TruyenHHH.com

Furcidisum - Thiên Đường Phép Thuật

Chương 9: Furcidisum Một Lịch Sử

Fleurdelaguerre

Về tài nguyên biển, hầu hết các đảo Furcidisum đều là đảo nước nông, đá ngầm bao quanh, nhiều đảo lại vây quanh những đầm phá. Môi trường được thiên nhiên rộng rãi trao tặng dòng biển nóng và dòng biển lạnh giao thoa khiến biển Furcidisum đầy ắp cá, tôm, sò, ốc, thậm chí cả những loài thủy hải sản quý hiếm như Cua Mặt Trăng, Cua Hoàng Đế, Tôm hùm Vua, Cá nhà táng, ở đây đều tụ họp đông đủ. Một cảnh trù phú, kho báu dưới đáy đại dương.

Ở đó có đại dương rộng lớn sâu không thấy đáy, cũng như lòng người trên mặt đất. Mặt đất có lịch sử không đáy và vũ trụ cũng vậy. Đó là những cái vô tận trước mắt. Có thể nhìn thấy được nhưng khó lòng chạm vào được. Có ai là không từng ngẩng đầu lên ngắm nhìn bầu trời sao, có ai không từng tự hỏi bản thân vì sao ngôi sao Bắc Đẩu lại sáng tới vậy, có ai không từng chạy đuổi theo mặt trăng tròn khi còn nhỏ và nghĩ rằng mặt trăng đang chơi đùa với mình. Ta gói bầu trời trong tình yêu của trí tưởng tượng. Trước hết, nếu muốn biết chắc rằng bầu trời vẫn đang quang đãng và không có một dải mây nào ở phía chân trời có nguy cơ sẽ làm gián đoạn những quan sát của chúng ta và cướp đi của tôi những đêm quý giá mà ta có được. Ôi kia phải chăng là ngôi sao Mộc đỏ chói, một ngôi sao băng ghé ngang qua chúng ta cũng thầm ước nguyện. Ta muốn tận hưởng niềm vui được chiêm ngưỡng vòm trời đầy sao trong vẻ đẹp lộng lẫy và bao la của nó.

Bầu trời, vào những đêm không trăng, ở xa cái ánh sáng chói lòa của các đô thị, là một cảnh tượng thật tuyệt vời. Hàng ngàn ngôi sao sáng lấp lánh được Chúa gửi tặng bầu trời, trong đó ở phía dưới kia, chếch về hướng tây, có hai ngôi sao sáng hơi sáng hơn nhưng ít dịch chuyển hơn. Đó là hai hành tinh Hỏa và Mộc, những người láng giềng gần gũi nhất của Trái đất. Ánh sáng từ Hỏa tinh và Mộc tinh đến mắt chúng ta, gần lắm, và nếu bạn yêu thiên văn học, bạn yêu những vì sao và bí ẩn của vũ trụ, bạn sẽ tìm ra chúng, từ trong trái tim mình, cũng như ánh sáng từ bảy hành tinh khác, không phải là ánh sáng do chúng phát ra, mà là ánh sáng của Mặt trời được phản xạ từ đó. Mặt trời, do sự tự quay của Trái đất, mọc và lặn từ đường chân trời, làm cho có ngày và đêm, và tất cả tám hành tinh đều quay xung quanh nó. Hệ Mặt trời của chúng ta chỉ là một hạt cát trong đại dương mênh mông của vũ trụ. Chúng ta chỉ là bụi sao. Nhưng đã sao? Yêu cái vô biên có phải là tình yêu mơ mộng ngớ ngẩn? Không có lẽ bạn nhầm rồi.

Cái cảm giác về sự thanh bình, tĩnh lặng mà chúng ta cảm thấy khi quan sát bầu trời sao quả thật là sai lầm! Không những tất cả đều đang vận động, vật chất vận động không ngừng, các hành tinh quay quanh Mặt trời, Mặt trời quay quanh tâm thiên hà, mà ngay cả những ngôi sao, cũng như con người, được sinh ra rồi về với cái bụi. Khởi sinh và kết thúc. Bóng tối và ánh sáng. Thiện và ác song hành với nhau. Đó mới là chân lý. Vũ trụ có quy tắc của nó.

