Tuan Han Khong The Buong Tay Hoan
Trời vào hè thật sự rất nóng nực, tiếng ve râm ran ầm ĩ cả 1 góc trời kết hợp với cái nóng như thiêu như đốt của mùa hè cũng có thể khiến cho những con người đằm tính nhất cũng trở nên dễ dàng nổi đóa. Với 1 tỉnh miền núi như tỉnh C thì không khí có phần trong lành hơn nhưng cái nóng chính hè cũng không hề dễ chịu chút nào cả.Trương Triết Hạn vừa đi học về, thời gian này đang bước vào những buổi học ôn cuối cùng để chuẩn bị cho kỳ thi vào cấp 3 nên tất cả thời gian cũng như tâm trí của cậu đều dồn hết vào việc học. Cũng chỉ còn 1 tuần nữa là kỳ thi bắt đầu. Mặc dù là 1 học sinh luôn đạt thành tích xuất sắc nhiều năm trời nhưng dù sao thì đây cũng là nước ngoặt quan trọng, muốn cậu buông lỏng tâm trạng cũng không phải chuyện dễ. Triết Hạn nhảy phóc xuống từ con xe đạp cũ kỹ đã đồng hành cùng cậu từ năm lớp 6, đến nay lớp 9, nó cũng làm bạn với cậu được 4 năm. Đây là chiếc xe đạp cà tàng được anh họ cậu sau khi thi đỗ đại học để lại cho, đến tay cậu thì nó cũng đã muốn gia nhập đội ngũ lão làng trong hàng xe đạp rồi. Ba cậu ra tay sửa sang lại và cũng khoác lên nó lớp sơn mới nhưng sau 4 năm đồng hành thì nó cũng đã long sòng sọc rất nhiều chỗ, cảm giác chỉ cần tác động mạnh 1 chút thì nó sẵn sàng lăn ra ăn vạ và biến hình thành 1 đống sắt vụn chứ không đùa. Vừa gạt chân chống xuống, miệng cậu đã gào lên gọi mẹ:- Mẹ, có cơm chưa ạ, con đói lắm rồi.Lời kêu gào của Triết Hạn không biết đã được mẹ cậu nghe chưa, nhưng hàng xóm thì đã nghe rất rõ. Gia đình Triết Hạn là 1 gia đình tri thức có ba làm trong 1 công ty Nhà nước, còn mẹ thì có 1 cửa hàng tiện lợi ở ngoài phố nhưng bà không trực tiếp bán mà chỉ giao cho nhân viên bán và ship hàng, còn dạo này bà ở nhà làm nội trợ để chăm sóc cho Triết Hạn, để cậu có đủ sức khỏe chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới. Căn nhà của gia đình cậu nằm trong 1 xóm nhỏ yên bình với những gia đình công, nhân viên chức bình thường. Nhà Triết Hạn là căn nhà cấp 4 mặt đất và trong xóm này, hàng rào phân giới ngăn cách giữa các nhà chỉ là những hàng cây thấp hoặc bờ rào đơn giản. Chính vì vậy, chỉ cần nhà bên này nói to 1 chút là những nhà lân cận xung quanh đều có thể nghe thấy. Khi mẹ Triết Hạn còn lúi húi ở trong bếp, chưa thèm trả lời câu nói của ông con quý tử thì bên hàng xóm đã có tiếng đáp lại:- Triết Hạn đi học về rồi đấy à? Triết Hạn nhìn sang sân nhà bên thì thấy cụ Lý, 1 bà cụ quanh năm suốt tháng chỉ ở 1 mình, được ba mẹ cậu coi như người nhà, luôn quan tâm, săn sóc và yêu thương. Không phải là cụ không có con cháu mà là vì cụ chỉ có 1 người con trai, ông hiện đang sinh sống ở thành phố lớn cách nơi này cả ngàn km. Nhiều lần gia đình ông muốn đón bà lên để phụng dưỡng nhưng bà bảo bà còn khỏe, còn ở 1 mình được, chừng nào bà yếu đi rồi tính. Chính vì vậy, gia đình Triết Hạn được bà coi như con cháu trong nhà. Lúc này bà đang nằm trên cái võng mắc ngoài hiên, thấy Triết Hạn đi học về thì lên tiếng hỏi thăm cậu.Triết Hạn đang định lên tiếng đáp lại thì nghe sau lưng vang lên 1 tiếng rầm, dường như cậu đã biết tiếng động đó phát ra từ đâu nên khuôn mặt biểu cảm vô cùng chán nản, đứng 1 hồi mới từ từ quay lại. Cậu bực mình nhìn con ngựa sắt già nua đang nằm chổng vó dưới đất, bánh xe vẫn còn đang quay tít mù. Trước tình cảnh này, cái đói, cái mệt mỏi do đạp xe hơn 5km dưới trời nắng nóng từ trường về nhà, cộng với sự bất lực với ông bạn đồng hành cứ nổi hứng là cái chân chống nó lại dở