TruyenHHH.com

Từ Hỏa Lò đến phủ Khâm Sai Bắc Bộ

II. KHÂM SAI PHAN KẾ TOẠI MỜI MẶT TRẬN VIỆT MINH THAM CHÍNH

kanda_yuu

II. KHÂM SAI PHAN KẾ TOẠI MỜI MẶT TRẬN VIỆT MINH THAM CHÍNH VÀ CUỘC NỔI DẬY CỦA NHÂN DÂN HÀ NỘI NGÀY VÀ ĐÊM 17/8


  1. Khi có tin Liên Xô khai chiến, tấn công ào ạt, rồi bom nguyên tử nổ ở nước Nhật, ông Phan Kế Toại đã cấp bách nhiều lần, qua nhiều đường cho tìm tôi, (với bí danh là giáo sư Lê Ngọc). Và cũng phải đến ngày 13, một cơ sở tin cậy mới chuyển đến cho tôi ở nhà 101 một lời mời miệng, gần như công khai: ông Khâm sai Bắc bộ yêu cầu Mặt trận Việt Minh cử ngay đại diện đến gặp gấp để bàn việc tham chính.

Lúc này, nhiều công chức, sinh viên cũng tìm tới hỏi tình hình. Nhà 101 hầu như trở thành trụ sờ bán công khai của Việt Minh.

Một lời mời miệng, không trực tiếp. Chi có thế, nhưng có tin thêm: Khâm sai mới được Chính phủ trao toàn quyền hành động...

Giữa lúc đang hết sức rối bận, tôi đã đạp xe ngay lập tức vào thẳng A.T.K trực tiếp trình bày với Xứ úy. Bụng thấp thỏm vừa mừng vừa lo. Gặp Thường vụ, có mặt cả đồng chí Trần Tử Bình(1) một đồng chí quen thuộc từ trước và rất thông cám, nên tôi mạnh bạo báo cáo một cách tỉ mỉ, không quên kể lại các cuộc gặp gỡ trước với ông Phan Kế Toại, ông Trần Trọng Kim. Các anh Nguyễn Khang, Trần Tử Bình chăm chú nghe, vẻ bổn chồn nhưng không quyết định ngay, bảo tôi hãy về Hà Nội và chờ...

Quả thật tôi cũng có lo. Việc tiếp xúc, quan hệ vói những nhân vật chóp bu "Chính phủ bù nhìn" đã được xác định là thù địch là một chuyện hệ trọng, đâu có đơn giản, trong tình hình nóng bỏng, gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền lúc này.

Khẩu hiệu đấu tranh, trước đây là "Đánh Pháp đuổi Nhật", từ sau sự kiện 9/3/1945 đã chuyển thành "Đả đảo phát xít Nhật và bọn tay sai". Chúng tôi đã từng được nhắc nhở: Việc phong trào thanh niên ở Nam Bộ lúc đó dựa vào Nhật là sai lầm và chủ trương của một số các đồng chí ở Trung Bộ định lợi dụng tổ chức thanh niên của Chính phủ Trần Trọng Kim cũng là một ảo tưởng nguy hiểm.

Báo chí bí mật đang không ngớt nhấn mạnh đến tinh thần triệt để cách mạng và thẳng tay trừng trị một cách có phân biệt, chọn lọc "bọn bù nhìn tay sai bán nước". Công tác trừ gian được các đội Danh dự tiến hành một cách đích đáng, đã thành phong trào của quần chúng được mọi người ca tụng đang góp phẩn làm rung động không ít bộ máy chính quyền đã xộc xệch.

Hon nữa, theo tôi nghĩ, làm sao lại không có bàn tay thâm độc và giảo quyệt của phát xít, bọn Hắc Long, Hiến binh thọc vào các câu chuyện tương tự. Trong giới sinh viên, người ta còn bàn tán về tin cách mạng vừa diệt được một số Việt gian đã cả gan đưa đường cho quân Nhật vào tận cửa ngõ chiến khu để tìm Việt Minh(2).