Cũng như lịch sử có mặt tối và sáng. Xung quanh vật chất cũng đang vận động. Thì tại sao chúng ta không vận động, không đi sâu vào xem xét một vết thương dân tộc, một vực thẳm hay một xã hội. Thì dũng cảm lên, đi sâu vào đi, đi đến tận đáy, ham mê tìm tòi đâu phải là tội lỗi? Tò mò khiến chúng ta tưởng tượng. Trí tưởng tượng là năng lượng tuyệt nhất trên đời này biến cái chưa có thành hữu hình. Biến một ý tưởng thành phát minh. Đủ người tin thì sự vật thành hình, đủ người tin ta có tôn giáo, có đất nước, có quê hương, có gia đình. Ai dám nói rằng khi quả táo rơi xuống đầu Newton ông không mơ màng dưới một gốc cây bóng mát ngắm mây trời, trầm tư nghĩ suy. Nghĩ suy, trầm tưởng chính là vẻ đẹp thông thái của một tâm hồn. Một hành động đẹp nhất con người có thể trưng ra. Tĩnh lặng mà sâu sắc. Tại sao ta không khám phá cho hết, tìm cả sao trời dưới mặt đất đi? Nghiên cứu cho hết, cho chi tiết và tường tận vào. Dựng xây những viên gạch cơ bản đầu tiên của tri thức mà làm nên thành quả. Thành lũy của tư duy ta tại sao lại không thể lớn mạnh? Không được dừng ở giữa đường. Thất bại của hàng nghìn lần thử và sai chỉ cần chúng ta không gục ngã. Ngã thì đứng lên dũng cảm nhận lấy bài học rồi tiến bước. Vẫn còn nỗi đau thì có thể quỳ gối cầu nguyện mà đi. Mà đi xa khỏi cái nỗi đau ấy đi. Ta sẽ thấy ánh sáng. Vũ trụ rất công bằng, ta sẽ không bao giờ phải đơn độc đi trên con đường một mình. Và cũng chẳng có đoạn đường nào mãi đen tối nếu tâm của chúng ta sáng.

Vậy thì chúng ta phải tìm tòi, phải cảm nhận tới tận đáy của xã hội. Nhìn sâu vào con quái vật vừa trồi mình ra khỏi đầm lầy tăm tối. Con quái vật ấy mở hàng trăm con mắt nhìn vào chúng ta, kinh tởm mà sinh động. Nó nhớp nháp, nó gầm gừ, nó giãy giụa, nó là bóng tối. Nó muốn gì? Muốn kéo ta vào chung ư? Tại sao ngươi lại giương con mắt đục ngầu ngấn máu về phía ta. Cái sinh lực của con quái vật ấy như được nỗi sợ của ta tiếp sức. Một tổ chức tan rã trong một tổ chức. Một chính phủ ăn cắp được bằng vũ lực thì sẽ không bao giờ trường tồn. Nhưng trần đời nào có cái luật cấm chỉ ta không được nghiên cứu cái ghê tởm.

Từ bao giờ bệnh tật lại xua đuổi thầy thuốc? Không biết lại xua đuổi kiến thức. Có bao giờ một nhà hóa học lại đi ghét axit sunfuric. Một nhà sinh học lại từ chối không nghiên cứu một con rắn độc. Ta không vứt bỏ bất kỳ một sinh vật nào vào trong bóng tối của chúng và nói: "Ôi! Xấu xí quá", "Ôi thối rữa, ủ độc, mầm bệnh ơi hãy tránh xa những nhà nghiên cứu vaccine ra". Không! Chúng ta không nói vậy. Một nhà nhân chủng học không ngại đào sâu vào dưới lớp đất chỉ để tìm thấy một di tích từ hàng ngàn năm trước. Mong tái hiện lại khung cảnh của một bãi núi đồi hoang hóa. Liệu xưa kia ở đây từng có một trận chiến dữ dội ư? Đất đá ở đây ẩm ướt, và có lẫn sỏi là sông ngòi hay tòa thành đã mất, đó là niềm đam mê của một nhà khảo cổ học. Mà chúng ta phải biết, trong ngôn ngữ phương Tây, "khảo cổ học" (archélogie, archaeology...) bao gồm hai tiếng Hy Lạp là "arkhaios" (cổ xưa) và logos (khoa học, ngôn luận). Nếu hiểu theo hướng "duy danh định nghĩa" thì đó là khoa học về thời cổ. Bởi vì những chủng tộc đó đều là một phần của chúng ta. Sinh sống cùng chúng ta. Lịch sử của họ vừa là một hiện tượng, vừa là một kết quả xã hội.

Chúng ta cần nhấn mạnh điều này. Hòa bình là gì? Có phải là nơi con người yêu thương nhau, để bình yên có cơ hội tìm đến và ở lại, là hạnh phúc, là sẻ chia. Nhưng đó là chưa đủ? Sẽ không có hòa bình khi con người còn chưa thấu hiểu được nhau? Mà thấu hiểu ở đây không phải là tìm tòi xem kẻ kia nghĩ gì. Thấu hiểu cũng là yêu thương. Không phải chỉ yêu thương nơi căn bếp ấm cúng mà còn là yêu thương cả những mảnh đời bất hạnh, những nỗi khốn cùng của người khác. Vậy mới nói, nếu yêu thương hãy yêu thương cho trọn vẹn. Hòa bình không nằm ở cánh chim bồ câu màu trắng, mà nó nằm ở sự yêu thương trong trắng không chút vụ lợi.

