TruyenHHH.com

Van Tuyen Sinh Thi Vao Lop 10

1.Tác giả: Huy Cận

Vì sao gọi ông là nhà thơ của biển ư? Vì ngoài Tràng Giang nổi tiếng, ông còn có bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, nằm trong chương trình văn cấp 2 những năm về trước. Bài thơ này được mọi người yêu thơ gọi là khúc tráng ca về lao động, được viết năm 1958 nhân chuyến đi thực tế của tác giả ở Hồng Gai, đã in trong tập Trời mỗi ngày lại sáng (1958).

Nhà thơ Huy Cận sinh vào ngày cuối dư của tháng 5 năm 1919, đó là tuổi do người cậu khai, còn ngày sinh chính xác của ông là ngày 29 tháng 12 năm Bính Thìn (tức ngày 22 tháng 1 năm 1917).

 Quê ông ở dưới chân núi Mồng Gà, bên bờ sông Ngàn Sâu- thượng nguồn sông La, thuộc  làng Ân Phú,  huyện Hương Sơn (nay là xã Ân Phú, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh).

Tuy ở quê, nhà nghèo, nhưng ông vẫn được bố mẹ (nhà nho gốc nông dân) cho đi họ, rồi học lên Trung học ở Huế và đậu tú tài Pháp. Ra Hà Nội học trường Cao đẳng Canh nông (cùng Xuân Diệu ở phố Hàng Than).

2. Tác phẩm
Tác giả từng gọi bài thơ " Đoàn thuyền đánh cá là một" khúc tráng ca.". Đúng vậy , đây là khúc ca đồng vọng khi nhà thơ cùng hóa thân trong niềm vui của người ngư dân lao động với tinh thần làm chủ , trong sự hòa hợp với thiên nhiên kỳ thú , mỹ lệ. Như Xuân Diệu đã ví von bài thơ là " món quà đặc biệt vùng mỏ Hòn Gai - Cẩm Phả cho vào túi thơ Huy Cận "

A/ MỞ BÀI

_ Theo lối xuất xứ : Nhắc đến Huy Cận, người ta liên tưởng ngay đến nhà thơ của vũ trụ, của thiên nhiên. Thơ của ông trước Cách mạng tháng tám thướng thấm đẫm nỗi buồn. Sau những ngày hòa bình được lặp lại trên miền Bắc, cũng cảm hứng lãng mạn nhưng thơ của Huy Cận không xa rời với thực tế mà gắn liền với cuộc sống hiện thực. Cái nhìn của thi sĩ về thiên nhiên bỗng trở nên ấm áp và tràn đầy niềm tin yêu vào con người. « Đoàn thuyền đánh cá » được viết năm 1958 nhân chuyến đi thực tế ở Hồng Gai là một bằng chứng.

Bài thơ đã khắc học cảnh tượng đoàn thuyền đánh cá làm việc cật lực trong đêm tối để từ đó tác giả kín đáo bộc lộ thái độ ngợi ca sự giàu đẹp của biển quê hương và vẻ đẹp của những người lao động mới. Chủ đề ấy đã được thể hiện khá rõ nét trong đoạn trích (trích dẫn đề)

_ Theo lối so sánh :

Yêu biết mấy những con người đi tới

Hai cánh tay như hay cánh bay lên

Ngực dám đón những phong ba dữ dội

Chân lội bùn không sợ những loài sên

(Tố Hữu)

Đẹp thay, tự hào thay hình ảnh những con người mới đang làm chủ cuộc đời mình. Có thể nói khung cảnh miền Bắc đang cuộn chảy theo dòng thác xây dựng chủ nghĩa xã hội và hình ảnh những con người lao động mới là nguồn cảm hứng dạt dào trong những sáng tác được viết trong giai đoạn. Bên cạnh « Tiếng chổi tre » (Tố Hữu), « Ngói mới » (Xuân Diệu), « Anh chủ nhiệm » (Hoàng Trung Thông) … sẽ là thiếu sót lớn nếu chúng ta không nhắc đến « Đoàn thuyền đánh cá » của thi sĩ Huy Cận.

