BỨC TRANH ĐỊA CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI VÀ CHÂU Á QUA CÁI NHÌN CỦA KISSINGER
Chương 2 HỆ THỐNG CÂN BẰNG QUYỀN LỰC Ở CHÂU ÂU VÀ KẾT THÚC CỦA NÓ
BÍ ẨN NƯỚC NGA
Khi kỷ nguyên của Cách mạng Pháp và Napoleon chấm dứt, quân đội Nga đang chiếm đóng Paris trong một sự đảo chiều lịch sử đáng kinh ngạc. Nửa thế kỷ trước, Nga mới lần đầu tiên bước vào cán cân quyền lực ở Tây Âu khi tham gia cuộc Chiến tranh Bảy năm[56] và đã cho thấy bản chất cai trị độc đoán của Sa hoàng khi đột nhiên tuyên bố trung lập và rút khỏi cuộc chiến, vì Sa hoàng mới đăng quang ngưỡng mộ Frederick Đại đế. Cuối thời kỳ Napoleon, một Sa hoàng khác là Alexander tiếp tục quyết định tương lai châu Âu. Tự do của châu Âu và hệ thống trật tự đi cùng với nó đòi hỏi sự tham gia của một đế quốc lớn hơn nhiều so với toàn bộ phần còn lại của châu Âu và chuyên quyền đến mức độ chưa từng có trong lịch sử châu Âu. Kể từ đó, Nga đã đóng một vai trò độc nhất trong các vấn đề quốc tế: là một phần của cán cân quyền lực ở cả châu Âu và châu Á nhưng lại chỉ đóng góp thất thường vào trạng thái cân bằng của trật tự quốc tế. Nước này đã tiến hành nhiều cuộc chiến tranh hơn so với bất kỳ cường quốc lớn đương thời nào khác, điều đã ngăn cản khả năng một cường quốc duy nhất thống trị châu Âu, kiên định chống lại Charles XII[57] của Thụy Điển, Napoleon và Hitler khi các yếu tố chủ chốt đảm bảo cân bằng ở lục địa bị phá vỡ. Chính sách của nước này đã theo đuổi một nhịp điệu đặc biệt của riêng mình qua nhiều thế kỷ, mở rộng trên một khu vực rộng lớn trải dài gần như mọi miền khí hậu và nền văn minh, đôi khi bị gián đoạn do nhu cầu cần phải điều chỉnh cơ cấu nội bộ theo tham vọng to lớn của kế hoạch đó, chỉ để quay lại như cơn thủy triều rút vào bờ. Từ Peter Đại đế[58] cho đến Vladimir Putin, dù hoàn cảnh thay đổi nhưng nhịp điệu đó vẫn
đặc biệt nhất quán. Nổi lên từ những biến động của thời kỳ Napoleon, các nước Tây Âu kính nể và lo sợ khi chứng kiến một đất nước có lãnh thổ và lực lượng quân đội vượt trội lãnh thổ và quân đội của cả lục địa châu Âu, một đất nước mà tầng lớp tinh hoa của nước này dù có khéo léo, biết ngoại giao nhưng dường như khó có thể che giấu một thế lực nguyên thủy trước nền văn minh phương Tây và xa hơn thế. Từ góc nhìn của một nước Pháp bị kiềm chế và một châu Âu bị cường quốc Nga định hình lại, lữ hành người Pháp Marquis de Custine[59] tuyên bố năm 1843: Nga là một sự lai tạp mang sức sống của thảo nguyên đến trung tâm châu Âu: Một sự pha trộn kỳ quái giữa sự tao nhã lặt vặt của Byzantium và sự tàn bạo của bộ lạc du cư miền sa mạc, một cuộc đấu tranh giữa phép xã giao của Đế quốc Hạ vùng [Byzantine] và sự hoang dại của châu Á, đã sản sinh ra một nhà nước hùng mạnh mà châu Âu hiện chứng kiến và tạo ra những ảnh hưởng mà từ nay trở về sau lục địa này có lẽ sẽ cảm thấy nhưng không thể nào hiểu được sự vận hành của nó. Tất cả mọi điều về Nga – sự chuyên chế, diện tích, những tham vọng trải dài địa cầu và sự bất an của nước này – rõ ràng là sự thách thức đối với quan niệm truyền thống về trật tự quốc tế của châu Âu vốn được xây dựng trên sự cân bằng và kiềm chế. Vị thế của Nga ở trong và đối với châu Âu từ lâu đã mơ hồ. Trong khi đế chế của Charlemagne đã tan vỡ trong thế kỷ 9 thành những vùng sau này trở thành các quốc gia hiện đại là Pháp và Đức, các bộ tộc Slav cách đó hơn một ngàn dặm về phía đông đã liên kết thành một liên bang ở xung quanh thành phố Kiev (hiện là thủ đô và trung tâm địa lý của Ukraine, dù hầu hết người Nga đều nhận thức đó là một hợp phần không thể tách rời trong đất đai của cha ông họ). Miền "đất của người Nga" này là nơi giao nhau của rất nhiều nền văn minh và những tuyến đường thương mại. Với người Viking[60] ở phía bắc, Đế quốc Ả- rập đang bành trướng ở phía nam và các bộ tộc người Thổ Nhĩ Kỳ
cướp bóc ở phía đông, Nga thường xuyên chịu sự chi phối của những cám dỗ và nỗi sợ hãi trộn lẫn. Ở phía đông, quá xa để có trải nghiệm với Đế quốc La Mã (mặc dù các Sa hoàng tuyên bố những "Caesar" là tổ tiên chính trị và nguồn gốc từ "czar" của họ), người Ki-tô giáo tìm thấy quyền lực tôn giáo nơi Nhà thờ Chính Thống ở Constantinople chứ không phải ở La Mã, Nga đủ gần với châu Âu hơn để có cùng một vốn từ văn hóa chung nhưng lại luôn lệch pha với những xu hướng lịch sử của lục địa này. Kinh nghiệm này khiến Nga trở thành một cường quốc "Âu- Á" độc nhất, trải dài trên hai lục địa nhưng chưa bao giờ hoàn toàn coi lục địa nào là nhà. Sự phân tách sâu sắc nhất xuất hiện cùng với các cuộc xâm lược của người Mông Cổ vào thế kỷ 13, những cuộc xâm lược đã khuất phục một nước Nga bị chia rẽ về chính trị và san bằng Kiev. Hai thế kỷ rưỡi dưới ách thống trị của người Mông Cổ (1237-1480) và cuộc đấu tranh sau đó nhằm khôi phục một nhà nước cố kết dựa trên Công quốc Moscow, đã áp đặt lên Nga một định hướng về phương Đông, cũng như Tây Âu đang vạch ra những viễn cảnh công nghệ và tri thức mới mà sẽ hình thành nên kỷ nguyên hiện đại. Trong kỷ nguyên châu Âu khám phá đường biển, Nga rất vất vả để tái thiết thành một quốc gia độc lập và củng cố biên giới chống lại những mối đe dọa từ mọi hướng. Khi cuộc Cải cách Tin Lành thúc đẩy sự đa dạng chính trị và tôn giáo ở châu Âu, Nga đã biến sự sụp đổ của ngôi sao dẫn đường về tôn giáo của mình (Constantinople và Đế quốc Đông La Mã bị sụp đổ trước sự xâm lược của người Hồi giáo năm 1453) thành một niềm tin gần như thần bí rằng (như giáo sĩ Filofei viết cho Ivan III[61] vào khoảng năm 1500) Sa hoàng giờ đây là "Hoàng đế duy nhất của tất cả những người theo Ki-tô giáo trong toàn vũ trụ" với lời kêu gọi của Chúa cứu thế để giành lại thủ đô Byzantine cho đạo Ki-tô. Châu Âu đang đi đến việc chấp nhận sự đa cực của nó như là một cơ chế nhằm đảm bảo cân bằng, nhưng Nga đang học được ý