Nghiên cứu những bệnh tật xã hội, những bất công quần chúng và nhận ra chúng, xác định chúng, tóm lấy chúng, nêu chúng lên để sửa chữa, để khám bệnh. Đau thì phải chữa. Đó không phải công việc ta được phép kén chọn. Không phải chỉ nhìn bề mặt của tảng băng văn minh loài người, những cuộc đấu tranh vua chúa, các hoàng tử công chúa cổ tích, hay những chiến trận, những hội nghị, một vài vĩ nhân chói sáng của loài người, những cuộc Cách Mạng thắng có, thua có, tất cả chỉ là bề ngoài. Lịch sử thật sự không phải như vậy. Nó không khô khan như chúng ta hằng tưởng.

Vì cái người sử gia cần nhìn vào là bên dưới mặt băng chìm, nhìn vào cái bên trong ấy, nhìn vào nhân dân lao động, đau khổ và đói rét, nhìn vào những người bị kết án tử, nhìn vào những cuộc chiến âm thầm giữa con người với con người. Nhìn vào sự vận động ngấm ngầm chống đối luật pháp, nhìn vào những bất công xã hội, nhìn vào kẻ kém hơn ta chứ không phải chỉ nhìn vào những kẻ chói sáng. Những diễn biến bí mật của tâm hồn, linh hồn của đám đông là gì, họ đang nghĩ gì, những người chết đói, những người ăn xin đầu đội trời chân đạp đất cả đấy. Đâu phải chỉ riêng anh hùng. Họ bất hạnh, họ khổ sở, họ tối tăm, có tật xấu, có lỗi lầm, có dối trá, có bất công, trần trụi đến đau thương. Nhân ái ở đâu? Nếu không phải từ những con người không có cùng chung huyết thống với nhau.

Ở đời không thể chỉ chia ra làm hai loại: người dưng và người thân. Không phải. Nhân loại được phân ra thành như thế này: Những người thiếu hiểu biết và những người hiểu biết. Hiểu biết là yêu ánh sáng. Tri thức cũng mở rộng lương tâm con người. Giảm số người ngu tối bằng cách nào? Ngoài Giáo dục. Ngoài Khoa học. Học nữa đi. Đọc thêm sách. Khi còn tuổi trẻ yêu cái gì thì phải nắm lấy, phải tìm tòi cho ra chân lý, phải làm ra, sai thì làm tiếp, không ngừng lại, phải tìm ra bằng được. Không chỉ biết mà còn là hiểu. Là cảm thông. Là đốt lên ngọn lửa sưởi ấm mảnh đời khác từ trái tim. Khi bạn biết và khi bạn hiểu, đó là lúc bạn yêu.

Triết học xã hội về căn bản là triết học của hòa bình. Nó nghiên cứu các sự đối lập. Nó xem xét, nó nhận diện, nó phân tích, rồi nó tái kết cấu. Nó tiến hành công việc bằng cách trừ khử sự thù hằn ở mọi nơi.

Quả thực, bức phác họa vừa rồi đã phần nào cho chúng ta cái nhìn về đảo quốc Furcidisum, một đảo quốc xuất hiện rất muộn trong lịch sử. Nhưng nó có tên tuổi, nó có danh tiếng của mình ở đó. Trong thời biến động, nhân dân ở đó say lời nhiều hơn là say rượu. Ở đó lưu hành một số tư tưởng tiên tri, một luồng không khí tương lai làm nở quả tim và lớn trí tuệ. Vì chăng Nữ Hoàng Trắng cho rằng: "Chúng ta có thể nhìn vũ trụ như là mối quan hệ nhân quả của quá khứ và nguyên nhân cho tương lai. Nếu vào một lúc nào đó, khối óc nào đó biết được tất cả mọi lực đẩy của thiên nhiên, và vị trí của mọi thành tố trong thiên nhiên. Nếu khối óc đó đủ vĩ đại để phân tích các dữ liệu trên, thì nó sẽ tóm lược được những chuyển động của các vì sao, những thiên thể lớn nhất trong vũ trụ, cho tới những nguyên tử nhỏ nhất. Với một khối óc như vậy, không có cái gì là không chắc chắn, quá khứ, tương lai sẽ là hiện tại trước cái nhìn của nó."

Nhưng Furcidisum có sai lầm không, nó cũng có thể mắc sai lầm như mọi chủ quyền khác. Nhưng dù nó lầm đường lạc bước đi chăng nữa, nó vẫn vĩ đại.

Cứ tùy theo trào lưu tư tưởng tốt hay xấu, tùy theo đó là một ngày cuồng tín hay hăng hái vì chính nghĩa, những đạo quân xuất phát từ Furcidisum, ai đảm bảo đó đều là người thật. Ở Furcidisum thì người máy cũng là một giống loài được công nhận bình đẳng như con người. Nhưng theo mệnh lệnh của Nữ hoàng. Robot có thể làm thay con người những công việc khó khăn như tính toán chính xác hay tham chiến cũng là một ví dụ. Với Her Majesty, đó là nhân văn. Thay vì để hàng trăm người thiệt mạng trên chiến trận. Robot Angel-maker III nhân bản có thể đảm nhận thay những người cha, người bố, người anh ra chiến trường hi sinh vì Tổ quốc. Họ có phần ích kỷ vì lợi ích quốc gia hơn là vì lợi ích nhân loại. Họ đúng hay sai? Ta chưa bàn đến. Nhưng từ Furcidisum đã sinh ra những đội quân dã man, hay là những đám người anh dũng.

