổi chai khác bù tiền, bằng không tử tế, kiện đâu tôi đi hầu tới đó.
Hoán Vân lạnh lẽo nhìn mụ ta rút liền mobilphone bấm số. Một gã con trai mặt bặm trợn từ ngoài đi vào, chặn tay vào máy hất mặt, mồm sặc mùi rượu:
- Đủ rồi bà chị. Khó quá ế đấy. Bù năm chục ngàn, đổi chai khác, đồng ý?
- Yêu cầu cất tay khỏi máy - Hoán Vân nói dằn từng tiếng một - Và không bù đồng nào cả, phải đổi rượu cho tôi.
Tên con trai giật luôn máy cho vào túi quần. Hoán Vân từ từ nắm hai tay lại: - Cậu đã ăn cắp đồ dùng cá nhân của tôi rồi đấy. Nếu không trả ngay, đừng trách tôi.
Tên con trai bất ngờ xô mạnh Hoán Vân hét:
- Mày làm gì tao con Tám.
Cô không làm gì cả, chỉ chụp đôi tay hắn nhanh như chớp bằng một thế nhu đạo tuyệt đẹp quăng hắn nằm dài ra nền nhà, trước sự ngạc nhiên của người khác nãy giờ im lặng chứng kiến, rồi cúi xuống lấy máy bấm số:
- Tôi hỏi bà lần cuối, có đổi không?
Mụ đàn bà vụt bù lu bù loa:
- Hành hung đánh người. Hàng xóm ơi!
Người ta chung quanh xúm lại, hai công an khu vực rẽ đám người đi vào hỏi chuyện gì. Mụ đàn bà mồm năm miệng mười:
- Rượu có tem nhập khẩu đàng hoàng cổ mua xong xách đi cả giờ rồi quay lại nói rượu giả, còn đánh con tôi. Các anh xử lý giùm.
Hoán Vân khoanh tay trước ngực nhìn hai người cảnh sát khu vực. Người cảnh sát mập có vẻ khó chịu khi thấy Hoán Vân thờ ơ, ra vẻ cóc cần biết mày là thằng nào. Anh ta nói:
- Về đồn giải quyết đi.
Hoán Vân cười mũi, bĩu môi: - Tôi không có thời gian. Tôi đã gọi công an kinh tế. Yêu cầu làm sáng tỏ, còn chú nhỏ này đã say và ăn cắp máy điện thoại của tôi, nên tôi lấy lại thôi.
Người cảnh sát mập nổi nóng:
- Yêu cầu cô nghiêm chỉnh. Cô có biết tội đánh người lại là người chưa đến tuổi thành niên, hậu quả ra sao không? Về đồn! - Anh ta quát to.
Hoán Vân mặt phừng phừng:
- Ông quát nạt ư? Tôi, một công dân bi lừa gạt là phạm pháp sao? Hay ông đã quen quát nạt với mọi công dân thấp cổ bé miệng?
Người cảnh sát cao, giờ mới lên tiếng:
- Chị đừng hiểu lầm. Cần về đồn giải quyết để tránh cả phố náo loạn tụ tập làm mất yên tĩnh của người dân lao động thôi. Còn sự việc như thế nào, ba mặt một lời sẽ giải quyết thỏa đáng.
Người cảnh sát mập hầm hừ:
- Cô nói nó ăn cắp nên đánh nó, vậy có ai làm bằng chứng không? Còn chúng tôi có bằng chứng trước mắt, thằng nhỏ bị cô đánh nằm dài không dậy nổi.
- Có tôi làm bằng chứng, anh "bạn dân" ạ.
Người nói bước ra, nhún vai khi thấy Hoán Vân trố mắt và chìa liền thẻ nhà báo, nói ngay những điều đã thấy ban nãy. Xong cúi xuống lật gã thanh niên lại, hắn nằm ngáy pho pho, nước dãi chảy ra từ mép miệng khiến dân chúng đứng coi cười ồ.
- Trời nó ngáy thấy đã luôn.
Hai cảnh sát kinh tế mặt thường phục đi vào. Mười phút sau, tất cả về đồn công an. Đúng nửa đêm, mọi việc thu xếp ổn, nhưng Hoán Vân vẫn kiên quyết tố giác bà chủ hàng bán rượu giả lừa dối khách với cơ quan có thẩm quyền. Hồ sơ giao công an kinh tế thụ lý.
Cô ra về, người làm chứng tà tà đi theo.
Ở tay có chai Napoléon, trên ngực áo có mảnh tang trắng.
- Sao cô không nói cảm ơn tôi nhỉ.
