
XỬ THẾ TRÍ TUỆ TOÀN THƯ - THUẬT NÓI CHUYỆN
0 lượt thích / 1 lượt đọc
Các bài văn và các tác phẩm bàn về nghệ thuật xử thế có thể thấy rất nhiều trong sử
sách, hết sức phong phú đa dạng, nên chúng tôi thấy không cần thiết phải phức tạp hoá
vấn đề, song có một chuyện vẫn thúc đẩy chúng tôi, khiến chúng tôi đành phải viết cuốn
sách này.
Nơi đầu sông là nơi sóng to gió lớn. Trong thế gian này, chẳng có con đường nào là dễ đi
cả. Trên thế giới này, có người nhờ miệng lưỡi mà kiếm được miếng ăn, song cũng có
người vì miệng lưỡi mà chịu thiệt thòi.
Tìm hiểu kĩ nguyên nhân của điều đó mới thấy đúng như một câu tục ngữ đã nói là: "Kẻ
không biết ăn nói thì nói vội nói vàng. Kẻ có tài ăn nói thì nghĩ kỹ rồi mới nói."
Chỉ một chữ "nghĩ" thôi đã biểu đạt một cách sâu sắc sự liên hệ vô cùng khắng khít giữa
lời nói và trí tuệ. "Nghệ Thuật nói chuyện" chính là muốn thông qua kinh nghiệm thực tiễn
các bậc kì tài hùng biện sắc sảo, thao thao bất tuyệt để phân tích kĩ lưỡng trí tuệ và kĩ xảo
vận dụng ngôn ngữ sắc bén của họ, từ đó cung cấp cho bạn đọc một số cách kết hợp hài
hoà giữa trí tuệ và ngôn ngữ.
Cuốn "Nghệ Thuật nói chuyện" không phải là những thuyết giáo lí luận sâu xa khó hiểu,
mà nó chú trọng đến việc thông qua những ví dụ thực tiễn sinh động, dễ hiểu điển hình để
thể hiện điều quan trọng của ngôn ngữ trí tuệ. Tính trí tuệ, sự thú vị, tính thực tiễn chính là
những đặc điểm mà cuốn "Nghệ Thuật nói chuyện" cố gắng thể hiện, song liệu có thể thực
sự đạt được điều đó hay không còn chờ vào sự đánh giá của độc giả