Dã man là gì? Những ngày khai sinh hỗn loạn của Cách mạng buổi đầu, những con người rách rưới dữ tợn này rũ bùn đứng lên phản kháng. Họ đứng trên quê nhà mình mà giơ cao giáo mác. Họ muốn gì? Họ muốn tự do. Họ muốn chấm dứt áp bức. Họ muốn lật đổ bất công xã hội, mọi thứ chém giết, nghĩa vụ với đất nước, bãi bỏ chế độ nô lệ đối với mọi giống loài, trong khi thứ họ muốn là gia đình bình yên, họ muốn người lớn có công ăn việc làm, trẻ con được học hành, phụ nữ được có một đời sống xã hội dễ chịu, họ muốn tự do, độc lập, hạnh phúc, bình đẳng, bác ái. Họ muốn sự Tiến bộ. Vì sự tiến bộ là phát triển nhân loại.

Và để đạt được cái triết lý thần thánh này. Họ sẵn sàng khởi chiến, họ xông lên, như điên như dại, chẳng kể một thứ gì. Họ là những kẻ dã man, đúng; nhưng là kẻ dã man vì văn minh. Họ nêu cao chính nghĩa một cách cuồng điên. Họ muốn bắt ép nhân loại xoay quanh mình cùng đi lên, cùng phát triển. Họ cho đó là đúng. Dù cho dựa trên hiểu biết hòa bình hay khủng bố và gây khiếp sợ, ám sát, họ cũng không ngần ngại. Có vẻ là những người dã man. Nhưng thật ra họ là những tay cứu khổ cứu nạn. Họ mang bóng tối đi đổi ánh sáng. Họ cho đó là trao đổi tương đương. Lý thuyết cân bằng của vũ trụ.

Chúng ta đồng ý là họ đáng sợ. Âm mưu như vậy thì cũng đáng sợ thật. Nhưng là gieo rắc đáng sợ vì việc tốt. Bên cạnh họ ta thấy những vương công quý tộc, mặt mày tươi cười, thân dát vàng bạc, gấm vóc, lụa là, giầy da xi đen bóng không chút bụi. Bọn này kiên quyết muốn giữ lại cái chế độ Quân chủ cũ kỹ. Chế độ trung thế kỷ, chế độ quân quyền, tập trung quyền lực, muốn giữ nguyên tình trạng cuồng tín, ngu dốt tối tăm, giữ nguyên nô lệ và chiến tranh. Về phần tôi, nếu phải chọn giữa những người dã man vì văn minh trên kia và những bọn người văn minh trong tăm tối thủ ác thì tôi chọn những người dã man.

Có đôi người sẽ bảo rằng triết lý của Nữ Hoàng là một thứ triết lý siêu đẳng. Đồng ý. Đó là một trạng thái siêu đẳng bệnh hoạn. Người ta có thể là một vị thần những vẫn mắc lỗi lầm như Zeus, hay đố kỵ như Hera. Người ta có thể là siêu nhân nhưng vẫn chưa đủ điều kiện làm một con người. Tính bác ái bao la của Nữ Hoàng vẫn có thể có khuyết thiếu, điều ấy không lạ gì trong vũ trụ. Phải chăng có những thiên tài, những siêu nhân, những người anh minh như tinh tú mà cũng mắc sai lầm? Phải rồi. Ấy thế mới là con người. Như vậy có đáng thất vọng không? Không. Vì ở trên vũ trụ, xa hơn vũ trụ còn có gì nữa? Còn có Thượng Đế.

Hope is the weapon.

Thẳng thắn mà nói thì chiến tranh là áp đặt niềm tin của một người lên đối thủ. Chiến tranh xảy ra vì lý do này. Không có gì ngoại lệ cả. Từ chiến trường tới kinh tế, thông tin, thể chế, nhà nước cho đến mọi mặt của đời sống. Nước A nói: "Đưa ta lãnh thổ của ngươi. Hãy sát nhập thành một phần của ta và ngoan ngoãn làm chư hầu đi." Nước B đáp: "Còn lâu. Chúng tôi là một đất nước độc lập."Người Tây Ban Nha nói: "Thay mặt Chúa đến khai sáng cho nền văn minh lạc hậu ở tận Lục địa mới."Người bản địa đáp lại rằng họ có văn hoá, đất nước, con người để yêu thương và bảo vệ đức tin đó đến cùng. Vậy nên chiến tranh xảy ra, ngay tại cái thời điểm Eureka! mà 2 niềm tin trái ngược gặp nhau.