nghĩa của địa chính trị từ trường đời khắc nghiệt của thảo nguyên, nơi vô số bộ lạc du mục tranh giành các nguồn tài nguyên trên một địa hình mở với rất ít biên giới cố định. Ở đó những cuộc cướp bóc và bắt người của bộ lạc khác làm nô lệ diễn ra định kỳ, điều mà đối với một số người đó là lẽ sống; ở đây, độc lập đồng nghĩa với lãnh thổ mà một dân tộc có thể bảo vệ được mình. Nga khẳng định mối liên hệ của nó với văn hóa phương Tây, nhưng ngay cả khi bành trướng theo cấp số nhân, nước này tự coi là một tiền đồn của nền văn minh đang bị vây hãm mà chỉ có thể đảm bảo được bằng cách áp đặt ý chí chuyên chế của nó lên các nước láng giềng. Trong khái niệm trật tự theo Hòa ước Westphalia, các chính khách châu Âu định nghĩa an ninh là sự cân bằng quyền lực và kiềm chế sử dụng quyền lực. Theo kinh nghiệm lịch sử của Nga, kiềm chế sử dụng quyền lực đồng nghĩa với thảm họa: theo quan điểm này, việc Nga không thống trị được những vùng xung quanh mình đã khiến nước này bị Mông Cổ xâm lược và rơi vào "Thời kỳ Rối ren" ác mộng (khoảng thời gian 15 năm trong tình trạng vô chính phủ trước khi triều đại Romanov[62] được thành lập vào năm 1613, khi đó những cuộc xâm lược, nội chiến và nạn đói đã làm thiệt mạng một phần ba dân số của Nga). Hòa ước Westphalia coi trật tự quốc tế như một cơ chế cân bằng phức tạp; Nga coi trật tự quốc tế là cuộc chiến ý chí vĩnh viễn, trong cuộc chiến đó Nga bành trướng lãnh thổ của mình ở từng giai đoạn tới giới hạn tuyệt đối các nguồn lực vật chất của nó. Vì thế, khi được hỏi về chính sách đối ngoại của Nga, Bộ trưởng Nashchokin dưới thời Sa hoàng Alexei[63] vào giữa thế kỷ 17 đã miêu tả thẳng thắn, "Mở rộng nhà nước về mọi hướng và đây là công việc của Bộ Ngoại giao." Quá trình này phát triển thành một quan điểm quốc gia và thúc đẩy Công quốc Moscow một thời mở rộng trên khắp châu Âu và châu Á để trở thành đế quốc có diện tích lớn nhất trên thế giới, trong sự thôi thúc bành trướng chậm rãi nhưng dường như
không thể cưỡng lại được, và sẽ vẫn không hề suy giảm cho tới tận năm 1917. Do đó, năm 1903, học giả người Mỹ Henry Adams[64] ghi lại quan điểm của đại sứ Nga ở Washington (thời điểm đó Nga đã vươn tới Triều Tiên): Triết lý chính trị của ông ta, giống như của tất cả người Nga, dường như cố định trên ý tưởng duy nhất rằng Nga phải lăn – với quán tính không thể cưỡng lại được, nghiền nát bất kỳ cái gì ngăn cản nó... Khi Nga cán qua một dân tộc láng giềng, nước này đã hấp thụ năng lượng của họ vào xu hướng phong tục và chủng tộc của riêng nó mà cả Sa hoàng lẫn người nông dân không thể chuyển đổi, hay muốn chuyển đổi, thành bất kỳ điều gì tương đương với phương Tây. Không có biên giới tự nhiên nào ngoại trừ Bắc cực và Thái Bình Dương, Nga ở vị thế phải hài lòng với sự thôi thúc này trong nhiều thế kỷ, liên tục tiến vào Trung Á, sau đó là vùng Caucasus, rồi đến khu vực Balkan, Đông Âu, Scandinavia và Biển Baltic, cho tới Thái Bình Dương và các vùng biên giới của Trung Quốc và Nhật Bản (và trong một khoảng thời gian giữa thế kỷ 18 và thế kỷ 19 băng qua Thái Bình Dương tiến vào các khu định cư ở Alaska và California). Mỗi năm, nước này mở rộng một diện tích lớn hơn toàn bộ lãnh thổ của nhiều quốc gia châu Âu (trung bình 100.000 km2 mỗi năm từ năm 1552 đến năm 1917). Khi hùng mạnh, Nga hành xử với sự chắc chắn độc đoán của một siêu cường và nhất quyết yêu cầu các nước khác phải chính thức bày tỏ lòng tôn kính đối với vị thế của nó. Khi suy yếu, nước này che giấu sự dễ bị tổn thương của mình thông qua việc viện dẫn đến nguồn lực dự trữ to lớn ở trong nước. Trong cả hai trường hợp, đó là một thách thức đặc biệt đối với các thủ đô phương Tây vốn quen ứng phó với một phong cách có phần lịch sự hơn. Đồng thời, những chiến công bành trướng đáng sợ của Nga diễn ra trên một cơ sở nhân khẩu học và kinh tế mà nếu theo tiêu chuẩn phương Tây là không tiên tiến, với nhiều khu vực dân cư
thưa thớt và dường như không được tiếp cận với văn hóa và công nghệ hiện đại. Vì vậy, đế quốc chinh phục thế giới này vẫn bị gắn liền với một cảm giác dễ bị tổn thương đầy nghịch lý, như thể hành quân nửa vòng Trái Đất đã tạo thêm nhiều kẻ thù tiềm năng hơn là có thêm sự đảm bảo an ninh. Từ quan điểm đó, đế chế của Sa hoàng có thể được cho là đã mở rộng bởi vì việc bành trướng có vẻ dễ tiếp tục hơn là ngừng lại. Trong bối cảnh này, một khái niệm riêng biệt của Nga về tính chính danh chính trị được định hình. Trong khi châu Âu ở thời kỳ Phục hưng tái khám phá quá khứ nhân văn cổ điển của nó và gọt giũa những khái niệm mới của chủ nghĩa cá nhân và tự do, Nga tìm kiếm sự trỗi dậy của nó trong đức tin thuần khiết và trong sự gắn kết của một quyền lực thần thánh duy nhất chế ngự tất cả những sự chia rẽ, Sa hoàng là "biểu tượng sống của Thiên Chúa," những mệnh lệnh của ông là không thể chống lại và đương nhiên là chính đáng. Một đức tin Ki-tô và một ngôn ngữ tinh hoa chung (tiếng Pháp) nhấn mạnh sự tương đồng quan điểm với phương Tây. Tuy nhiên, những du khách châu Âu đầu tiên tới nước Nga của Sa hoàng thấy mình như đang ở một vùng đất của những thái cực gần như siêu thực và nghĩ rằng đằng sau vẻ ngoài của một chế độ quân chủ phương Tây hiện đại, họ đã thấy một chế độ chuyên quyền theo tập quán của người Mông Cổ và Tartar – "kỷ luật châu Âu hỗ trợ cho sự độc tài của châu Á" – theo nhận xét khắt khe của Marquis de Custine. Nga đã gia nhập hệ thống quốc gia châu Âu hiện đại dưới thời Peter Đại đế theo cách không giống như bất kỳ xã hội nào khác. Ở cả hai bên, sự gia nhập này là sự chấp nhận thận trọng. Peter sinh năm 1672 khi Nga về cơ bản vẫn ở thời Trung cổ. Vào lúc đó, Tây Âu đã phát triển qua thời kỳ Khám phá, Phục hưng và Cải cách; và đang đứng trước ngưỡng cửa của cuộc cách mạng khoa học và thời kỳ Khai sáng. Là người cao lớn (tới 2m03) và tràn đầy sinh lực, vị Sa hoàng trẻ tuổi bắt đầu biến đổi đế chế của mình trong một triều đại thể hiện cực đoan rất nhiều đặc điểm và khát