Trong khi chờ đợi, tôi đã phải cân nhắc nhiều lần về lời mời tham chính. Đây có phải là một bước chuyển mới của Chính phủ Trần Trọng Kim hay một rạn nứt sâu thêm giữa ông Phan Kế Toại và chính phủ Huế? Biết đâu chẳng phải là một cái bẫy lớn chỉ cốt tóm gọn "bọn cầm đầu Việt Minh" đúng vào thời điểm quyết định này? Tình huống không rõ ràng mà lãnh đạo thì ở xa, tôi tự nhủ là chỉ có cách phải hết sức cảnh giác đồng yjowif nhanh chóng đưa ra quyết định cụ thể.

Sáng ngày 15, Hà Nội được một phen náo động, sôi sục hẳn lên. Đài Tokyo trịnh trọng phát đi lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện cuae Nhật Bản. Nhật Hoàng ra lệnh cho quân đội ở mọi nơi hạ vũ khí, ngừng chiến và chờ quân Đồng minh... Tôi náo nức mừng, tuy đã phán đoán trước nhưng cũng không khỏi bàng hoàng vì quá bất ngờ và lúng túng không biết làm gi ngay

Giữa lúc đó thi anh Nguyễn Khang từ A.T.K Hà Đông đạp xe ra và lao vào nhà 101, bỏ qua cả nguyên tắc an toàn. Khác với mọi ngày, xúc động và lập cập, anh nói ngay như phân bua: Đến lúc này mà Xứ ủy vẫn chưa liên lạc được với Trung ương! Rồi anh báo cho biết: hôm qua (ngày 14) Thường vụ Xứ úy đã quyết định lập ủy ban Quân sự Cách mạng Hà Nội có đồng chí Lê Trọng Nghĩa và các đồng chí Nguyễn Huy Khôi, Nguyễn Quyết, Thân (Mỡ), nhưng sẽ gặp nhau và họp sau... Anh tiếp: còn bây giờ anh (Nghĩa) phải thu xếp để gặp ông Phan Kế Toại ngay. Thường vụ đã đồng ý cử anh Nghĩa và tôi làm đại biểu đến gặp theo lời mời của ông. - À có thế chứ! Tôi khẽ reo thầm phấn khởi không kìm được xúc động. Một mặt tôi cảm thấy được Đảng tin cậy, giao cho một nhiệm vụ quan trọng, mặt khác tôi thực sự hứng thú với quyết định mạnh bạo, kịp thời của lãnh đạo!


----------------

1. Đổng chí Trần Từ Bình (tức Phú), Thường vụ Xứ ùy, là một dồng chí cộng sản sắc sảo, cứng rắn, linh hoạt dã giúp đỡ, chi đạo tôi làm công tác đối với sếp ngục trong tù và cùng vượt Hỏa Lò ra hoạt dộng đầu năm 1945.

2. Vụ Giám, sinh viên Đại Việt, xảy ra ờ Ký Phú, Đại Từ, Thái Nguyên.

---

Thế là đã có được Ủy ban Quân sự Cách mạng, một cơ quan lãnh đạo, chỉ huy thống nhất cho công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa, Ủy ban Quân sự Cách mạng đã được lập ra với đầy đủ đại diện: Đảng Cộng sản (các đồng chí Nguyễn Khang, Nguyễn Quyết của Xứ ủy, Thành ủy), có đại diện Đảng Dân chủ (Nghĩa) đại diện cho tầng lớp tiểu tư sản trí thức, có anh Nguyễn Huy Khôi, Ban Công vận Xứ ủy người đại diện cho anh em lao động, công nhân, thợ thuyền, và anh Nguyễn Duy Thán (Mỡ) phụ trách Việt Nam cứu quốc hội trong Mặt trận Việt Minh...