Nhưng chúng ta đâu có cách nào hạ thấp đức tin của một con người. Tôi tự nhiên cho rằng niềm tin của một con người là sự cần thiết cho con đường họ đi. Ta có từ "ethnic cleansing" có nghĩa là làm sạch chủng tộc: khi để nói tới hiện tượng chiến tranh xua đuổi hay tiêu diệt tập thể những người thuộc một sắc tộc hay tôn giáo trong một quốc gia mà thành phần đa số nắm quyền lực đã muốn triệt tiêu họ. Vậy niềm tin của một đất nước như Furcidisum sau khi nhìn vào lịch sử, nhìn vào kẻ cầm quyền, nhìn vào dân chúng. Ta sẽ thấy được gì?

Về mặt địa lý tự nhiên, hầu hết các đảo Furcidisum lớn khác là những núi lửa trồi lên khỏi mặt biển, chưa bao giờ là một phần lục địa và có thể bao gồm các khu vực có đá vôi. Vì vậy chúng ta phải gọi đúng Furcidisum là một quần đảo. Trong đó đảo trung tâm thành thị có bốn ngọn núi chính là Atlas, Infinium, Ventus và Nebula. Ngọn núi lớn nhất là núi lửa Terrestium. Núi Terrestium được hình thành bởi trận động đất vào năm 286TCN. Đến nay đã không còn phun trào trở lại, đỉnh miệng núi lửa ngày nay chỉ còn ôm tuyết ôm mây trắng xóa quanh năm. Với địa hình cao hơn mực nước biển 2759m, có mưa trên núi vì vậy các đảo này có thời tiết phân biệt rõ rệt, nằm ở cận xích đạo trên Thái Bình Dương nhưng Furcidisum lại có đủ bốn mùa trong một ngày, có lớp đất sâu và dòng chảy thường xuyên. Việc chinh phục ngọn núi Terrestium hùng vĩ này là điều mà bất cứ người dân quốc đảo Furcidisum nào cũng muốn được làm một lần trong đời. Núi Terrestium tượng trưng cho tinh thần đoàn kết, kiên cường của trận đánh Đại chiến Liên Minh Phù Thủy năm xưa trên mảnh đất này.

Nhìn từ trên bầu trời xuống, Furcidisum là một đảo quốc kỳ lạ. Cái kỳ lạ thứ nhất là trung tâm lục địa, khu vực thành thị sinh sống của dân chúng có hình tròn, với tòa Cung Điện Sao Mai Morningstar ở chính giữa tâm hình tròn đó. Bao bọc xung quanh là con sông xanh mướt tràn vào thành phố từ chín cửa, tạo thành chín con rồng nước uốn mình trên đất liền. Sông trong thành phố hoàn toàn là sông ngòi tự nhiên. Nhưng thật khó lý giải cho con sông bên ngoài. Vì nó là sản phẩm nhân tạo. Ở Furcidisum có hệ thống kênh ngòi chằng chịt đan dầy như mạng lưới loài nhện. Đứng từ trên đỉnh núi Terrestium có thể nhìn thấy hệ thống cánh quạt năng lượng gió ngoài biển, trong như những chiếc chong chóng gió khổng lồ. Cái kỳ lạ tiếp theo là vòng đất tròn thứ hai được ngăn cách với thành phố là nơi có Đấu trường Félix (Félix tiếng Latin có nghĩa là thịnh vượng). Nhìn từ trên không trung Đấu trường này trông như một con ốc khổng lồ màu trắng, từng vòng trôn xoáy cuộn lên. Nổi bật và bắt mắt. Bên cạnh đó là Sân Vận động hình oval màu xám. Ở mảnh đất bên ngoài này là nơi của những công trình công cộng lớn, những đầu não cơ quan Nhà nước tập trung. Và chẳng một ai có thể lý giải nổi vì sao ở bốn góc trên hình tròn của mảnh đất bên ngoài ấy lại mọc lên bốn đỉnh Kim tự tháp. Người ta đồn đãi rằng Đức Vua cùng Nữ Hoàng khi lập quốc đã là những người có tư tưởng thần học. Họ cho rằng bốn đỉnh Kim tự tháp này tượng trựng cho bốn nguyên tố chính trong giả kim thuật. Hoặc còn hơn thế nữa.

