5.
Nắng đã lên tới ngọn cau, nhà hội đồng Nguyễn lại trở về vẻ đông đúc thường nhật. Ông hội đồng Chính, bà cả, cùng hai cậu con trai là Trọng Khanh và Trọng Kỳ vừa về tới cổng sau một chuyến đi dài ngày lên Đồng Tháp. Mợ cả Cầm cũng đã trở về từ hồi sớm, tay xách giỏ quà, miệng nói cười với người làm như chưa từng vắng mặt. Chỉ có cô út Quỳnh là vẫn lặng lẽ, dáng ngồi tựa người bên khung cửa, mắt dõi ra vườn sau, nơi giàn bông giấy đã nở rộ những chùm đỏ sẫm như máu khô.
Trưa hôm ấy, cơm dọn lên sớm hơn thường lệ. Căn nhà ăn rộng thênh thang được lau dọn kỹ từ sớm tinh mơ, bàn dài phủ khăn trắng, hoa tươi bày giữa bàn. Hơn hai mươi món được bày ra – cá lóc hấp bầu, gà hấp mỡ hành, canh chua cá linh bông điên điển, nem công chả phượng, thêm vài món Tây do cậu cả Khanh thích ăn. Mùi thơm lan trong gió, nhưng không ai nói với ai một lời, như thể không gian ấy đã trở nên quá sức ngột ngạt.Với người trong nhà, những bữa cơm như vậy không còn lạ. Mỗi lần ông hội đồng đi đâu về, là gia đinh lại tất bật nấu nướng rộn ràng như có giỗ.Hải Quỳnh với ánh mắt nặng trĩu và tiếng thở dài nhẹ như khói thuốc. Cô ngồi nơi đầu bàn, giữa ánh nắng xiên qua mái hiên, nhìn mâm cơm đầy mà khẽ nhíu mày, rồi buông một câu, tưởng như vô tình nhưng khiến cả nhà khựng lại:"Trời đất... Con còn tưởng hôm nay nhà mình đãi tiệc mừng cha đi đánh giặc về không đó."Câu nói nghe qua đã biết là mỉa mai. Khô khốc. Sắc lạnh. Những đôi đũa đang gắp dở cũng khựng lại giữa không trung. Từ người lớn tới kẻ hầu, ai nấy đều đưa mắt nhìn nhau, rồi lại dè dặt nhìn ông hội đồng.Ông Chính khựng lại một nhịp. Lẽ ra ông sẽ gắt, nhưng rồi ông chỉ khẽ cau mày, đưa chén cơm lên, giọng trầm đục như giấu đi lửa giận:"Nấu nhiều, ăn không hết thì để tụi gia đinh ăn. Không thì cho mấy người ăn xin đầu làng. Có gì đâu mà bây làm khó dễ cha."Quỳnh nhìn ông, mắt sáng rực, không phải vì vui mừng mà vì bất mãn – một ngọn đèn dầu vừa được châm lửa, cháy bập bùng sau lời đáp. Cô cười, nhưng cái cười không hẳn là vui. Chẳng ai đọc được."Cái cơ ngơi này của cha, cha từng nói muốn giữ cho ba đời. Mà cha làm như vầy nè... ai mà giữ cho nổi hả cha? Con đoán chắc, đời này nữa thôi là tiêu tan rồi..."Bà ba Kim đá nhẹ chân con gái dưới gầm bàn, kèm theo một cái liếc mắt sắc lẹm, như nhát dao lướt qua má."Ăn cơm đi. Bớt nói lại " bà nói nhỏ, nhưng lời như rít qua kẽ răng.Quỳnh không đáp. Cô đặt chén cơm xuống, tay xoay xoay ly trà như không còn thiết tha gì món ăn. Nắng từ song cửa đổ xuống vai cô, làm lộ rõ bờ vai gầy đến xót xa. Có lẽ chẳng ai để ý, rằng cô đã trở nên gầy đi từ ngày về.
Diệp từ nãy giờ chỉ lặng lẽ. Ngồi kế bên chồng, cô kín đáo quan sát mọi người, ánh mắt dừng lâu nơi Quỳnh, rồi khẽ cúi đầu như ngẫm nghĩ. Giờ thì cô đã hiểu, người như Quỳnh, dám nói với cả ông hội đồng một câu như vậy, thì cái danh mợ hai có là gì trong mắt cổ đâu? Cơm nước tan, mọi người lần lượt rời khỏi bàn ăn. Không khí còn đọng lại mùi đồ ăn, nhưng lạnh như vừa có cơn gió lùa qua.