Bài thơ đã khắc họa sự giàu đẹp của biển quê hương và cảnh tượng đoàn thuyền đánh cá làm việc cật lực trong đêm tối để từ đó tác giả kín đáo bộc lộ thái độ ca ngợi sự giàu đẹp của đất nước và con người Việt Nam trong thời kì mới. Chủ đề ấy được thể hiện khá rõ nét trong đoạn trích sau đây (trích dẫn đề)

Hoặc :

Huy Cận có lần tự họa về mình :

Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm

Nỗi nhớ thương không biết đã tàn chưa

Hay lòng chàng vẫn tủi nắng sầu mưa

Cùng đất nước mà nặng buồn sông núi

« Mai sau » – Huy Cận

Đó là tâm trạng của một chàng Huy Cận khi còn là một gương mặt nổi bật của phong trào Thơ mới. Buồn nên chàng gửi nhớ gửi thương vào vũ trụ, đốt lên ngọn « Lửa thiêng » để giải vợi nỗi sầu. Sau một thời gian trăn trở kiếm tìm một lối đi cho thơ, Huy Cận đã bắt kịp nhịp điệu cuộc sống mới. Nhà thơ hăm hở đi thực tế để viết nên những khúc tráng ca về thời đại. « Đoàn thuyền đánh cá » viết năm 1958 nhân chuyến đi thực tế ở Quảng Ninh là một bằng chứng đánh dấu bước chuyển thực sự trong sự nghiệp sáng tạo thi ca của Huy Cận.

Bài thơ là khúc hát khỏe khoắn, lãng mạn, hào hùng ca ngợi cuộc sống lao động đang đổi thịt thay da và hình cảnh những con người trong tư thế làm chủ bầu trời, làm chủ cuộc đời mới. Chủ để ấy được thể hiện khá rõ nét trong đoạn trích (trích dẫn đề)

 

B/THÂN BÀI

– Một trong những bài thơ được nhiều người yêu thích nhất là bài “ Đoàn thuyền đánh cá” được viết năm 1958 tại vùng biển Quảng Ninh. Với bút pháp lãng mạn kết hợp hiện thực và nhiều hình ảnh kì vĩ, tráng lệ ,bài thơ đã ca ngợi thiên nhiên vũ trụ và con người lao động trong cuộc sống mới ở miền Bắc thời kỳ xây dụng chủ nghĩa xã hội.

