Cái Giậm
Mới năm nào, các vùng Nghĩa Đô, Cổ Nhuế còn là làng mạc và cánh đồng. Những gò luống nhấp nhô, con đường đất đỏ, hai bên lưa thưa những cây sòi, đằng xa, có cái cầu ngói dưới bóng cây đề cổ thụ. Người trong làng qua lại thưa thớt. Mùa đông tới gió bấc hun hút thổi trên cánh đồng vắng lặng, có đàn quạ tránh rét bay qua.
Bây giờ đã khác. Bốn phía, không còn đâu những chân tre đồng cổng cuối làng, những xứ đồng cao khi mùa đông tới, những bãi lá khúc mọc hoang nở hoa vàng như hoa cải trong vườn, cái lô cốt nửa chìm nửa nổi của Pháp của thời chiến tranh còn lại mọi khi thấy lù lù ở bên cạnh đìa nước xanh om những đám lá ngổ bây giờ chỉ còn trong tưởng tượng.
Nơi mới mọc lên la liệt những dãy nhà năm tầng, người ta gọi là những khu tập thể. Đó là những phố mới, người ghép đến ở thành tên phố, tên phường có các cửa hàng, cửa hiệu và những chợ cóc, chợ xanh. Quang cảnh tương tự thế này hầu như ở chỗ nào cũng mọc ra ở làng chài Vụng Quất bên biển Đông, ở cửa Chân Mây miền Trung, hay ở Long Hải, ở Mông Dương xa xôi... Buổi sáng, cả quãng hè phố thành những nơi bán cái ăn sớm. Chẳng còn mấy ai ăn cơm rang, cơm nguội ở nhà, người không ra hàng thì mua về, những bánh cuốn, bún ốc, phở, xôi ngô, cháo sườn và đến cả cà phê cũng cho vào túi ni lông mang về được đủ thứ vừa mọi túi tiền, hợp với người già và trẻ con. Cách sinh sống và mọi cái thay đổi theo hoàn cảnh.
Buổi chiều, ra quán bia hơi. Những hàng bia hơi mậu dịch phải xếp hàng rồng rắn đã biến mất từ nhiều năm nay. Bây giờ xó nào cũng có bia hơi. Người ta bảo cái lúa hublon làm men bia tận nước Tiệp nước Đức bây giờ đem sang sẵn lắm. Mà chẳng cần thế, nhà máy hoa quả đóng hộp ở Bạch Mai cũng làm được bia hơi cái men những qua đu đủ, quả chuối, cả sắn, cả ngô cũng thay được men hublon. Tôi đã được uống các thú bia ấy. Không phải chỉ uống bia suông với củ lạc, cái nem chua mà có cả bè bạn vui, gọi mang đến cả thịt chó thành bửa nhậu đàng hoàng. Sáng và chiều, các phố mới ở cánh đồng xưa đều nhộn nhịp tấp nập, lâu lâu mới ra đường thấy ngỡ ngàng.
Ấy thế mà cũng vào lúc chiều tà tà đi qua đứng lại thấy trước mặt những bọn các cô gái đi đánh giậm không biết ở đâu về hay ở truyện cô tích ra. Hơi bia làm mắt hoáng tưởng tượng thế thôi, thật thì các cô đi đánh giậm ở nhùng vùng đầm ao còn sót lại bên cạnh những nhà mới xây ngăn đằng kia. Những cô gái trong làng đi đánh giậm về, ra bán chợ chiều. Mỗi cô vác trên vai cái giậm, và cái giỏ con tép, con rô ron, con nhái thì đeo thắt lưng cạnh sườn. Hệt như ngày xưa cái cán giậm nhô ra đằng trước phơi vắt cái áo hoa cộc tay cái quần thâm lúc nãy lội bùn. Khi lên bờ, các cô đã thay cái áo sơ mi trắng, quần phăng hồng. Những vẫn vai vác giậm, đeo giỏ. Cả chục cô lẳng lặng đi.