Chỉ khi những người lớn đi hết, bà cả mới quay sang nói nhỏ với Trọng Khanh và Mỹ Cầm, giọng bà như lưỡi kéo cắt qua mảnh lụa:"Con đó càng ngày càng lộng hành rồi. Cha bây cứ để yên cho nó. Cũng tại ổng còn nên cả nhà mới nhịn. Chứ cái thứ hỗn hào như vậy, gặp tao là tao vứt ra khỏi nhà từ lâu rồi."Cậu cả Khanh gật đầu, giọng đều đều như người đã nói chuyện này nhiều lần lắm rồi:"Má biết mà. Ở cái tỉnh này, tỉnh trên, tỉnh dưới, đứa nào mà chẳng si mê con út. Toàn mấy thằng con quan, bá hộ, địa chủ lớn không đó. Cha biết nên cha mới nhịn nó, cưng nó. Nói đúng hơn là lợi dụng nó. Má thấy cái nhà mình giàu nhất tỉnh Vĩnh Long này, nhưng muốn trèo cao hơn nữa thì cũng phải nhờ con út thôi."Diệp chưa rời đi lâu, cô nghe từng lời lọt vào tai, mà lòng thì như có ai vạch từng nếp suy nghĩ của mình ra. Thì ra là vậy...cô chợt hiểu. Không ai trong nhà này thật lòng thương yêu ai. Người ta giữ nhau lại, phần lớn là vì lợi. Cái gọi là "con cháu một nhà" chỉ là danh xưng. Thực chất, ai cũng đang giữ một vai diễn của riêng mình trong vở tuồng mang tên "gia đình".Cô nghĩ tới ánh mắt Quỳnh khi ngồi ở bàn ăn. Lạnh. Nhưng bên trong ánh mắt ấy là một nỗi mỏi mệt khôn cùng. Cái ánh mắt của người đã hiểu rõ vai trò của mình trong một bàn cờ, biết rằng mình chỉ là một con tốt được nuông chiều – cho đến khi hết đường để đi.
Buổi chiều, Diệp một mình ra ngồi nơi hàng hiên. Gió nhẹ đưa hương bông lài từ giàn trước nhà lẫn trong mùi trà nhài bà Kim hay uống. Cô ngồi đó, lặng yên, nghĩ về những điều vừa nghe thấy – về Quỳnh, về gia đình này, và về chính mình.Người ta hay bảo làm dâu nhà giàu là đổi đời. Nhưng cái "đời" đó, nếu phải trả giá bằng sự dè chừng, im lặng, và sống trong nỗi sợ bị nuốt chửng, thì liệu có đáng?Phía cuối sân, Quỳnh đang ngồi dưới gốc khế, ôm con mèo tam thể. Ánh hoàng hôn nhuộm một bên má cô đỏ như nhuốm máu. Diệp nhìn dáng người ấy – đơn độc, quạnh quẽ, và chợt hiểu: có khi, kẻ dữ nhất nhà lại là kẻ cô đơn nhất.
Trưa hôm ấy, cơm dọn lên sớm hơn thường lệ. Căn nhà ăn rộng thênh thang được lau dọn kỹ từ sớm tinh mơ, bàn dài phủ khăn trắng, hoa tươi bày giữa bàn. Hơn hai mươi món được bày ra – cá lóc hấp bầu, gà hấp mỡ hành, canh chua cá linh bông điên điển, nem công chả phượng, thêm vài món Tây do cậu cả Khanh thích ăn. Mùi thơm lan trong gió, nhưng không ai nói với ai một lời, như thể không gian ấy đã trở nên quá sức ngột ngạt.Với người trong nhà, những bữa cơm như vậy không còn lạ. Mỗi lần ông hội đồng đi đâu về, là gia đinh lại tất bật nấu nướng rộn ràng như có giỗ.Hải Quỳnh với ánh mắt nặng trĩu và tiếng thở dài nhẹ như khói thuốc. Cô ngồi nơi đầu bàn, giữa ánh nắng xiên qua mái hiên, nhìn mâm cơm đầy mà khẽ nhíu mày, rồi buông một câu, tưởng như vô tình nhưng khiến cả nhà khựng lại:"Trời đất... Con còn tưởng hôm nay nhà mình đãi tiệc mừng cha đi đánh giặc về không đó."Câu nói nghe qua đã biết là mỉa mai. Khô khốc. Sắc lạnh. Những đôi đũa đang gắp dở cũng khựng lại giữa không trung. Từ người lớn tới kẻ hầu, ai nấy đều đưa mắt nhìn nhau, rồi lại dè dặt nhìn ông hội đồng.Ông Chính khựng lại một nhịp. Lẽ ra ông sẽ gắt, nhưng rồi ông chỉ khẽ cau mày, đưa chén cơm lên, giọng trầm đục như giấu đi lửa giận:"Nấu nhiều, ăn không hết thì để tụi gia đinh ăn. Không thì cho mấy người ăn xin đầu làng. Có gì đâu mà bây làm khó dễ cha."Quỳnh nhìn ông, mắt sáng rực, không phải vì vui mừng mà vì bất mãn – một ngọn đèn dầu vừa được châm lửa, cháy bập bùng sau lời đáp. Cô cười, nhưng cái cười không hẳn là vui. Chẳng ai đọc được."Cái cơ ngơi này của cha, cha từng nói muốn giữ cho ba đời. Mà cha làm như vầy nè... ai mà giữ cho nổi hả cha? Con đoán chắc, đời này nữa thôi là tiêu tan rồi..."Bà ba Kim đá nhẹ chân con gái dưới gầm bàn, kèm theo một cái liếc mắt sắc lẹm, như nhát dao lướt qua má."Ăn cơm đi. Bớt nói lại " bà nói nhỏ, nhưng lời như rít qua kẽ răng.Quỳnh không đáp. Cô đặt chén cơm xuống, tay xoay xoay ly trà như không còn thiết tha gì món ăn. Nắng từ song cửa đổ xuống vai cô, làm lộ rõ bờ vai gầy đến xót xa. Có lẽ chẳng ai để ý, rằng cô đã trở nên gầy đi từ ngày về.