-Cảm ơn ông - Hoán Vân nhún vai nói, lầm lũi bước đi.
- Trời cô cảm ơn tôi mà tôi tưởng cô bảo tôi cút xéo cho rảnh mắt. Hoán Vân! Ba lần gặp cô, lần nào cô cũng có chuyện cả. Nhưng này, cú quăng lúc nãy đẹp qua, cô học nhu đạo bao lâu rồi?
- Không liên quan đến ông.
- Có đấy. Bằng chứng là chai rượu này chắc chắn không giả, nhờ cô đó, nên tôi định mời cô uống rượu.
Hoán Vân hơi khựng lại một chút:
- Tôi hết hứng rồi, càng không hứng khi uống rượu hai người. Chào ông.
Họ đến khách sạn. Hoán Vân biến mất ở thang máy. Cô vào phòng bực tức lột giày quăng vào góc, mở mini bar lấy lon tiger ngửa cổ nốc cạn. Có tiếng gõ.Hoán Vân hét:
- Vào đi.
Cánh cửa mở, gã làm chứng lù lù hiện ra:
- Đêm nay, tôi thật tình muốn uống rượu. Tôi ngồi đợi cô ở sân vườn. Điều Hoán Vân thấy ở gã là ánh mắt mang tia u ám dây vằn đỏ và mảnh băng tang. Hắn đi rồi cô đứng ngẩn ra suy nghĩ. Ba lần gặp nhau, cô chưa phút nào nghĩ về hắn. (Cô cũng chưa nghĩ về ai trừ một người...) nhưng một thoáng trong ánh mắt hắn khiến cô bần thần. Hắn có người thân vừa mất? Nhất định là... mẹ hắn. Không. Mọi người mẹ đều phải sống lâu trăm tuổi, hưởng hết hạnh phúc đời thường. Không.....
Cô chạy như bay xuống sân vườn. Hắn vừa uống xong ly rượu thấy cô gật gù:
- Có thế chứ. Đúng là tửu phùng tri kỹ.
Sân vườn không bóng người, cả hai ngồi trên bộ bàn đá, làm theo hình gốc cây dưới giàn hoa giấy, lì lì uống rượu, chẳng ai nói ai câu nào. Chai rượu vơi đi quá nửa, hắn lên tiếng:
- Uống khá thật, chừng nào về Sài Gòn buồn, tôi tìm cô uống rượu.
- Ông đang buồn ư. Mẹ ông mất chăng?
- Mẹ tôi mất lâu rồi - Hắn gục đầu xuống bàn. Tôi vừa tiễn ba tôi sáng nay.
Cô chụp chai rượu, rót ly nữa mắt nhìn xuống hắn, ánh mắt khinh bạc:
- Thế thì thế gian này có thêm khoảng không gian để thở. Amen! Cầu cho linh hồn mọi kẻ già xuống địa ngục hết.
- Cô nói gì? - Hắn ngẩn lên, đôi mày nhăn tít, vẻ giận dữ. lạihbWg - Không có gì. - Cô nhún vai, uống cạn ly rượu, ngửa cô khà ra tiếng vẻ khoan khoái - À này, tôi chưa biết tên ông.
- Hồ Hữu Văn. Hữu Văn trích từ luận ngữ "Hoán hồ kỳ, hữu văn chương" (rực rỡ thay cho văn chương ). Nghĩa là, tôi và cô đều rực rỡ. Cô là đám mây rực rỡ, còn tôi rực rỡ văn chương.
- Mẹ kiếp! Gáy như gà trống.
Ngà ngà say. Hoán Vân lâng lâng đầu óc tâm hồn cô cởi mở, trở nên gần gũi thân thiết qua câu văng tục đầy vẻ thâm tình bạn bè. Văn trố mắt nhìn cô bật cười:
- Biết văng tục nữa. Hoán Vân! Cô lạ thật. Này nói tôi nghe, cô học võ phải không?
- Ừ. Năm mười tám - Cô trở nên đờ đẫn xa xôi - Lúc ấy, tôi đậu vào đại học Sài Gòn, người ấy khuyên tôi, có thời gian rảnh rỗi, đừng sa đà vui chơi, nên học võ, vừa để tự phòng thân, vừa rèn luyện thể lực, bởi một tinh thần minh mẫn chỉ có trong một thể xác cường tráng.
Văn phì cười, ngất ngưỡng:
- Tráng kiện lắm, nếu ngày nào cô cũng nốc rượu như vầy. Cô Hai ơi! Con gái không nên uống rượu, hút thuốc. Nè, vậy người yêu cô bây giờ ở đâu?
- Người yêu nào? - Hoán Vân lừ đừ ngước hỏi.