chứng rồi nằm lăn ra đất ăn vạ đã khiến cậu muốn nổi máu xung thiên. Vốn định đáp lời cụ bà hàng xóm thì thay vào đó là câu cáu giận:- Lại nữa, mẹ ơi, mai con mang con ngựa già này ra bãi phế liệu ngay và luôn nhé, trời ơi là trời ...Vừa nói vừa đưa tay quẹt mồ hôi rồi dậm chân bịch bịch, miệng vừa lẩm bẩm vừa tiến lại dựng chiếc xe lên:- Mày lại ăn vạ tao à? Tại tao chưa có tiền mua xe mới thôi nhá, hè này tao đi làm thêm, tao mua xe mới, tao cho mày đi làm bạn với cái đống sắt vụn nhá con.Sau khi dựng chiếc xe lên, gạt chân chống tử tế xong, đi 2 bước chân còn ngoái lại xem con xe nó có lại dở chứng mà lăn đùng ra nữa không. Thấy nó ngoan ngoãn đứng im thì mới quay sang nhà hàng xóm lên tiếng:- Con mới đi học về, bà ăn gì chưa ạ?- Ta ăn rồi, thôi con vào nhà ăn uống, nghỉ ngơi đi, chuẩn bị thi nên vất vả lắm phải không?- Dạ, không có gì ạ, nước trong bể còn không bà? để chiều con sẽ gánh nước cho bà.- Vẫn còn, hôm nay thì chưa cần nhé. Con vào nhà đi, nắng nôi thế này ...Triết Hạn chào bà rồi đi vào nhà. Không quên quay lại nhìn chiếc xe đạp đang dựng ngoan ngoãn ở 1 góc sân, mắt gườm gườm, tay chỉ chỉ, miệng lẩm bẩm răn đe:- Ở đấy cho ngoan nghe chưa, mày còn đổ lần nữa thì đừng có trách tao đấy. Nói xong mới thỏa mãn đi vào nhà, cảm giác như có chút thành tựu khi dọa được con ngựa sắt già cỗi của mình ngoan ngoan nghe lời vậy. Cậu vào phòng riêng, đặt cặp sách lên bàn, mở cửa sổ cho thoáng rồi vào phòng tắm thay bộ đồ đồng phục học sinh gò bó bằng bộ quần cộc áo thun rộng rãi, mát mẻ, sau đó phi ra sân sau, vào bếp tìm mẹ.Mẹ Trương đang lúi húi nấu ăn, thấy Triết Hạn ầm ĩ ngoài sân thì cũng chẳng buồn ra ngó ra vì nó là câu chuyện thường ngày của đôi bạn đồng hành này. Ngày nào cậu đi học về mà không có 1 trận gà bay chó sủa với cái xe đạp thì ngày đó là 1 ngày sắp có giông bão.- Chửi xe xong rồi à, đi rửa tay, dọn mâm ra đi, trưa nay ba không về, chỉ có 2 mẹ con mình ăn thôi.Triết Hạn rửa tay xong giúp mẹ dọn món và bát đũa ra ăn cơm. Bữa cơm như thường lệ, toàn những món bình dân nhưng lại rất hợp khẩu vị của cậu, như món thịt xào tương, tôm rim mặn ngọt, canh bí xanh nấu xương.- Mẹ, năm nay, con lại được học bổng, mẹ bù thêm tiền vào mua cho con cái xe đi.- Học bổng năm ngoái mẹ bảo đem ra dùng để mua xe đi thì cứ cãi, giờ con làm gì với nó rồi. Sao không bù vào học bổng năm nay rồi tự mua đi.- Con mang đi đầu tư rồi.- Đầu tư phải có lãi, lấy lãi đó mà mua xe.- Híc, mẹ làm như học bổng vài trăm ngàn ấy.- Tập trung ăn đi, thi vào được cấp 3, mẹ mua xe mới cho.- Ôi giời, mẹ bảo con cố đậu thủ khoa thì còn có chút kích thích chứ chỉ cần vào được cấp 3 thì mẹ xem thường năng lực của thằng con mẹ quá.- Thôi lẻo mép đi, ăn xong, nghỉ trưa rồi chiều còn đi học nữa.Triết Hạn cũng không nói gì nữa, cậu tập trung ăn uống xong, giúp mẹ dọn dẹp và rửa bát xong thì chui vào phòng tranh thủ ngủ 1 giấc, chiều lại tiếp tục hành trình chiến đấu với con chữ để còn đậu thủ khoa trong đợt thi vào cấp 3 sắp tới. Cậu nhắm vào Trường Trung học Chuyên của tỉnh nên dù rất tự tin vào khả năng của mình nhưng cậu cũng không dám lơ là việc ôn thi. Cậu cần phải đạt vị trí thủ khoa, dù sao thì từ ngày bé đã mang tiếng chiến thần trong mọi cuộc thi dành cho học sinh rồi, đợt thi tới này cậu không thể để danh hiệu đó chỉ là hư danh được.Trong khi Triết hạn đang say giấc ngủ thì bên nhà hàng xóm có người không ngủ trưa mà lại ngồi nghiền ngẫm và trên môi nở nụ cười tủm tỉm. Người đó chính là Cung