vọng của Nga. Quyết tâm khám phá những thành quả của hiện đại và so sánh chúng với những thành tựu của Nga, Peter thường xuyên ghé thăm các cửa hàng và nhà máy trong khu vực của người Đức lưu vong ở Moscow. Là một vị vương trẻ, ông đi khắp thủ đô các nước phương Tây để đích thân thử nghiệm các kỹ thuật hiện đại và các môn học chuyên ngành. Khi thấy Nga lạc hậu so với phương Tây, Peter tuyên bố mục tiêu của mình, "cắt đứt người dân khỏi những phong tục châu Á trước đây và hướng dẫn họ theo cách xử sự của tất cả những người Ki-tô giáo ở châu Âu." Một loạt sắc chỉ được ban hành: Nga sẽ áp dụng cách xử sự và kiểu tóc phương Tây, tìm kiếm công nghệ nước ngoài, xây dựng quân đội và hải quân hiện đại, mở rộng biên giới bằng các cuộc chiến với hầu hết các nước láng giềng, vượt qua Biển Baltic và xây dựng một thủ đô mới ở St. Petersburg. Cuối cùng, "cửa sổ ra phương Tây" của Nga được một lực lượng lao động cưỡng bức, bị lính đánh đập và chịu nhiều thương vong, xây dựng bằng tay không trên một vùng đầm lầy hoang dã do đích thân Peter chọn, khi ông đâm thanh kiếm của mình xuống đất và tuyên bố: "Nơi này sẽ là một thành phố." Khi những người theo chủ nghĩa truyền thống nổi loạn, Peter đã dẹp tan họ và ít nhất là theo các câu chuyện đến được với thế giới phương Tây, ông đã đích thân tra tấn và chặt đầu những người lãnh đạo cuộc nổi loạn. Thành tựu xuất sắc của Peter đã biến đổi xã hội Nga và đưa đế chế của ông lên hàng đầu các cường quốc ở phương Tây. Tuy nhiên, sự biến đổi đột ngột này để lại cho Nga những bất an của một "gã nhà giàu mới nổi." Không ở một đế quốc nào mà người trị vì tuyệt đối cảm thấy cần phải nhắc nhở thần dân của mình bằng văn bản rằng "Nga là một quốc gia châu Âu. Điều này được chứng minh rõ ràng bởi những nhận định sau" như người kế vị Peter là Catherine Đại đế[65] đã làm vậy ở nửa thế kỷ sau đó. Những cải cách của Nga luôn được những nhà chuyên chế tàn nhẫn thực hiện trên những người dân dễ sai khiến, với ước muốn
vượt qua quá khứ của nó hơn là được thúc đẩy bởi niềm tin vào tương lai. Tuy nhiên, như những nhà cải cách và nhà cách mạng kế vị của mình, khi triều đại của ông ta đã qua, thần dân của ông và con cháu của họ ghi công ông vì đã thúc đẩy họ, dù tàn nhẫn đến đâu, để đạt được những thành tựu mà bản thân họ đã hầu như không kiếm tìm. (Theo các cuộc thăm dò gần đây, Stalin cũng được ghi công như vậy trong suy nghĩ của người Nga đương đại.) Catherine Đại đế – nhà cải cách chuyên chế của Nga từ năm 1762 đến năm 1796 và là người giám sát một thời kỳ lịch sử của thành tựu văn hóa và mở rộng lãnh thổ (bao gồm cả cuộc chinh phục Hãn quốc Crimea của Nga và khuất phục Zaporizhian Host, vương quốc Cossack tự trị xưa kia ở vùng ngày nay là miền Trung Ukraine) – biện minh cho chế độ chuyên chế cực đoan của Nga như là hệ thống chính quyền duy nhất có thể đảm bảo sự thống nhất của một vùng lãnh thổ rộng lớn đến vậy: Quy mô của lãnh thổ tự trị đòi hỏi một quyền lực tuyệt đối được trao cho người cai trị nó. Điều này là thích hợp khi các công văn dù được nhanh chóng gửi đi từ những miền xa xôi, có thể phải sửa đổi rất nhiều do đến chậm vì khoảng cách quá xa. Bất kỳ hình mẫu chính quyền nào khác sẽ không chỉ gây phương hại tới Nga mà thậm chí còn dẫn đến sự sụp đổ toàn diện. Do đó, những gì phương Tây coi là độc tài chuyên chế được Nga coi như một điều cần thiết căn bản, điều kiện tiên quyết cho sự cai trị thành công. Như Hoàng đế Trung Hoa, Sa hoàng là người cai trị tuyệt đối theo truyền thống, được trao những quyền năng huyền bí và giám sát một lãnh thổ rộng lớn cấp châu lục. Tuy nhiên, vị trí của Sa hoàng khác với Hoàng đế Trung Hoa ở một khía cạnh quan trọng. Theo quan điểm của Trung Quốc, Hoàng đế trị vì khắp thiên hạ thông qua sự cai trị anh minh; theo quan điểm của Nga, sự lãnh đạo của Sa hoàng chủ yếu thông qua khả năng áp đặt ý chí của mình thông qua việc khẳng định quyền lực không
thể bị thách thức và gây ấn tượng với tất cả mọi người về sức mạnh áp đảo của nhà nước Nga. Hoàng đế Trung Hoa được coi là hiện thân về tính ưu việt của nền văn minh Trung Hoa, truyền cảm hứng cho những người khác "hãy đến và được thay đổi." Sa hoàng được coi là hiện thân của việc bảo vệ Nga trước kẻ thù xung quanh nó từ mọi hướng. Do đó, trong khi các hoàng đế được ca tụng vì lòng nhân từ không thiên vị của bậc bề trên, nhà sử học thế kỷ 19 Nikolai Karamzin[66] thấy trong sự hà khắc của Sa hoàng một dấu hiệu thể hiện ông đang thực thi sứ mệnh đích thực của mình: Ở Nga, người cầm quyền tối cao là luật pháp sống. Ông ưu ái người tốt và trừng phạt kẻ xấu... [Một] trái tim nhân từ ở một quốc vương chỉ được coi là đức tính tốt khi nó được tôi luyện với trách nhiệm sử dụng sự nghiêm khắc một cách hợp lý. Không như Mỹ trong quá trình mở rộng về phía tây, Nga luôn biện minh về mặt đạo đức cho những cuộc chinh phạt của mình, rằng nước này đang mở rộng trật tự và khai sáng tới những vùng đất ngoại đạo (trong đó, việc buôn bán lông thú và khoáng chất sinh lợi béo bở là lợi ích phụ). Tuy nhiên, trong khi tầm nhìn của Mỹ truyền cảm hứng