Ôi Furcidisum là thịnh vượng. Nó thịnh vượng khi người ta nhìn vào những công trình công cộng. Đường xá rộng rãi, những đại lộ là cây cầu trên cao uốn mình chồng lên nhau, chia cắt nhau, nối lại, vươn mình bao quanh thành phố. Những đường vòng cung uốn lượn, dễ làm người ta có cảm tưởng rằng nếu bước vào mà không biết đường thì sẽ lạc mất. Đường này không dẫn ra được đường kia. Rẽ lối một chút thôi là anh đã tới thế giới khác rồi. Nhưng không, mọi câu cầu ở đây đặc biệt ở chỗ nó tụ lại trung tâm Cung Điện Sao Mai. Nó cong nhưng không tròn. Nó tuân thủ nghiêm ngặt định luật Fibonacci. Định Luật Tỷ Lệ Vàng. Ô kìa, nó là gì thế? Nó là những đường tròn, đường cong âm, đường cong dương được tạo nên bởi hàng loạt phi Euclid, một hiệu ứng của hình học không-thời gian. Dãy Fibonacci là dãy vô hạn các số tự nhiên bắt đầu bằng hai phần tử 0 và 1 hoặc 1 và 1. Nghe như dãy số nhị phân ấy nhỉ. Phải rồi, Furcidisum là thành phố công nghệ pháp thuật mà. Nghe có vẻ khá đơn giản nhưng nó lại thể hiện rất rõ ràng quy luật phát triển và vận động của vạn vật trong tự nhiên cũng như vũ trụ. Dãy số Fibonacci và tỷ lệ vàng có mặt hầu như trong vạn sự vạn vật xung quanh chúng ta, ngay cả cơ thể người cũng tìm thấy tỷ lệ vàng. Một kiến trúc hòa hợp với tự nhiên của vũ trụ.

Mọi con đường, mọi dãy nhà, mọi quần thể kiến trúc ở đây đều có thể dẫn tới Cung Điện Sao Mai. Con đường ở đây được sắp xếp một cách lạ kì. Nó là ở chỗ nếu lấy Cung Điện làm tâm, những con đường xuất phát từ đó, mọc dài ra, nối liền với nhau, chia cắt nhau ngã tư, ngã sáu, như con đường ánh sáng lan ra trên bảng điện tử. Một quần thể kiến trúc thống nhất. Cái sự thống nhất đó khiến cho ai nhìn từ trên cao vào không khỏi thán phục. Nhưng có lẽ có chút sợ hãi. Vì sao? Vì nó giống như một pháp trận khổng lồ hơn là một thành phố có sự chuyển động hỗn loạn xung quanh tâm hạt nhân.

Nhưng chỉ nhìn từ trên không để bao quát toàn cảnh quốc đảo này thì điều đặc biệt nhất lại là màu xanh phủ kín nó. Ô kỳ lạ làm sao, nếu nhìn từ vệ tinh cả thành phố trừ những công trình lớn đều tràn ngập cây cối xanh tươi y hệt một cánh rừng. Vậy ta thử bỏ qua những tòa nhà kính chọc trời làm che tầm mắt con người. Chúng ta thử tiến tới gần hơn một chút xem sao? Để xem cái màu xanh lạ kì đó là gì.

Đều là cây cối, cây cối ở đây không chỉ tới từ công viên, mà nó còn phủ kín các tầng của tòa nhà, trên mái nhà cũng có thể là một khu vườn tươi tốt và trên mái nhà nào cũng có hệ thống năng lượng mặt trời sử dụng. Đường xá hai bên là những hàng cây cổ thụ sừng sững tỏa bóng mát. Mùa xuân, vườn cây và hoa cỏ trở thành những bình hương tỏa muôn mùi thơm ngào ngạt. Hoa cười, chim hót, vạn vật chung sống cùng con người. Ai là người không cảm thấy say sưa một cách dễ chịu?

Những ngọn đồi phủ kín rừng hoa, những ngọn núi trồng trọt nông nghiệp trong nhà kính, những cánh đồng lúa chín trải vàng trên đất bạt ngàn, những ruộng nho tươi tốt vươn mình, chùm nho nặng cành tím lịm lòng ta. Furcidisum thật là đẹp. Nó khác biệt hoàn toàn với vẻ ngoài hiện đại hại điện nên có của một đất nước mà những chính trị gia vẫn gọi là "smart city". Ở đây khóm cây, luống cành trao đổi hương thơm và ánh sáng. Ánh nắng buổi trưa làm cho vạn vật say tình, dáng như tìm nhau để ôm ấp. Trong tán lá cây cổ thụ kín tầng, chim họa mi ca hát, chim sẻ huyên náo, chim oanh líu lo. Quanh tấm thảm hoa tử đằng, hàng ngàn bướm chập chờn với hoa, trong như những tia sáng bay bổng cùng thiên nhiên. Ở đâu cũng là vui tươi, là duyên dáng, ai ở đây, có mặt ở đây cũng nức mùi hạnh phúc. Đời thơm ngát. Vạn vật đều nói lên cái hàm ý thơ ngây đoàn kết, vận vật đều dịu hiền âu yếm, vạn vật vuốt ve mơn trớn, vạn vật trong sáng như ánh bình minh. Tình ý từ trên không tỏa xuống dịu dàng trong mát như một bàn tay em bé áp vào môi.