Nhìn quần áo thì ngỡ là mới, nhìn cái giậm và bộ quần áo lội nước phơi trên cán thì tưởng lại gặp những cô nàng trong kỷ niệm mấy chục năm trước. Ai biết quanh đây vẫn còn lạch nước, có ruộng trằm, người trong làng vẫn đi mót đi bòn cái ăn như thửa nào. Có các quận các phường đô thị mới lan ra quanh thành phố vẫn còn thấy những cảnh trái ngược tương tự. Những cái đầm cái chuôm được quây lưới ni lông người ta nuôi ốc mít bán cho các hàng ốc hấp, bún ốc ở Tây Hồ. Còn bao nhiêu người từ Thanh Hoá ra, ở Thái Bình lên ngày ngày xuống hồ Tây mò hến, xúc ốc bươu ốc vặn, đêm đến trên vỉa hè các quán nhậu chân gà nướng, có cả ốc luộc chấm muối gừng nhắm rượu. Những cô đi đánh giậm ở những vùng nước còn lại ở đầm Sét, đầm Linh Đường. Và suốt đêm, những chiếc ba gác người đẩy người làm bò từ Hà Đông ra, trên chất những chiếc bồ nan lồng vào nhau chồng chất dài ngoằng như những khẩu đại bác "vua chiến trường". Xe không nặng nhưng kềnh càng không được đi ban ngày, đấy là những cái bồ, cái bịch, cái nan làm cho ngoại thương đựng dứa, đựng chuối và hoa quả xuất khẩu.
Có khi nào bạn chợt thấy những chiếc xe đạp sau lưng chất một gò ngất nghểu những cái ống đánh lươn, cái lờ bẫy cá diếc, xe đạp qua các phố dọc dài nhốn nháo những người những xe bên hồ Hoàn Kiếm. Nếu để ý chắc là ngày ngày vẫn thấy. Cái phong lưu hôm nay mới chỉ là ăn xổi. Giàu nghèo và cũ mới còn lổn nhổn khắp nơi.
(Tạp văn, truyện ngắn Tô Hoài, nhà xuất bản Hội Nhà văn 2004)
Bây giờ đã khác. Bốn phía, không còn đâu những chân tre đồng cổng cuối làng, những xứ đồng cao khi mùa đông tới, những bãi lá khúc mọc hoang nở hoa vàng như hoa cải trong vườn, cái lô cốt nửa chìm nửa nổi của Pháp của thời chiến tranh còn lại mọi khi thấy lù lù ở bên cạnh đìa nước xanh om những đám lá ngổ bây giờ chỉ còn trong tưởng tượng.
Nơi mới mọc lên la liệt những dãy nhà năm tầng, người ta gọi là những khu tập thể. Đó là những phố mới, người ghép đến ở thành tên phố, tên phường có các cửa hàng, cửa hiệu và những chợ cóc, chợ xanh. Quang cảnh tương tự thế này hầu như ở chỗ nào cũng mọc ra ở làng chài Vụng Quất bên biển Đông, ở cửa Chân Mây miền Trung, hay ở Long Hải, ở Mông Dương xa xôi... Buổi sáng, cả quãng hè phố thành những nơi bán cái ăn sớm. Chẳng còn mấy ai ăn cơm rang, cơm nguội ở nhà, người không ra hàng thì mua về, những bánh cuốn, bún ốc, phở, xôi ngô, cháo sườn và đến cả cà phê cũng cho vào túi ni lông mang về được đủ thứ vừa mọi túi tiền, hợp với người già và trẻ con. Cách sinh sống và mọi cái thay đổi theo hoàn cảnh.