lạc quan vô bờ bến, kinh nghiệm của Nga rốt cuộc dựa trên sự chịu đựng khắc kỷ. Mắc kẹt "tại điểm giao của hai thế giới rộng lớn và không thể hòa hợp," Nga thấy bản thân mình có sứ mệnh đặc biệt là kết nối hai thế giới này, nhưng lại phải đối phó ở khắp mọi hướng với những lực lượng chống đối mà đã không hiểu được sứ mệnh này. Nhà văn vĩ đại và nhà dân tộc chủ nghĩa nhiệt thành người Nga Fyodor Dostoevsky[67] viện dẫn "luôn cố hữu trong người dân Nga một niềm khao khát không ngừng về một nhà thờ chung vĩ đại trên Trái Đất." Sự tán dương về việc Nga tổng hợp các nền văn minh trên toàn thế giới gợi lên một sự tuyệt vọng tương ứng về vị thế của Nga (theo lời của một bài phê bình có ảnh hưởng vào thế kỷ 19) một "đứa trẻ mồ côi bị tách rời khỏi gia đình nhân loại... Để mọi người chú ý đến chúng ta, chúng ta đã phải trải rộng từ Eo biển Bering[68] tới
sông Oder[69]." Trong "tâm hồn Nga" bành trướng và khổ đau (như các nhà tư tưởng Nga có lẽ gọi như vậy), vẫn tồn tại một niềm tin rằng một ngày nào đó tất cả những nỗ lực lớn lao và mâu thuẫn của Nga sẽ gặt hái kết quả, cuộc hành trình của nước này sẽ được minh oan; những thành tựu của nó sẽ được khen ngợi và sự khinh thị của phương Tây sẽ biến thành nỗi kính sợ và lòng ngưỡng mộ; Nga sẽ kết hợp sức mạnh và sự rộng lớn của phương Đông với sự tinh tế của phương Tây và với cả sức mạnh tinh thần của tôn giáo đích thực; kết hợp Moscow – "La Mã thứ ba" kế thừa vai trò quan trọng của thành Byzantium sụp đổ – với Sa hoàng là "người kế nhiệm của những vị caesars của (đế quốc) Đông La Mã, của những người tổ chức Giáo hội và các hội đồng của nó mà đã định hình chính tín ngưỡng của đức tin Ki-tô" sẽ đóng vai trò quyết định trong việc mở ra một kỷ nguyên mới của công lý và tình huynh đệ toàn cầu. Ở châu Âu nhưng không hoàn toàn thuộc về lục địa này, chính Nga với sự bao la rộng lớn và bí ẩn của nó đã khiến Napoleon thèm muốn; và chính sự thảm bại của ông ta (giống như của Hitler một thế kỷ rưỡi sau đó) khi nhân dân Nga, được tôi luyện trong gian nan thử thách, đã chứng minh khả năng chịu đựng sự thiếu thốn hơn quân đội chủ lực của Napoleon (hay quân đoàn của Hitler). Khi những người dân Nga thiêu rụi bốn phần năm Moscow để ngăn Napoleon chinh phạt thành công và quân đội của ông ta mất nguồn lương thực, Napoleon, với chiến lược vĩ đại giờ đã thất bại, được kể là đã phải thốt lên, "Thật là một dân tộc! Những người Scythia[70]! Thật cương quyết! Lũ người man rợ!" Giờ đây, khi những kỵ binh Cossack uống rượu sâm banh ở Paris, nhà nước độc tài khổng lồ này hiện ra trước một châu Âu cố gắng hiểu tham vọng và phương pháp vận hành của nó. Khi Hội nghị thành Vienna diễn ra, Nga có lẽ là quốc gia hùng mạnh nhất trên lục địa châu Âu. Đích thân đại diện Nga tại hội
nghị hòa bình Vienna, Sa hoàng Alexander rõ ràng là người trị vì chuyên chế nhất của nước này. Là người có niềm tin sâu sắc và nếu có thay đổi thì do chẳng qua ông vừa làm mới đức tin tôn giáo của mình sau khi đọc rất nhiều tài liệu về Kinh Thánh và có những tham vấn tâm linh. Như ông đã viết cho một người bạn tâm giao vào năm 1812, ông tin rằng chiến thắng trước Napoleon sẽ mở ra một thế giới mới và hài hòa dựa trên các nguyên tắc tôn giáo, và ông thề: "Tôi nguyện hiến dâng tất cả vinh quang của mình trên thế giới này để đẩy nhanh sự ngự trị đích thực của Chúa Jesus." Tự coi mình là một công cụ của thánh ý, Sa hoàng đến thành Vienna năm 1814 với một bản thiết kế cho một trật tự thế giới mới xét trên một số khía cạnh còn triệt để hơn so với của Napoleon về độ phổ quát: Một "Liên minh Thần thánh" của các hoàng thân che giấu những lợi ích quốc gia của mình thành việc cùng kiếm tìm hòa bình và công lý, thề từ bỏ cân bằng quyền lực để đổi lấy các nguyên tắc về tình huynh đệ của Thiên Chúa giáo. Như Alexander nói với nhà trí thức và cũng là nhà ngoại giao hoàng gia Pháp Chateaubriand[71]: "Không còn tồn tại một chính sách của người Anh, một chính sách của Pháp, Nga, Phổ hay Áo nữa; hiện giờ chỉ có một chính sách chung duy nhất, đó là vì phúc lợi của tất cả, và chính sách này phải được tất cả các quốc gia và dân tộc thực thi." Đó là tư tưởng đi trước khái niệm của Tổng thống Mỹ Wilson về bản chất của trật tự thế giới, dù nhân danh các nguyên tắc đi ngược lại tầm nhìn của Wilson. Khỏi phải nói rằng, một thiết kế như vậy, được thúc đẩy bằng sức mạnh quân sự của kẻ chiến thắng mà các binh đoàn giờ đang sải bước trên lục địa châu Âu, đã đặt ra một thách thức đối với khái niệm của châu Âu về trạng thái cân bằng giữa các quốc gia có chủ quyền theo Hòa ước Westphalia ra sao. Do nhân danh tầm nhìn mới của nước này về tính chính danh, Nga đã mang đến sức mạnh quá mức cần thiết. Sa hoàng Alexander chấm dứt các cuộc Chiến tranh Napoleon bằng việc dẫn đầu đoàn quân của mình tiến vào Paris, và trong lễ kỷ niệm chiến thắng ông đã
duyệt binh một lực lượng lớn chưa từng có tới 160.000 binh lính Nga trên vùng đồng bằng bên ngoài thủ đô Pháp, một sự phô trương không thể không khiến cho các nước lo ngại, kể cả các quốc gia đồng minh. Sau khi tham khảo ý kiến của cố vấn tôn giáo, Alexander đề xuất một dự thảo tuyên bố chung trong đó các nước thắng trận sẽ tuyên bố rằng "tiến trình quan hệ giữa các cường quốc trước đây cần phải thay đổi một cách căn bản, và điều cấp bách hiện nay là phải thay thế nó bằng một trật tự dựa trên những chân lý được ca tụng của tôn giáo vĩnh cửu của Đấng Cứu thế của chúng ta."Nhiệm vụ củacác nhà đàm phán tại thành Vienna là biếntầm nhìn cứu tinh của Alexander thành một thứ tương thích với sự tiếp tục tồn tại độc lập của các quốc gia của họ và chào đón Nga vào trật tự quốc tế này mà không bị nó nghiền nát