Người ta đong đếm được sự thịnh vượng bằng việc nhìn vào thành phố trung tâm, các đèn hiệu sáng trưng, nhìn ra ven sông hàng quán nhỏ nhắn đáng yêu, nhìn ra biển lại thấy cảng tàu bè tấp nập. Một cảnh trù phú ngút mắt. Ở đây người ta cảm thấy sức tạo hóa vô cùng vĩ đại, và kẻ lập quốc là một người yêu thiên nhiên. Ở đây dân chúng không di chuyển bằng xe cộ đầy mùi khói bụi ô nhiễm. Họ di chuyển trên những cây chổi thần, những tấm thảm bay, giàu sang hơn sẽ có máy bay drone chở vừa một người, thân thiện hơn nữa là những người có mèo bay. Những chú mèo béo to như một con voi, với bộ lông xanh dương vằn vện, trông như cục bông khổng lồ nếu chú ta không có thêm một đôi cánh cú vọ sải ngang liệng dọc khi chú bay. Người ta sẽ dễ nhìn nhầm chú với quả bóng xanh bự chảng. Furcidisum di chuyển chủ yếu dựa vào công trình công cộng. Đường cho oto, xe bốn bánh, xe tải đều là các đại lộ riêng biệt. Đi lại thông minh, phát triển hệ thống giao thông, vận tải đồng bộ, kết nối đảm bảo an toàn, xanh sạch, tiết kiệm chi phí và giảm khí thải.

Như vậy đã nói ở trên, Furcidisum đã chứng kiến nhiều cuộc khởi nghĩa, những cuộc chiến bên ngoài. Trừ những khu phố khởi nghĩa ra thì khu vực còn lại của Furcidisum yên tĩnh an lành. Furcidisum làm quen rất nhanh với mọi thứ, mà Vua Tội Phạm lại chỉ là một cuộc bạo khởi. Furcidisum nhiều việc quá, hơi đâu mà lo đến nó. Nó chấm dứt là Nhà nước thở phào. Chỉ những thành phố đồ sộ như Furcidisum mới có những quang cảnh như thế. Phải có dãy thành trì mênh mông kia mới che dấu nổi những cuộc khởi nghĩa.

Furcidisum là một nước có một hệ thống Dân chủ Đại nghị trong khuôn khổ chế độ Quân Chủ Lập Hiến, chế độ Quân Chủ của Furcidisum là nền tảng của các nhánh hành pháp, lập pháp, và tư pháp. Quân chủ của Furcidisum là Nữ Hoàng Trắng, bà cũng đóng vai trò là nguyên thủ quốc gia của 15 quốc gia khác và là nguyên thủ của mỗi tỉnh tại Furcidisum.

Các nhân vật quân chủ và phó quân chủ bị hạn chế trong việc tham gia trực tiếp vào các lĩnh vực cai trị. Trong thực tiễn, họ sử dụng các quyền hành pháp theo chỉ dẫn của Nội các, đây là một hội đồng gồm các bộ trưởng của Vương quốc chịu trách nhiệm trước Quốc hội, do Thủ tướng Furcidisum đứng đầu. Hiện tại Thủ tướng Furcidisum là ngài Henryford Crimson.

Để tóm gọn lại. Sự thống nhất và quyền lực của Furcidisum thoạt nhìn có vẻ rất đơn giản. Đó là ba quyền lực vốn có của Nhà Nước: quyền lực về thuế, quyền lực cảnh sát, quyền lực sở hữu đất đai thuộc về Quốc hội. Tiếp đó là ba nhánh của chính phủ: lập pháp, điều hành, cơ quan tư pháp. Những nước hiện đại ngày nay đạt tới sự thống nhất về thể chế chính trị cũng dựa trên những yếu tố này.

Giới cầm quyền này hứa hẹn sẽ tăng cường sản xuất, tái phân phối của cải (có thể trong số đó có cả ăn cướp được do chiến tranh) vào những công trình dân dụng. Chẳng hạn, lịch sử Hawaii thường xuyên có những cuộc nổi dậy chống lại Hoàng đế tham lam bạo ngược. Những cuộc nổi dậy đó thường là do những người trẻ tuổi hứa hẹn với dân thường là họ lên cầm quyền thì sẽ "ít áp bức" hơn. Điều này thoạt nghe có vẻ nực cười đối với chúng ta trong bối cảnh lịch sử Hawaii, song ta hãy nhớ lại rằng những cuộc đấu tranh tương tự như vậy vẫn đang tiếp tục gây bao thống khổ trong thế giới ngày nay. Vua Tội Phạm cũng có thể là một ví dụ. Mà kẻ cầm quyền khôn ngoan, thời nào cũng sẽ biết kết hợp bốn giải pháp sau:

1. Không cho dân thường mang vũ khí, chỉ thiểu số cầm quyền mới được mang vũ khí.

2. Làm cho quần chúng hài lòng bằng cách phân phối lại hầu hết cống vật thu được, bằng những cách hợp lòng dân. Nguyên lý này có giá trị với cả các chính trị gia Hoa Kỳ ngày nay.

3. Dùng sự độc quyền về sức mạnh để đảm bảo hạnh phúc của người dân, bằng cách duy trì trật tự cộng đồng và kiềm chế bạo lực.

4. Cách còn lại để các nhà cầm quyền giành được sự ủng hộ của quần chúng là xây dựng một ý thức hệ về lãnh tụ và một tôn giáo nhằm biện minh cho chính quyền.