Buổi chiều, ra quán bia hơi. Những hàng bia hơi mậu dịch phải xếp hàng rồng rắn đã biến mất từ nhiều năm nay. Bây giờ xó nào cũng có bia hơi. Người ta bảo cái lúa hublon làm men bia tận nước Tiệp nước Đức bây giờ đem sang sẵn lắm. Mà chẳng cần thế, nhà máy hoa quả đóng hộp ở Bạch Mai cũng làm được bia hơi cái men những qua đu đủ, quả chuối, cả sắn, cả ngô cũng thay được men hublon. Tôi đã được uống các thú bia ấy. Không phải chỉ uống bia suông với củ lạc, cái nem chua mà có cả bè bạn vui, gọi mang đến cả thịt chó thành bửa nhậu đàng hoàng. Sáng và chiều, các phố mới ở cánh đồng xưa đều nhộn nhịp tấp nập, lâu lâu mới ra đường thấy ngỡ ngàng.
Ấy thế mà cũng vào lúc chiều tà tà đi qua đứng lại thấy trước mặt những bọn các cô gái đi đánh giậm không biết ở đâu về hay ở truyện cô tích ra. Hơi bia làm mắt hoáng tưởng tượng thế thôi, thật thì các cô đi đánh giậm ở nhùng vùng đầm ao còn sót lại bên cạnh những nhà mới xây ngăn đằng kia. Những cô gái trong làng đi đánh giậm về, ra bán chợ chiều. Mỗi cô vác trên vai cái giậm, và cái giỏ con tép, con rô ron, con nhái thì đeo thắt lưng cạnh sườn. Hệt như ngày xưa cái cán giậm nhô ra đằng trước phơi vắt cái áo hoa cộc tay cái quần thâm lúc nãy lội bùn. Khi lên bờ, các cô đã thay cái áo sơ mi trắng, quần phăng hồng. Những vẫn vai vác giậm, đeo giỏ. Cả chục cô lẳng lặng đi.
Nhìn quần áo thì ngỡ là mới, nhìn cái giậm và bộ quần áo lội nước phơi trên cán thì tưởng lại gặp những cô nàng trong kỷ niệm mấy chục năm trước. Ai biết quanh đây vẫn còn lạch nước, có ruộng trằm, người trong làng vẫn đi mót đi bòn cái ăn như thửa nào. Có các quận các phường đô thị mới lan ra quanh thành phố vẫn còn thấy những cảnh trái ngược tương tự. Những cái đầm cái chuôm được quây lưới ni lông người ta nuôi ốc mít bán cho các hàng ốc hấp, bún ốc ở Tây Hồ. Còn bao nhiêu người từ Thanh Hoá ra, ở Thái Bình lên ngày ngày xuống hồ Tây mò hến, xúc ốc bươu ốc vặn, đêm đến trên vỉa hè các quán nhậu chân gà nướng, có cả ốc luộc chấm muối gừng nhắm rượu. Những cô đi đánh giậm ở những vùng nước còn lại ở đầm Sét, đầm Linh Đường. Và suốt đêm, những chiếc ba gác người đẩy người làm bò từ Hà Đông ra, trên chất những chiếc bồ nan lồng vào nhau chồng chất dài ngoằng như những khẩu đại bác "vua chiến trường". Xe không nặng nhưng kềnh càng không được đi ban ngày, đấy là những cái bồ, cái bịch, cái nan làm cho ngoại thương đựng dứa, đựng chuối và hoa quả xuất khẩu.
Có khi nào bạn chợt thấy những chiếc xe đạp sau lưng chất một gò ngất nghểu những cái ống đánh lươn, cái lờ bẫy cá diếc, xe đạp qua các phố dọc dài nhốn nháo những người những xe bên hồ Hoàn Kiếm. Nếu để ý chắc là ngày ngày vẫn thấy. Cái phong lưu hôm nay mới chỉ là ăn xổi. Giàu nghèo và cũ mới còn lổn nhổn khắp nơi.
(Tạp văn, truyện ngắn Tô Hoài, nhà xuất bản Hội Nhà văn 2004)
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenHHH.com