Khi kỷ nguyên của Cách mạng Pháp và Napoleon chấm dứt, quân đội Nga đang chiếm đóng Paris trong một sự đảo chiều lịch sử đáng kinh ngạc. Nửa thế kỷ trước, Nga mới lần đầu tiên bước vào cán cân quyền lực ở Tây Âu khi tham gia cuộc Chiến tranh Bảy năm[56] và đã cho thấy bản chất cai trị độc đoán của Sa hoàng khi đột nhiên tuyên bố trung lập và rút khỏi cuộc chiến, vì Sa hoàng mới đăng quang ngưỡng mộ Frederick Đại đế. Cuối thời kỳ Napoleon, một Sa hoàng khác là Alexander tiếp tục quyết định tương lai châu Âu. Tự do của châu Âu và hệ thống trật tự đi cùng với nó đòi hỏi sự tham gia của một đế quốc lớn hơn nhiều so với toàn bộ phần còn lại của châu Âu và chuyên quyền đến mức độ chưa từng có trong lịch sử châu Âu. Kể từ đó, Nga đã đóng một vai trò độc nhất trong các vấn đề quốc tế: là một phần của cán cân quyền lực ở cả châu Âu và châu Á nhưng lại chỉ đóng góp thất thường vào trạng thái cân bằng của trật tự quốc tế. Nước này đã tiến hành nhiều cuộc chiến tranh hơn so với bất kỳ cường quốc lớn đương thời nào khác, điều đã ngăn cản khả năng một cường quốc duy nhất thống trị châu Âu, kiên định chống lại Charles XII[57] của Thụy Điển, Napoleon và Hitler khi các yếu tố chủ chốt đảm bảo cân bằng ở lục địa bị phá vỡ. Chính sách của nước này đã theo đuổi một nhịp điệu đặc biệt của riêng mình qua nhiều thế kỷ, mở rộng trên một khu vực rộng lớn trải dài gần như mọi miền khí hậu và nền văn minh, đôi khi bị gián đoạn do nhu cầu cần phải điều chỉnh cơ cấu nội bộ theo tham vọng to lớn của kế hoạch đó, chỉ để quay lại như cơn thủy triều rút vào bờ. Từ Peter Đại đế[58] cho đến Vladimir Putin, dù hoàn cảnh thay đổi nhưng nhịp điệu đó vẫn
đặc biệt nhất quán. Nổi lên từ những biến động của thời kỳ Napoleon, các nước Tây Âu kính nể và lo sợ khi chứng kiến một đất nước có lãnh thổ và lực lượng quân đội vượt trội lãnh thổ và quân đội của cả lục địa châu Âu, một đất nước mà tầng lớp tinh hoa của nước này dù có khéo léo, biết ngoại giao nhưng dường như khó có thể che giấu một thế lực nguyên thủy trước nền văn minh phương Tây và xa hơn thế. Từ góc nhìn của một nước Pháp bị kiềm chế và một châu Âu bị cường quốc Nga định hình lại, lữ hành người Pháp Marquis de Custine[59] tuyên bố năm 1843: Nga là một sự lai tạp mang sức sống của thảo nguyên đến trung tâm châu Âu: Một sự pha trộn kỳ quái giữa sự tao nhã lặt vặt của Byzantium và sự tàn bạo của bộ lạc du cư miền sa mạc, một cuộc đấu tranh giữa phép xã giao của Đế quốc Hạ vùng [Byzantine] và sự hoang dại của châu Á, đã sản sinh ra một nhà nước hùng mạnh mà châu Âu hiện chứng kiến và tạo ra những ảnh hưởng mà từ nay trở về sau lục địa này có lẽ sẽ cảm thấy nhưng không thể nào hiểu được sự vận hành của nó. Tất cả mọi điều về Nga – sự chuyên chế, diện tích, những tham vọng trải dài địa cầu và sự bất an của nước này – rõ ràng là sự thách thức đối với quan niệm truyền thống về trật tự quốc tế của châu Âu vốn được xây dựng trên sự cân bằng và kiềm chế. Vị thế của Nga ở trong và đối với châu Âu từ lâu đã mơ hồ. Trong khi đế chế của Charlemagne đã tan vỡ trong thế kỷ 9 thành những vùng sau này trở thành các quốc gia hiện đại là Pháp và Đức, các bộ tộc Slav cách đó hơn một ngàn dặm về phía đông đã liên kết thành một liên bang ở xung quanh thành phố Kiev (hiện là thủ đô và trung tâm địa lý của Ukraine, dù hầu hết người Nga đều nhận thức đó là một hợp phần không thể tách rời trong đất đai của cha ông họ). Miền "đất của người Nga" này là nơi giao nhau của rất nhiều nền văn minh và những tuyến đường thương mại. Với người Viking[60] ở phía bắc, Đế quốc Ả- rập đang bành trướng ở phía nam và các bộ tộc người Thổ Nhĩ Kỳ
cướp bóc ở phía đông, Nga thường xuyên chịu sự chi phối của những cám dỗ và nỗi sợ hãi trộn lẫn. Ở phía đông, quá xa để có trải nghiệm với Đế quốc La Mã (mặc dù các Sa hoàng tuyên bố những "Caesar" là tổ tiên chính trị và nguồn gốc từ "czar" của họ), người Ki-tô giáo tìm thấy quyền lực tôn giáo nơi Nhà thờ Chính Thống ở Constantinople chứ không phải ở La Mã, Nga đủ gần với châu Âu hơn để có cùng một vốn từ văn hóa chung nhưng lại luôn lệch pha với những xu hướng lịch sử của lục địa này. Kinh nghiệm này khiến Nga trở thành một cường quốc "Âu- Á" độc nhất, trải dài trên hai lục địa nhưng chưa bao giờ hoàn toàn coi lục địa nào là nhà. Sự phân tách sâu sắc nhất xuất hiện cùng với các cuộc xâm lược của người Mông Cổ vào thế kỷ 13, những cuộc xâm lược đã khuất phục một nước Nga bị chia rẽ về chính trị và san bằng Kiev. Hai thế kỷ rưỡi dưới ách thống trị của người Mông Cổ (1237-1480) và cuộc đấu tranh sau đó nhằm khôi phục một nhà nước cố kết dựa trên Công quốc Moscow, đã áp đặt lên Nga một định hướng về phương Đông, cũng như Tây Âu đang vạch ra những viễn cảnh công nghệ và tri thức mới mà sẽ hình thành nên kỷ nguyên hiện đại. Trong kỷ nguyên châu Âu khám phá đường biển, Nga rất vất vả để tái thiết thành một quốc gia độc lập và củng cố biên giới chống lại những mối đe dọa từ mọi hướng. Khi cuộc Cải cách Tin Lành thúc đẩy sự đa dạng chính trị và tôn giáo ở châu Âu, Nga đã biến sự sụp đổ của ngôi sao dẫn đường về tôn giáo của mình (Constantinople và Đế quốc Đông La Mã bị sụp đổ trước sự xâm lược của người Hồi giáo năm 1453) thành một niềm tin gần như thần bí rằng (như giáo sĩ Filofei viết cho Ivan III[61] vào khoảng năm 1500) Sa hoàng giờ đây là "Hoàng đế duy nhất của tất cả những người theo Ki-tô giáo trong toàn vũ trụ" với lời kêu gọi của Chúa cứu thế để giành lại thủ đô Byzantine cho đạo Ki-tô. Châu Âu đang đi đến việc chấp nhận sự đa cực của nó như là một cơ chế nhằm đảm bảo cân bằng, nhưng Nga đang học được ý