- Người khuyên cô học võ không phải là người yêu cô sao?
- Điên khùng - Hoán Vân trợn mắt - Đàn ông có người tốt vậy sao? Có người thông minh vậy sao?
- Vậy là ai? Ai mà được cô vâng lời răm rắp vậy. Cho tôi diện kiến được không?
Mặt Hoán Vân nhăn nhúm lại như vừa bất ngờ nhận một vết dao đâm. Ánh mắt đờ đẫn tối sầm, cô loạng choạng đứng lên. Văn đưa tay giữ lại, bị cô hất thật mạnh suýt ngã.
- Đồ đàn ông tọc mạch.
Cô bỏ đi, Văn nhảy ra chặn lại:
- Rượu chưa hết mà.
Cô quay ngoắt người:
- Tôi không uống nữa. Tránh đường.
Hơi men lấn nỗi buồn khiến cho Văn ngoan cố dang hai tay.
- Không tránh, cô nói uống hết chai mà không giữ lời. acter:PZg Nhanh như cắt, một bước nhanh, cô đã chụp cổ áo Văn nhắc bổng, quăng anh ngược ra sau rồi chạy luôn vào bên trong khách sạn. Văn lồm cồm bò dậy, ngơ ngác và giận dữ. "Đúng là cọp cái ế độ, hèn nào không có được thằng bồ nào". Hoán Vân! Đám mây rực rỡ. Hãy đợi đấy, tôi sẽ biến cô thành đám mây xám xịt.
Văn thức giấc lúc mặt trời rọi tia hồng vào mặt. Anh uể oải ngồi dậy, nghe đau đầu và choáng váng. "Hôm nay mở cửa mả ba ". Văn vùng lên, chạy ra sân thượng, làm liền mấy động tác thể dục. Xong vào nhà tắm, làm vệ sinh, tắm rửa.
Lúc anh tề chỉnh xuống lầu, đã thấy mẹ con Hường ngồi đợi. Thấy anh, Hường ong óng giọng bắc sắc ngọt, lanh lảnh khiến anh khó chịu:
- Anh Hai. Bố mồ yên mả đẹp, giờ tính chuyện nhà cho xong đi.
Văn lạnh nhạt đi thẳng đến bàn thờ cha thắp hương, quay ra đứng bên cửa sổ.
- Ba tôi chết rồi, giữa chúng ta không còn sự ràng buộc nào nữa. Và chẳng có gì để bàn để nói. Bà Hưng, mẹ Hường lồng lộn lên:
- Bố con chúng mày là đồ đểu. Bà hầu hạ bao năm, đẻ con cho họ Hồ chúng mày giờ không mang ơn, còn trở oán. Bà kiện cho mày khuynh gia hại sản.
Văn nhếch môi khinh bạc:
- Mời bà cứ kiện. Còn bây giờ nên ra khỏi đây, tôi sắp phải đi.
Hường tím mặt, giọng cứ thơn thớt:
- Anh Hai. Em cũng là em anh, cũng họ Hồ, bố từng rất thương em, bảo em chăm sóc mẹ cả, lẽ nào...
- Cô câm miệng - Mặt Văn trắng nhợt nỗI đau, như vết thương tái phát -- Cô tưởng mọi tội ác cô gây ra ở tuổi lên mười tôi không biết sao? Tôi ngày ấy, tuổi mười sáu thật ngu ngơ khờ khạo, đên nổi không biết làm gi ngoài việc ôm mẹ khóc rồi méc ba chuyện cô hành hạ mẹ tôi như thế nào. Còn cô thật ra làm ra vẻ ngây thơ hiền dịu trước ba tôi. Thế là ba tôi cả tin, để hai con rắn độc trong nhà, nhả độc giếc lần mòn mẹ tôi. Mẹ tôi vì hận sầu, vì buồn đau mà chết. Hay vì hai mẹ con cô giết chết, cô thừa hiểu. Và tôi không bao giờ tha thứ cho mẹ con cô đâu.
Văn vụt cười khô khan, cay độc:
- Trong đầu mẹ con cô còn muốn giết cả thằng Võ và tôi đúng không? Năm đó, thằng Võ mới ba tuổi, mẹ tôi vừa mất, vậy mà tôi đành đoạn bỏ nó lại ra đi. Cô biết tại sao, bỗng dưng người lính bảo vệ cha tôi ngày xưa, giờ phút đó lại về làm người chăm sóc thằng Võ không? Là tôi xin ba tôi đó, lời cầu xin duy nhất của đứa con ông yêu thương, sắp ra đi và ông đã chấp nhận. Ông ngỡ để vui lòng tôi, chớ đâu biết, người cận vệ ấy đang bảo vệ ông thoát chết bởi loài rắn độc ông đang ấp ủ trong lòng mà ngở rằng vợ hiền con thảo.