Chỉ một số ít người lúc đó mới biết là cả năm thành viên của ủy ban đều là đảng viên cộng sản cốt cán, đã qua thử thách 4 người mới từ nhà tù thoát ra. Nhưng chính do ủy ban đã mang được tính chất đại diện "rất Việt Minh" nói trên, đặc trưng của chính sách "đại đoàn kết" toàn dân, thực sự đề cao và thực hiện được vai trò lãnh đạo thần kỳ của Mặt trận Việt Minh khi dân chúng Hà thành đang ngóng trông, chờ đợi. Thực tiễn diễn biến cuộc khởi nghĩa đã chứng minh sự lãnh đạo của Mặt trận Việt Minh là một nhân tố quyết định việc động viên, tập hợp mọi tầng lớp nhân dân Hà Nội anh dũng, quên mình xông lên, lao vào cuộc vận lộn giành chính quyền, biết bảo vệ và xây dựng chính quyền mới của mình. Tôi cảm thấy giữa biển người sôi động cuồn cuộn lúc đó, chúng tôi sẽ chẳng là gì cả nếu như không có ngôi sao Việt Minh sáng chói và thiêng liêng gắn trên đầu. Không những thế, Xứ ủy cũng tỏ ra rất nhạy bén không bỏ qua những cơ hội tốt để tranh thủ tác động mạnh đến cá nhân ông Phan Kế Toại nhằm để ông trong tình huống cấp bách nào đó buộc phải tìm chỗ dựa vào Việt Minh thì cũng có khả năng trao chính quyền cho Việt Minh một cách êm thấm.

Cuộc gặp gỡ chính thức giữa đại diện Mặt trận Việt Minh với ông Phan Kế Toại ngày 16 đã không mang lại kết quả hai bên mong muốn. 10 giờ sáng hôm đó, anh Nguyễn Khang (lúc này đã là Chủ tịch ủy ban Quân sự Cách mạng Hà Nội) với tôi, có thêm "cố vấn" Trần Đình Long mới được Xứ ủy cử đến(1), gặp nhau ở nhà 101, qua trạm giao thông 75 Hàng Bông Thợ Nhuộm, rồi từ đó kéo bộ lên Bờ Hồ, đến thẳng dinh Khâm sai.

Ông Phan Kế Toại và Chánh Văn phòng, cùng với hai hay ba cộng sự đón mời vào tiền sảnh, thái độ vồn vã, trịnh trọng. Tôi yên tâm khi ông mở đầu bằng câu nói cho biết vừa phải từ chối tiếp ông Cương(Đảng Dân chủ Nam Kỳ - không phải là Đảng Dân chủ trong Việt Minh - đang có mặt tại Hà Nội) để đón các "vị Việt Minh". Vào chuyện, cả hai bên đều nhấn mạnh đến tình hình khẩn cấp, đến lợi ích cao cả của đất nước, vận mệnh dân tộc. Ông Khâm sai chính thức mời Việt Minh "cộng tác" với Chính phủ cụ Trần và sẵn sàng chờ Mặt trận cử người tham gia Chính phủ... ;

Theo chủ trương của Xứ ủy, anh Khang đã bác bỏ bằng cách không nói gì đến vấn đề "hợp tác hay cộng tác". Từ tốn và thẳng thắn, anh đáp lại rằng phương án cấp bách tốt nhất trong lúc này để cứu vãn tình hình đất nước và cho cả cá nhân ông là ông nên rút lui và trao chính quyền lại cho Việt Minh. Chung tôi có đủ sức, đủ danh nghĩa và sẵn sàng đảm nhiệm việc đối phó với tình hình... Anh tiến thêm: tốt hơn nữa là phủ Khâm sai nên chuyển cho Việt Minh số vũ khí mà chúng tôi nghe nói người Nhật đang định giao lại và ông Khâm sai có thể nói rõ với người Nhật là để Việt Minh chuẩn bị chống lại thực dân Pháp đang lăm le đe dọa.

Lập trường, chủ trương hai bên đã được trình bày môt cách rõ ràng, có phần chân tình, không gay gắt. Không khí trầm xuống. Nhưng rồi phòng họp trở lại khoáng đạt khi chúng tôi sắp ra về, ông Toại với một vẻ chân thành, khẩn khoan tỏ mong muốn "hai bên chúng ta cần sớm gặp lại nhau ngay".

Chúng tôi đã vui vẻ nhận lời.