nghĩa của địa chính trị từ trường đời khắc nghiệt của thảo nguyên, nơi vô số bộ lạc du mục tranh giành các nguồn tài nguyên trên một địa hình mở với rất ít biên giới cố định. Ở đó những cuộc cướp bóc và bắt người của bộ lạc khác làm nô lệ diễn ra định kỳ, điều mà đối với một số người đó là lẽ sống; ở đây, độc lập đồng nghĩa với lãnh thổ mà một dân tộc có thể bảo vệ được mình. Nga khẳng định mối liên hệ của nó với văn hóa phương Tây, nhưng ngay cả khi bành trướng theo cấp số nhân, nước này tự coi là một tiền đồn của nền văn minh đang bị vây hãm mà chỉ có thể đảm bảo được bằng cách áp đặt ý chí chuyên chế của nó lên các nước láng giềng. Trong khái niệm trật tự theo Hòa ước Westphalia, các chính khách châu Âu định nghĩa an ninh là sự cân bằng quyền lực và kiềm chế sử dụng quyền lực. Theo kinh nghiệm lịch sử của Nga, kiềm chế sử dụng quyền lực đồng nghĩa với thảm họa: theo quan điểm này, việc Nga không thống trị được những vùng xung quanh mình đã khiến nước này bị Mông Cổ xâm lược và rơi vào "Thời kỳ Rối ren" ác mộng (khoảng thời gian 15 năm trong tình trạng vô chính phủ trước khi triều đại Romanov[62] được thành lập vào năm 1613, khi đó những cuộc xâm lược, nội chiến và nạn đói đã làm thiệt mạng một phần ba dân số của Nga). Hòa ước Westphalia coi trật tự quốc tế như một cơ chế cân bằng phức tạp; Nga coi trật tự quốc tế là cuộc chiến ý chí vĩnh viễn, trong cuộc chiến đó Nga bành trướng lãnh thổ của mình ở từng giai đoạn tới giới hạn tuyệt đối các nguồn lực vật chất của nó. Vì thế, khi được hỏi về chính sách đối ngoại của Nga, Bộ trưởng Nashchokin dưới thời Sa hoàng Alexei[63] vào giữa thế kỷ 17 đã miêu tả thẳng thắn, "Mở rộng nhà nước về mọi hướng và đây là công việc của Bộ Ngoại giao." Quá trình này phát triển thành một quan điểm quốc gia và thúc đẩy Công quốc Moscow một thời mở rộng trên khắp châu Âu và châu Á để trở thành đế quốc có diện tích lớn nhất trên thế giới, trong sự thôi thúc bành trướng chậm rãi nhưng dường như
không thể cưỡng lại được, và sẽ vẫn không hề suy giảm cho tới tận năm 1917. Do đó, năm 1903, học giả người Mỹ Henry Adams[64] ghi lại quan điểm của đại sứ Nga ở Washington (thời điểm đó Nga đã vươn tới Triều Tiên): Triết lý chính trị của ông ta, giống như của tất cả người Nga, dường như cố định trên ý tưởng duy nhất rằng Nga phải lăn – với quán tính không thể cưỡng lại được, nghiền nát bất kỳ cái gì ngăn cản nó... Khi Nga cán qua một dân tộc láng giềng, nước này đã hấp thụ năng lượng của họ vào xu hướng phong tục và chủng tộc của riêng nó mà cả Sa hoàng lẫn người nông dân không thể chuyển đổi, hay muốn chuyển đổi, thành bất kỳ điều gì tương đương với phương Tây. Không có biên giới tự nhiên nào ngoại trừ Bắc cực và Thái Bình Dương, Nga ở vị thế phải hài lòng với sự thôi thúc này trong nhiều thế kỷ, liên tục tiến vào Trung Á, sau đó là vùng Caucasus, rồi đến khu vực Balkan, Đông Âu, Scandinavia và Biển Baltic, cho tới Thái Bình Dương và các vùng biên giới của Trung Quốc và Nhật Bản (và trong một khoảng thời gian giữa thế kỷ 18 và thế kỷ 19 băng qua Thái Bình Dương tiến vào các khu định cư ở Alaska và California). Mỗi năm, nước này mở rộng một diện tích lớn hơn toàn bộ lãnh thổ của nhiều quốc gia châu Âu (trung bình 100.000 km2 mỗi năm từ năm 1552 đến năm 1917). Khi hùng mạnh, Nga hành xử với sự chắc chắn độc đoán của một siêu cường và nhất quyết yêu cầu các nước khác phải chính thức bày tỏ lòng tôn kính đối với vị thế của nó. Khi suy yếu, nước này che giấu sự dễ bị tổn thương của mình thông qua việc viện dẫn đến nguồn lực dự trữ to lớn ở trong nước. Trong cả hai trường hợp, đó là một thách thức đặc biệt đối với các thủ đô phương Tây vốn quen ứng phó với một phong cách có phần lịch sự hơn. Đồng thời, những chiến công bành trướng đáng sợ của Nga diễn ra trên một cơ sở nhân khẩu học và kinh tế mà nếu theo tiêu chuẩn phương Tây là không tiên tiến, với nhiều khu vực dân cư
thưa thớt và dường như không được tiếp cận với văn hóa và công nghệ hiện đại. Vì vậy, đế quốc chinh phục thế giới này vẫn bị gắn liền với một cảm giác dễ bị tổn thương đầy nghịch lý, như thể hành quân nửa vòng Trái Đất đã tạo thêm nhiều kẻ thù tiềm năng hơn là có thêm sự đảm bảo an ninh. Từ quan điểm đó, đế chế của Sa hoàng có thể được cho là đã mở rộng bởi vì việc bành trướng có vẻ dễ tiếp tục hơn là ngừng lại. Trong bối cảnh này, một khái niệm riêng biệt của Nga về tính chính danh chính trị được định hình. Trong khi châu Âu ở thời kỳ Phục hưng tái khám phá quá khứ nhân văn cổ điển của nó và gọt giũa những khái niệm mới của chủ nghĩa cá nhân và tự do, Nga tìm kiếm sự trỗi dậy của nó trong đức tin thuần khiết và trong sự gắn kết của một quyền lực thần thánh duy nhất chế ngự tất cả những sự chia rẽ, Sa hoàng là "biểu tượng sống của Thiên Chúa," những mệnh lệnh của ông là không thể chống lại và đương nhiên là chính đáng. Một đức tin Ki-tô và một ngôn ngữ tinh hoa chung (tiếng Pháp) nhấn mạnh sự tương đồng quan điểm với phương Tây. Tuy nhiên, những du khách châu Âu đầu tiên tới nước Nga của Sa hoàng thấy mình như đang ở một vùng đất của những thái cực gần như siêu thực và nghĩ rằng đằng sau vẻ ngoài của một chế độ quân chủ phương Tây hiện đại, họ đã thấy một chế độ chuyên quyền theo tập quán của người Mông Cổ và Tartar – "kỷ luật châu Âu hỗ trợ cho sự độc tài của châu Á" – theo nhận xét khắt khe của Marquis de Custine. Nga đã gia nhập hệ thống quốc gia châu Âu hiện đại dưới thời Peter Đại đế theo cách không giống như bất kỳ xã hội nào khác. Ở cả hai bên, sự gia nhập này là sự chấp nhận thận trọng. Peter sinh năm 1672 khi Nga về cơ bản vẫn ở thời Trung cổ. Vào lúc đó, Tây Âu đã phát triển qua thời kỳ Khám phá, Phục hưng và Cải cách; và đang đứng trước ngưỡng cửa của cuộc cách mạng khoa học và thời kỳ Khai sáng. Là người cao lớn (tới 2m03) và tràn đầy sinh lực, vị Sa hoàng trẻ tuổi bắt đầu biến đổi đế chế của mình trong một triều đại thể hiện cực đoan rất nhiều đặc điểm và khát