Ở đây thiên thần cùng ác quỷ cạnh bên. Chúng thì thầm vào tai con người. Bạn khi đó sẽ nghe theo ai. Nghe theo tiếng gọi của lương tâm. Hay ai cũng sẽ chỉ vì mình thôi. Cái ích kỷ của cái tôi ấy không có mắt. Chúng không có con mắt thông thái. Chúng thét gào trong đầu óc, tìm kiếm, mò mẫm và gặm nhấm niềm vui, hạnh phúc, ánh sáng.

Trong sâu thẳm bóng tối bên trong mỗi chúng ta, có quỷ dữ với cái bóng hung tàn lẩn khuất, khi chúng ta tức giận, nó ghé tai ta đủ điều. Khiến chúng ta không tự chủ mà trút sự giận dữ ấy lên những người yêu thương xung quanh? Có đáng không? Gần như thú dữ mà cũng gần như yêu ma. Không hề nghĩ gì đến tình cảm mà chúng không hề biết. Chúng khiến ta tưởng đoạt được thứ ta muốn bằng bất cứ giá nào là phải. Là đúng rồi đấy bạn tôi ơi.

Nhưng khoan. Chúng ta có nên nghe ác quỷ không? Ai cũng sẽ trả lời là không chăng? Vậy mỗi khi ấy có nên dừng lại suy nghĩ không? Có. Chúng ta không chỉ nên lo nghĩ đến sự thỏa mãn ý thích cá nhân. Từ cái tôi kiêu hãnh Pride, chúng ta lại có thêm sự tham lam. Dẫn đường bởi cái thiếu thốn. Bạn có thiếu thốn một món đồ mà mình khao khát muốn có được không? Hay đó là sự thỏa mãn. Thiếu chỉ thiếu lương tâm.

Tất cả hình thái của sự thỏa thuê đều xuất phát từ thèm khát. Con quỷ Glutonny tham ăn một cách tàn bạo, nghĩa là nó hung tợn, không phải như một tên bạo chúa mà như một con quái thú khát máu. Ăn cắp thì cũng một chữ "ăn". Kẻ nói lời rồi lại nuốt lời ăn người thì cũng một chữ "ăn. Rồi kẻ khó lại đố kỵ với người có, người hơn mình. Trong cơn giận giữ mù mờ của một lý trí phẫn nộ. Chúng ta còn tỉnh táo không? Hay chúng ta trở thành con quái vật mang tên tội ác. Con người trở thành mãng xà.

Bạn đọc vừa thấy bên trên là vài trang sách sử, một lớp ngăn của hầm mỏ, hầm mỏ lớn của chính trị, chế độ, Cách mạng, nhân dân và triết lý. Có thể nhìn vào bề mặt ta sẽ thấy tất cả đều cao quý, trong sáng, xứng đáng, dũng cảm, chính nghĩa. Ở đó người ta cũng có thể lầm lỗi, nhưng làm người chính trực là nguyên tắc. Và đôi khi chúng ta ngưỡng vọng một hình ảnh thì chúng ta cũng lầm lẫn thật. Nhưng tất cả công việc các chủng tộc làm ở đó chỉ vì một: Sự tiến bộ. Dù hôm nay thế nào, hòa bình vẫn là ngày mai.

Vậy mặt vát bị che khuất của Sự tiến bộ là gì. Nó là bóng tối, là vực thẳm, những vực sâu ghê ghớm tĩnh lặng. Ở nơi đó sự đen tối của nó không tuyệt vời như nét đen của nghiên mực. Nó là đêm tối âm u và nó muốn mang tới hỗn mang, chao đảo. Nó là ăn cắp, tham lam, đố kỵ, lười biếng, kiêu ngạo, bạo tàn, dâm dục. 

Chúng ta hãy cô đọng lại bằng vài lời. Mối hiểm nguy, ác quỷ cạnh bên chúng ta là bóng tối. Nhân loại là đồng nhất. Tất cả mọi người đều là những hạt bụi của vũ trụ. Chúng ta là bình đẳng và chúng ta có quyền bình đẳng. Không có một sự khác biệt nào trong số phận ít nhất là ở trên mặt đất này. Là bóng tối lúc đầu, trong sáng trinh trắng khi vừa chào đời, là da thịt lúc còn sống, cũng hóa tro bụi khi tận mệnh. Nhưng chúng ta phát triển, chúng ta không khuất phục bóng tối, để cho cái ngu dốt trộn vào chất người. Hình hài cơ thể mẹ cha ban cho, Chúa trời nặn lên chúng ta và ban cho chúng ta yêu thương nhau. Chúng ta không làm nó đen đi bằng cá nhân. Vì cái màu đen ấy không xóa được, con người không biết tự giáo dục chính bản thân mình bằng ánh sáng. Thì bóng tối bên trong mò tay với ra, bắt lấy thóp chúng ta, và nó trở thành cái ác. Ác quỷ trên mặt đất.

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenHHH.com