Võ đi ra tự lúc nào, đến bên cạnh, cười nửa miệng:
- Anh Hai gớm mặt ghê. Hèn chi từ nhỏ tới lớn, chú Hồ cứ kè kè cùng em ăn ngủ. Chú tới rồi, đang đợi mình đi mở cửa mả cho ba.
Hai mẹ con mụ đàn bà tím ruột bầm gan, te te đi ra cổng lên chiếc Dream II vù thẳng. Ông Hồ vứt khăn lau xe quay lại, tấm thân to như thần hộ pháp lắc lư, gật gù, đi vô:
- Văn. Mày nghĩ mẹ con bả dám giết thằng Võ hả?
- Họ chưa có lá gan đó -- Văn châm thuốc hút. -- Bởi vừa độc ác, tham lam còn ngu xuẩn dốt nát. Nhưng cái màn hành hạ suốt tháng năm, đủ cho thằng nhỏ chết kiểu mẹ tôi hoặc bỏ nhà đi bụi.
Văn choàng tay qua vai em thân thiết nói với ông Hồ:
- Tụi con cám ơn chú.
- Ơn nghĩa gì. Mình là người nhà mà -- Ông Hồ tương tắn. -- Thôi đi, kẻo nắng.
- Chưa chuẩn bị đồ cúng. -- Văn vỗ đầu than.
Võ trề môi liến thoắng:
- Em lo hết rồi. Luộc gà, nấu xôi, bông chuối, rượu, trà, nhang đèn, vàng bạc, trầu cau và đồ thổ thần.
Văn trố mắt nhìn em, Võ cười khì:
- Ba với chú Hồ nói mai sau chuyện thờ cúng chắc mỗi mình em lo, nên em phải học làm cho quen để mai sau dạy lại... cho vợ.
Cả bao cười xào cùng ra xe. Ông Hồ lái, Văn ngồi sau với em rủ rỉ:
- Năm nay nhắm thi đậu không?
- Nếu đậu thì sao hả anh?
- Thì ngon lành chứ sao?
- Em nói chuyện nhà cửa kìa.
Văn suy nghĩ, từ khi ba anh bịnh, anh đã yêu cầu sang nhượng hai cửa hàng vật liệu xây dựng và trang trí nội thất cho người hùn. Đến năm 95, anh lại sang luôn công ty Trung Việt của ba anh lập. Công ty này làm ăn có lãi, nhưng chẳng hiểu sao lại nợ ngân hàng con số khổng lồ. Về sau, Văn biết, do mẹ con Hường nắm kế toán, tài chánh thao rúng tất cả khoản tiền, anh đổi ra ngoại tệ đưa vào ngân hàng, tiền lãi hàng tháng lấy về giao Võ quản lý chi dùng. Anh chỉ giữ lại chiếc Toyota đời cũ này. Vì cần thiết cho bịnh tình của ba anh. Nhưng giờ ba đã mất. Võ hè nay thi đại học, tính sao đây? Chẳng lẽ bán luôn cả nhà, mẹ một đời tâm huyết xây dựng? Không được.
- Anh Hai! Sài Gòn Times có văn phòng ở miền Trung chưa?
Cái thằng này nó "ngon" hơn mình nhiều. -- Văn nghĩ.
- Em không thích Sài Gòn hay vì mình anh về giữ ngôi nhà của ba mẹ?
- Quê mình lẫn căn nhà, chú Hồ và bà con láng giềng bè bạn... tất cả em đều không nỡ xa lìa. Em sẽ đi học và về lại Đà Nẵng làm việc. Anh Hai...
- Được. Lúc đó anh Hai cùng về với em.
Mắt Văn cay cay, bồi hồi xúc động:
- Võ ơi. Em hơn anh nhiều lắm, anh thật tự hào về em. Và mai sau còn tự hào hơn nữa, nhất định vậy.
Bất giác Văn siết vai Võ chặt cứng.
Chàng trai chúi đầu vào lòng anh như thuở nhỏ, mỗi khi anh về thăm và nói:
- Cảm ơn anh Hai. Vậy giao căn nhà cho chú Hồ giữ.
Xe vào khu nghĩa địa Gò Gà, rẽ trái đến ngôi mộ còn ướt nước vôi, nằm trên mảnh đất sát con suối nhỏ và hàng phi lao đang reo ca trong gió.
Uփgz
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenHHH.com