vọng của Nga. Quyết tâm khám phá những thành quả của hiện đại và so sánh chúng với những thành tựu của Nga, Peter thường xuyên ghé thăm các cửa hàng và nhà máy trong khu vực của người Đức lưu vong ở Moscow. Là một vị vương trẻ, ông đi khắp thủ đô các nước phương Tây để đích thân thử nghiệm các kỹ thuật hiện đại và các môn học chuyên ngành. Khi thấy Nga lạc hậu so với phương Tây, Peter tuyên bố mục tiêu của mình, "cắt đứt người dân khỏi những phong tục châu Á trước đây và hướng dẫn họ theo cách xử sự của tất cả những người Ki-tô giáo ở châu Âu." Một loạt sắc chỉ được ban hành: Nga sẽ áp dụng cách xử sự và kiểu tóc phương Tây, tìm kiếm công nghệ nước ngoài, xây dựng quân đội và hải quân hiện đại, mở rộng biên giới bằng các cuộc chiến với hầu hết các nước láng giềng, vượt qua Biển Baltic và xây dựng một thủ đô mới ở St. Petersburg. Cuối cùng, "cửa sổ ra phương Tây" của Nga được một lực lượng lao động cưỡng bức, bị lính đánh đập và chịu nhiều thương vong, xây dựng bằng tay không trên một vùng đầm lầy hoang dã do đích thân Peter chọn, khi ông đâm thanh kiếm của mình xuống đất và tuyên bố: "Nơi này sẽ là một thành phố." Khi những người theo chủ nghĩa truyền thống nổi loạn, Peter đã dẹp tan họ và ít nhất là theo các câu chuyện đến được với thế giới phương Tây, ông đã đích thân tra tấn và chặt đầu những người lãnh đạo cuộc nổi loạn. Thành tựu xuất sắc của Peter đã biến đổi xã hội Nga và đưa đế chế của ông lên hàng đầu các cường quốc ở phương Tây. Tuy nhiên, sự biến đổi đột ngột này để lại cho Nga những bất an của một "gã nhà giàu mới nổi." Không ở một đế quốc nào mà người trị vì tuyệt đối cảm thấy cần phải nhắc nhở thần dân của mình bằng văn bản rằng "Nga là một quốc gia châu Âu. Điều này được chứng minh rõ ràng bởi những nhận định sau" như người kế vị Peter là Catherine Đại đế[65] đã làm vậy ở nửa thế kỷ sau đó. Những cải cách của Nga luôn được những nhà chuyên chế tàn nhẫn thực hiện trên những người dân dễ sai khiến, với ước muốn
vượt qua quá khứ của nó hơn là được thúc đẩy bởi niềm tin vào tương lai. Tuy nhiên, như những nhà cải cách và nhà cách mạng kế vị của mình, khi triều đại của ông ta đã qua, thần dân của ông và con cháu của họ ghi công ông vì đã thúc đẩy họ, dù tàn nhẫn đến đâu, để đạt được những thành tựu mà bản thân họ đã hầu như không kiếm tìm. (Theo các cuộc thăm dò gần đây, Stalin cũng được ghi công như vậy trong suy nghĩ của người Nga đương đại.) Catherine Đại đế – nhà cải cách chuyên chế của Nga từ năm 1762 đến năm 1796 và là người giám sát một thời kỳ lịch sử của thành tựu văn hóa và mở rộng lãnh thổ (bao gồm cả cuộc chinh phục Hãn quốc Crimea của Nga và khuất phục Zaporizhian Host, vương quốc Cossack tự trị xưa kia ở vùng ngày nay là miền Trung Ukraine) – biện minh cho chế độ chuyên chế cực đoan của Nga như là hệ thống chính quyền duy nhất có thể đảm bảo sự thống nhất của một vùng lãnh thổ rộng lớn đến vậy: Quy mô của lãnh thổ tự trị đòi hỏi một quyền lực tuyệt đối được trao cho người cai trị nó. Điều này là thích hợp khi các công văn dù được nhanh chóng gửi đi từ những miền xa xôi, có thể phải sửa đổi rất nhiều do đến chậm vì khoảng cách quá xa. Bất kỳ hình mẫu chính quyền nào khác sẽ không chỉ gây phương hại tới Nga mà thậm chí còn dẫn đến sự sụp đổ toàn diện. Do đó, những gì phương Tây coi là độc tài chuyên chế được Nga coi như một điều cần thiết căn bản, điều kiện tiên quyết cho sự cai trị thành công. Như Hoàng đế Trung Hoa, Sa hoàng là người cai trị tuyệt đối theo truyền thống, được trao những quyền năng huyền bí và giám sát một lãnh thổ rộng lớn cấp châu lục. Tuy nhiên, vị trí của Sa hoàng khác với Hoàng đế Trung Hoa ở một khía cạnh quan trọng. Theo quan điểm của Trung Quốc, Hoàng đế trị vì khắp thiên hạ thông qua sự cai trị anh minh; theo quan điểm của Nga, sự lãnh đạo của Sa hoàng chủ yếu thông qua khả năng áp đặt ý chí của mình thông qua việc khẳng định quyền lực không
thể bị thách thức và gây ấn tượng với tất cả mọi người về sức mạnh áp đảo của nhà nước Nga. Hoàng đế Trung Hoa được coi là hiện thân về tính ưu việt của nền văn minh Trung Hoa, truyền cảm hứng cho những người khác "hãy đến và được thay đổi." Sa hoàng được coi là hiện thân của việc bảo vệ Nga trước kẻ thù xung quanh nó từ mọi hướng. Do đó, trong khi các hoàng đế được ca tụng vì lòng nhân từ không thiên vị của bậc bề trên, nhà sử học thế kỷ 19 Nikolai Karamzin[66] thấy trong sự hà khắc của Sa hoàng một dấu hiệu thể hiện ông đang thực thi sứ mệnh đích thực của mình: Ở Nga, người cầm quyền tối cao là luật pháp sống. Ông ưu ái người tốt và trừng phạt kẻ xấu... [Một] trái tim nhân từ ở một quốc vương chỉ được coi là đức tính tốt khi nó được tôi luyện với trách nhiệm sử dụng sự nghiêm khắc một cách hợp lý. Không như Mỹ trong quá trình mở rộng về phía tây, Nga luôn biện minh về mặt đạo đức cho những cuộc chinh phạt của mình, rằng nước này đang mở rộng trật tự và khai sáng tới những vùng đất ngoại đạo (trong đó, việc buôn bán lông thú và khoáng chất sinh lợi béo bở là lợi ích phụ). Tuy nhiên, trong khi tầm nhìn của Mỹ truyền cảm hứng lạc quan vô bờ bến, kinh nghiệm của Nga rốt cuộc dựa trên sự chịu đựng khắc kỷ. Mắc kẹt "tại điểm giao của hai thế giới rộng lớn và không thể hòa hợp," Nga thấy bản thân mình có sứ mệnh đặc biệt là kết nối hai thế giới này, nhưng lại phải đối phó ở khắp mọi hướng với những lực lượng chống đối mà đã không hiểu được sứ mệnh này. Nhà văn vĩ đại và nhà dân tộc chủ nghĩa nhiệt thành người Nga Fyodor Dostoevsky[67] viện dẫn "luôn cố hữu trong người dân Nga một niềm khao khát không ngừng về một nhà thờ chung vĩ đại trên Trái Đất." Sự tán dương về việc Nga tổng hợp các nền văn minh trên toàn thế giới gợi lên một sự tuyệt vọng tương ứng về vị thế của Nga (theo lời của một bài phê bình có ảnh hưởng vào thế kỷ 19) một "đứa trẻ mồ côi bị tách rời khỏi gia đình nhân loại... Để mọi người chú ý đến chúng ta, chúng ta đã phải trải rộng từ Eo biển Bering[68] tới