Diệp từ nãy giờ chỉ lặng lẽ. Ngồi kế bên chồng, cô kín đáo quan sát mọi người, ánh mắt dừng lâu nơi Quỳnh, rồi khẽ cúi đầu như ngẫm nghĩ. Giờ thì cô đã hiểu, người như Quỳnh, dám nói với cả ông hội đồng một câu như vậy, thì cái danh mợ hai có là gì trong mắt cổ đâu? Cơm nước tan, mọi người lần lượt rời khỏi bàn ăn. Không khí còn đọng lại mùi đồ ăn, nhưng lạnh như vừa có cơn gió lùa qua.
Chỉ khi những người lớn đi hết, bà cả mới quay sang nói nhỏ với Trọng Khanh và Mỹ Cầm, giọng bà như lưỡi kéo cắt qua mảnh lụa:"Con đó càng ngày càng lộng hành rồi. Cha bây cứ để yên cho nó. Cũng tại ổng còn nên cả nhà mới nhịn. Chứ cái thứ hỗn hào như vậy, gặp tao là tao vứt ra khỏi nhà từ lâu rồi."Cậu cả Khanh gật đầu, giọng đều đều như người đã nói chuyện này nhiều lần lắm rồi:"Má biết mà. Ở cái tỉnh này, tỉnh trên, tỉnh dưới, đứa nào mà chẳng si mê con út. Toàn mấy thằng con quan, bá hộ, địa chủ lớn không đó. Cha biết nên cha mới nhịn nó, cưng nó. Nói đúng hơn là lợi dụng nó. Má thấy cái nhà mình giàu nhất tỉnh Vĩnh Long này, nhưng muốn trèo cao hơn nữa thì cũng phải nhờ con út thôi."Diệp chưa rời đi lâu, cô nghe từng lời lọt vào tai, mà lòng thì như có ai vạch từng nếp suy nghĩ của mình ra. Thì ra là vậy...cô chợt hiểu. Không ai trong nhà này thật lòng thương yêu ai. Người ta giữ nhau lại, phần lớn là vì lợi. Cái gọi là "con cháu một nhà" chỉ là danh xưng. Thực chất, ai cũng đang giữ một vai diễn của riêng mình trong vở tuồng mang tên "gia đình".Cô nghĩ tới ánh mắt Quỳnh khi ngồi ở bàn ăn. Lạnh. Nhưng bên trong ánh mắt ấy là một nỗi mỏi mệt khôn cùng. Cái ánh mắt của người đã hiểu rõ vai trò của mình trong một bàn cờ, biết rằng mình chỉ là một con tốt được nuông chiều – cho đến khi hết đường để đi.
Buổi chiều, Diệp một mình ra ngồi nơi hàng hiên. Gió nhẹ đưa hương bông lài từ giàn trước nhà lẫn trong mùi trà nhài bà Kim hay uống. Cô ngồi đó, lặng yên, nghĩ về những điều vừa nghe thấy – về Quỳnh, về gia đình này, và về chính mình.Người ta hay bảo làm dâu nhà giàu là đổi đời. Nhưng cái "đời" đó, nếu phải trả giá bằng sự dè chừng, im lặng, và sống trong nỗi sợ bị nuốt chửng, thì liệu có đáng?Phía cuối sân, Quỳnh đang ngồi dưới gốc khế, ôm con mèo tam thể. Ánh hoàng hôn nhuộm một bên má cô đỏ như nhuốm máu. Diệp nhìn dáng người ấy – đơn độc, quạnh quẽ, và chợt hiểu: có khi, kẻ dữ nhất nhà lại là kẻ cô đơn nhất.
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenHHH.com