1.1 Cảnh ra khơi và tâm trạng náo nức của con người.
a. Cảnh hoàng hôn trên biển.
– Cảnh mặt trời lặn được miêu tả thật độc đáo và ấn tượng:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
– Nghệ thuật so sánh nhân hóa cho thấy cảnh biển hoàng hôn vô cùng tráng lệ, hùng vĩ. Mặt trời được ví như một hòn lử khổng lồ đang từ từ lặn xuống. Trong hình ảnh liên tưởng này, vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ, những lượn sóng là then cửa. Chi tiết Mặt trời xuống biển có thể gây ra sự thắc mắc của người đọc vì bài thơ tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ở vùng biển miền Bắc, mà ở bờ biển nước ta, trừ vùng Tây Nam thường chỉ thấy cảnh mặt trời mọc trên biển chứ không thể thấy cảnh mặt trời lặn xuống biển. Thực ra hình ảnh mặt trời xuống biển là được nhìn từ trên con thuyền đang ra biển hoặc từ một hòn đảo vào lúc hoàng hôn, nhìn về phía tây, qua một khoảng biển thì vẫn có thể thấy như là mặt trời xuống biển. Với sự quan sát tinh tế nhà thơ đã miêu tả rất thực chuyển đổi thời khắc giữa ngày và đêm.
b. Khi thiên nhiên bước vào trạng thái nghỉ ngơi thì con người bắt đầu làm việc
“ Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm với gió khơi”
– Đoàn thuyền chứ không phải chỉ con thuyền ra khơi đã tạo ra sự tấp nập trên biển. Chữ “Lại” vừa khẳng định nhịp điệu lao động của người dân chài đã đi vào ổn định, vừa thể hiện sự đối lập giữa sự nghỉ ngơi của đất trời và sự làm việc của con người.
– Tác giả đã tạo ra một hình ảnh khỏe, lạ mà thật từ sự gắn kết 3 sự vật và hiện tượng: Câu hát, cánh buồm và gió khơi. Người đánh cá căng buồm và cất câu hát lên nhà thơ có cảm giác như chính câu hát đó đã làm căng cánh buồm. Câu hát mang theo niềm vui, sự phấn chấn của người lao động trở thành sức mạnh cùng với gió biển làm căng cánh buồm để con thuyền lướt sóng ra khơi.
– Nghệ thuật ẩn dụ trong hình ảnh thơ lãng mạn này đã góp phần thể hiện một hiện thực : Đó là niềm vui phơi phới, tinh thần lạc quan của người dân chài. Họ ra khơi trong tâm trạng đầy hứng khởi vì học tìm thấy niềm vui trong lao động, yêu biển và say mê với công việc chinh phục biển khơi làm giàu cho Tổ quốc.
– Câu hát của người lao động còn mang theo niềm mong mỏi tha thiết vừa hiện thực vừa lãng mạn “ Hát rằng : cá bạc biển đông lặng
………………………………..
Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!”
Từ dáng cá hình thoi, nhà thơ liên tưởng đến biển như một tấm lụa lớn mà đoàn cá là “ đoàn thoi” đang vun –t qua lại. Người dân chài hát khúc hát ca ngợi sự giàu có của biển cả, họ hát bài ca gọi cá vào lưới và mong muốn công việc đánh cá thu được nhiều kết quả tốt đẹp.
1.2.Cảnh đoàn thuyền trở về trong buổi bình minh lên.
a. Cảnh đoàn thuyền trở về
-Câu đầu tác giả lặp lại ở khổ thơ 1: “Câu hát căng buồm với gió khơi”
+ Có từ “với” là khác, có lẽ tác giả tránh sự lặp lại ở câu thơ trước => làm cho khổ thơ cuối giống như điệp khúc của một bài hát, tạo cảm giác tuần hoàn về thời gian, về công việc lao động; nhấn mạnh khí thế tâm trạng của những người dân. Đoàn thuyền ra đi hào hứng sôi nổi, nay trở về cũng với tinh thần ấy rất khẩn trương. Câu hát đưa thuyền đi nay câu hát lại đưa thuyền về.
+ Bằng biện pháp khoa trương và hình ảnh nhân hóc” Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời:cho thấy con người và vũ trụ chạy đua trong cuốc vận hành vô tận, con người đã mang tầm vóc lớn lao của thiên nhiên vũ trụ trong cuộc chạy đua này và con người đã chiến thắng.Có thể nói Huy Cận đã lấy tình yêu của mình đối với cuộc sống mới của nhân dân khám phá ra vẻ đẹp hùng vĩ. Thay vào không gian vũ trụ buồn hiu hắt của thơ ông trước cách mạng tháng Tám.
b. Bình minh trên biển
– Mở đầu bài thơ là cảnh hoàng hôn, kết thúc bài thơ là cảnh bình minh” Mặt trời đội biển nhô màu mới”. Ánh mặt trời sáng rực, từ từ nhô lên ở phía chân trời xa cảm giác như mặt trời đội biển. Câu thơ với ẩn dụ táo bạo cho thấy sự tuần hoàn của thời gian, của vũ trụ.
-H/ả “ mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi” gợi nhiều liên tưởng như những mặt trời nhỏ bé đang tỏa rạng niềm vui trước thành quả lao động mà con người đã giành được sau một đêm lao động trên biển. => đó là cảnh tượng đẹp huy hoàng giữa bầu tròi và mặt biển, giữa thiên nhiên và thành quả lao động.

III. KẾT BÀI
Bài thơ tạo được âm hưởng vừa khỏe khoắn sôi nổi lại vừa phơi phới, bay bổng. Góp phần tạo nên âm hưởng ấy là các yếu tố lời thơ, nhịp điệu, vần. Lời thơ dõng dạc, điệu thơ như khúc hát say mê, hào hứng, phơi phới (4 lần điệp từ “hát”). Cách gieo vần trong bài thơ biến hóa, linh hoạt, các vần trắc xen lẫn vần bằng, vần liền xen với vần cách. Các vần trắc tạo sức dội, sức mạnh, các vần bằng tạo sự vang xa, bay bổng, tạo nên những vần thơ khoáng đạt, kì vĩ, phơi phới niềm vui.
Bài thơ là những bức tranh đẹp, rộng lớn kế tiếp nhau về hình ảnh thiên nhiên và đoàn thuyền đánh cá. Thiên nhiên như một người bạn thân thiết, đồng hành cùng cuốc sống của con người. Hình ảnh người lao động trong bài thơ được sáng tạo với cảm hứng lãng mạn, thể hiện niềm tin, niềm vui trước cuộc sống mới. Đoàn thuyền đánh cá là một bài thơ hay, thể hiện rõ nét sự thay đổi của hồn thơ Huy Cận sau Cách Mạng.
– Lãng mạn hơn, công việc lao động nặng nhọc của người đánh cá đã thành bài ca đầy niềm vui, nhịp nhàng cùng thiên nhiên.

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenHHH.com