sông Oder[69]." Trong "tâm hồn Nga" bành trướng và khổ đau (như các nhà tư tưởng Nga có lẽ gọi như vậy), vẫn tồn tại một niềm tin rằng một ngày nào đó tất cả những nỗ lực lớn lao và mâu thuẫn của Nga sẽ gặt hái kết quả, cuộc hành trình của nước này sẽ được minh oan; những thành tựu của nó sẽ được khen ngợi và sự khinh thị của phương Tây sẽ biến thành nỗi kính sợ và lòng ngưỡng mộ; Nga sẽ kết hợp sức mạnh và sự rộng lớn của phương Đông với sự tinh tế của phương Tây và với cả sức mạnh tinh thần của tôn giáo đích thực; kết hợp Moscow – "La Mã thứ ba" kế thừa vai trò quan trọng của thành Byzantium sụp đổ – với Sa hoàng là "người kế nhiệm của những vị caesars của (đế quốc) Đông La Mã, của những người tổ chức Giáo hội và các hội đồng của nó mà đã định hình chính tín ngưỡng của đức tin Ki-tô" sẽ đóng vai trò quyết định trong việc mở ra một kỷ nguyên mới của công lý và tình huynh đệ toàn cầu. Ở châu Âu nhưng không hoàn toàn thuộc về lục địa này, chính Nga với sự bao la rộng lớn và bí ẩn của nó đã khiến Napoleon thèm muốn; và chính sự thảm bại của ông ta (giống như của Hitler một thế kỷ rưỡi sau đó) khi nhân dân Nga, được tôi luyện trong gian nan thử thách, đã chứng minh khả năng chịu đựng sự thiếu thốn hơn quân đội chủ lực của Napoleon (hay quân đoàn của Hitler). Khi những người dân Nga thiêu rụi bốn phần năm Moscow để ngăn Napoleon chinh phạt thành công và quân đội của ông ta mất nguồn lương thực, Napoleon, với chiến lược vĩ đại giờ đã thất bại, được kể là đã phải thốt lên, "Thật là một dân tộc! Những người Scythia[70]! Thật cương quyết! Lũ người man rợ!" Giờ đây, khi những kỵ binh Cossack uống rượu sâm banh ở Paris, nhà nước độc tài khổng lồ này hiện ra trước một châu Âu cố gắng hiểu tham vọng và phương pháp vận hành của nó. Khi Hội nghị thành Vienna diễn ra, Nga có lẽ là quốc gia hùng mạnh nhất trên lục địa châu Âu. Đích thân đại diện Nga tại hội
nghị hòa bình Vienna, Sa hoàng Alexander rõ ràng là người trị vì chuyên chế nhất của nước này. Là người có niềm tin sâu sắc và nếu có thay đổi thì do chẳng qua ông vừa làm mới đức tin tôn giáo của mình sau khi đọc rất nhiều tài liệu về Kinh Thánh và có những tham vấn tâm linh. Như ông đã viết cho một người bạn tâm giao vào năm 1812, ông tin rằng chiến thắng trước Napoleon sẽ mở ra một thế giới mới và hài hòa dựa trên các nguyên tắc tôn giáo, và ông thề: "Tôi nguyện hiến dâng tất cả vinh quang của mình trên thế giới này để đẩy nhanh sự ngự trị đích thực của Chúa Jesus." Tự coi mình là một công cụ của thánh ý, Sa hoàng đến thành Vienna năm 1814 với một bản thiết kế cho một trật tự thế giới mới xét trên một số khía cạnh còn triệt để hơn so với của Napoleon về độ phổ quát: Một "Liên minh Thần thánh" của các hoàng thân che giấu những lợi ích quốc gia của mình thành việc cùng kiếm tìm hòa bình và công lý, thề từ bỏ cân bằng quyền lực để đổi lấy các nguyên tắc về tình huynh đệ của Thiên Chúa giáo. Như Alexander nói với nhà trí thức và cũng là nhà ngoại giao hoàng gia Pháp Chateaubriand[71]: "Không còn tồn tại một chính sách của người Anh, một chính sách của Pháp, Nga, Phổ hay Áo nữa; hiện giờ chỉ có một chính sách chung duy nhất, đó là vì phúc lợi của tất cả, và chính sách này phải được tất cả các quốc gia và dân tộc thực thi." Đó là tư tưởng đi trước khái niệm của Tổng thống Mỹ Wilson về bản chất của trật tự thế giới, dù nhân danh các nguyên tắc đi ngược lại tầm nhìn của Wilson. Khỏi phải nói rằng, một thiết kế như vậy, được thúc đẩy bằng sức mạnh quân sự của kẻ chiến thắng mà các binh đoàn giờ đang sải bước trên lục địa châu Âu, đã đặt ra một thách thức đối với khái niệm của châu Âu về trạng thái cân bằng giữa các quốc gia có chủ quyền theo Hòa ước Westphalia ra sao. Do nhân danh tầm nhìn mới của nước này về tính chính danh, Nga đã mang đến sức mạnh quá mức cần thiết. Sa hoàng Alexander chấm dứt các cuộc Chiến tranh Napoleon bằng việc dẫn đầu đoàn quân của mình tiến vào Paris, và trong lễ kỷ niệm chiến thắng ông đã
duyệt binh một lực lượng lớn chưa từng có tới 160.000 binh lính Nga trên vùng đồng bằng bên ngoài thủ đô Pháp, một sự phô trương không thể không khiến cho các nước lo ngại, kể cả các quốc gia đồng minh. Sau khi tham khảo ý kiến của cố vấn tôn giáo, Alexander đề xuất một dự thảo tuyên bố chung trong đó các nước thắng trận sẽ tuyên bố rằng "tiến trình quan hệ giữa các cường quốc trước đây cần phải thay đổi một cách căn bản, và điều cấp bách hiện nay là phải thay thế nó bằng một trật tự dựa trên những chân lý được ca tụng của tôn giáo vĩnh cửu của Đấng Cứu thế của chúng ta."Nhiệm vụ củacác nhà đàm phán tại thành Vienna là biếntầm nhìn cứu tinh của Alexander thành một thứ tương thích với sự tiếp tục tồn tại độc lập của các quốc gia của họ và chào đón Nga vào trật tự quốc tế này mà không bị nó nghiền nát
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenHHH.com