Tuấn. Anh là cháu nội của bà cụ Lý, sáng nay, vừa từ thành phố về thăm bà. Khi nãy, mọi hành động, lời nói của Triết Hạn đều được anh thu vào tầm mắt và để lại trong anh sự thích thú vô cùng. Hình ảnh 1 cậu nhóc cao gầy, khuôn mặt nhỏ nhắn, mắt tròn xoe, môi đỏ mọng, da trắng sáng, mái tóc có hơi dài so với độ dài quy định của học sinh tạo ấn tượng mạnh đối với anh. Dù chưa thật sự trổ mã nhưng nhìn cậu, anh biết cậu nhóc này lớn lên sẽ vô cùng khả ái, đáng yêu. Khi đó anh đang đứng ngay góc cửa nhìn ra. Mọi hành động " dọa nạt" chiếc xe của cậu khiến anh muốn cười. Thật sự là 1 cậu nhóc rất ngộ nghĩnh. Anh muốn biết nhiều hơn về cậu, muốn làm quen với cậu, muốn được làm bạn với cậu.Cung Tuấn liền nhờ bà bổ túc cho anh 1 khóa về Triết Hạn học. Sau khi được bà chia sẻ thì thông tin về Triết Hạn cũng đã được Cung Tuấn cập nhật tương đối chi tiết. Tổng kết lại Triết Hạn qua lời bà anh kể thì đó là 1 cậu nhóc học hành vô cùng xuất sắc, thành tích lúc nào cũng đứng dầu nhưng lại không hề kiêu ngạo mà còn rất ngoan ngoãn. Luôn quan tâm, chăm sóc bà như bà nội của cậu. Nhiệm vụ của Triết Hạn được ba mẹ cậu giao cho đó là gánh nước cho bà. Vì hiện tại khu vực này chưa có đường dẫn nước máy nên cả xóm phải đi gánh nước sinh hoạt tại 1 mỏ nước cách nhà mấy trăm mét. Hàng ngày, khi đi học về, Triết Hạn sẽ đi gánh nước cho cả 2 nhà luôn. Cung Tuấn là cháu nội của cụ Lý. Anh được sinh ra và lớn lên ở thành phố H. Ngày nhỏ thì thi thoảng cũng theo ba mẹ về quê thăm bà nhưng từ khi cấp 2, anh đã được ba gửi vào học tại 1 trường nội trú dành cho nam sinh. Sau đó lên cấp 3 thì lại sang Úc học. Hiện tại anh đang là sinh viên năm 2 của 1 trường đại học bên Úc. Năm nay là lần đầu tiên anh về nước kể từ ngày sang đó học. Vì thời gian học như vậy nên anh chưa bao giờ về quê nội. Lần này được nghỉ hè khá lâu nên anh quyết định về quê thăm bà nội. Và anh sẽ không bao giờ ngờ rằng, chuyến về thăm quê này anh sẽ gặp được định mệnh đời mình. Mà đã là định mệnh thì không thể nào thoát được, dù sau này, với những chuyển biến vô thường của cuộc đời thì những người là định mệnh của nhau cũng sẽ về bên nhau. Nhưng đó là câu chuyện của tương lai. Hiện tại, Cung Tuấn cảm thấy rằng, với 1 cậu nhóc thú vị như Triết Hạn, có lẽ anh sẽ có 1 tháng hè nhiều kỷ niệm lắm đây. Nghĩ ngợi 1 chút rồi anh cũng chìm vào giấc ngủ trưa, trên môi nở 1 nụ cười đầy ý vị. ( Còn nữa)********Lời tác giả:
Chào mừng các cô đã đến với hố mới tôi vừa đào. Hy vọng đây sẽ là 1 fic nhẹ nhàng mang lại cảm giác thư thái cho các cô nha. Dạo này tâm hồn tôi tổn thương nhiều lắm nên cần và cũng muốn viết ra những dòng chữ vui vẻ, êm đềm, chữa lành thôi nha, không đủ sức viết drama đâu nè :)))))))Truyện chỉ đăng duy nhất trên Wattpad nên ai đọc được ở Web khác, xin mời các bạn quay về trang chính chủ để ủng hộ mình nhé.
Tag để tìm: "Cocyeu" hoặc"Cóc Yêu".Xin cảm ơn.Đăng lúc 05:11 PM ngày 26/7/2023.
Chào mừng các cô đã đến với hố mới tôi vừa đào. Hy vọng đây sẽ là 1 fic nhẹ nhàng mang lại cảm giác thư thái cho các cô nha. Dạo này tâm hồn tôi tổn thương nhiều lắm nên cần và cũng muốn viết ra những dòng chữ vui vẻ, êm đềm, chữa lành thôi nha, không đủ sức viết drama đâu nè :)))))))Truyện chỉ đăng duy nhất trên Wattpad nên ai đọc được ở Web khác, xin mời các bạn quay về trang chính chủ để ủng hộ mình nhé.
Tag để tìm: "Cocyeu" hoặc"Cóc Yêu".Xin cảm ơn.Đăng lúc 05:11 PM ngày 26/7/2023.
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenHHH.com