Trong cuộc họp của Ủy ban Quân sự Cách mạng tại nhà 101, đã khẳng định không có vấn đề "Việt Minh tham gia chính quyền" hay "lôi kéo ông Phan Kế Toại" nữa. Trong khi đó tin đồn "Chính phủ và Việt Minh đã gặp gỡ nhau lại được lan truyền nhanh chóng, nhất là trong giới công chức. Dư luận có ít nhiều xôn xao và dường như người ta nghe ngóng mong đợi. Tôi nghĩ đến người Nhật. Chắc chắn cuộc gặp vừa qua không qua được mặt họ. Nhưng tôi không biết tin tức gì hơn nên càng phải cấp bách nhanh chóng thúc đẩy việc xây dựng lực lượng...

Cũng trong những ngày này, Chính phủ Huế cho công bố rộng rãi trên báochí lập ủy ban chính trị Bắc Kỳ để giúp Khâm sai trong việc lãnh đạo. Ngoài Ủyban Tư vấn đã có, Uy ban chính trị Bắc Kỳ mới do bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ, mộtlãnh tụ đảng Đại Việt, vừa được người Nhật đưa từ Singapore về làm Chủ tịch.Tin đồn thêm trong danh sách ủy ban chính tri Bắc Kỳ có kê cả tên giáo sư ĐặngThai Mai mà dư luận vẫn cho là một Việt Minh cao cấp. Tinh hình thực rối rắm.

--------------
1. Đồng chí Trần Đình Long là một đảng viên kỳ cựu đã qua Pháp, học ở Nga
m bị đế quốc bắt tù ở Sơn La, sau hoạt động và sống công khai ở Hà Nội, cùng với các đồng chí Vũ Đình Huỳnh, Phan Tử Nghĩa (Đàng Xa hội) đã giúp nhiều cho phong trào ở Hà Nội. Đồng chí Long được Xứ ủy "cố vấn" làm cho Ủy ban Quân sự Cách mạng. Sau khởi nghĩa đồng chí đã bị phản động sát hại trong khi đang làm công tác ngoại giao của Chính phủ lâm thời.

---

Phải chăng đang có một sự chuyển dịch chính quyền Khâm sai từ ông Phan Kế Toại có tiếng là ôn hòa, chập chờn, dao động không được Nhật và Chính phủ tin cậy, sang tay những người Đại Việt tích cực thân Nhật? Tại sao lại có tên giáo sư Đặng Thai Mai gắn vào đây? Trong sự việc mù mờ này, có hay không một sự đồng tình giữa Việt Minh và Chính phủ Bảo Đại Trần Trọng Kim? Thường vụ Xứ ủy cũng không có tin tức Anh Dụ (tức Minh Việt), sinh viên trong Thành ủy Đảng Dân chủ Hà Nội, phải kiếm xe dông thẳng vào Thanh Hóa, nơi thầy Mai sơ tán, để tìm hiểu rõ thực hư ngay lập tức . Nhưng điều đáng lo nhiều đối với tôi lúc ấy là chính quyển Khâm sai Bắc Kỳ đang chuyển nhanh vào tay ông Nguyễn Xuân Chữ cũng như Thị chính Hà Nội được giao cho ông Trần Văn Lai, cả hai đều là những người đã được Nhật và ông Kim tin cậy...

Ngày 16, Tổng hội Công chức khẩn cấp thông báo cho chuyển cuộc "mít tinh vĩ đại và diễu hành trong vòng trật tự" trước định tiến hành vào thứ bảy ngày 18/8. phải chuyển gấp sang thứ sáu ngày 17/8/1945.

Nói là để đáp lời kêu gọi khẩn thiết của Đức vua, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu công chức, thanh niên, đổng bào... biểu thị mạnh mẽ thái độ ủng hộ Chính phú. Ngày 16, Bắc Bộ Khâm sai đại thần, cũng ra hiệu triệu công chức và đồng bào. Trên báo Đông Pháp ngày 16/8, cũng như trên tờ bố cáo được đem tới nhà 101, tôi thấy in đậm nét: "Đồng bào hãy sẵn sàng đợi lệnh Chính phú, đừng hành động vô ý thức để tránh mọi sự đáng tiếc!".

Như thế là rõ: Chính phủ tranh thủ lôi kéo công chức và đồng bào và ngăn không cho đi theo phong trào khởi nghĩa của Việt Minh! Giọng răn đe! Cả Hà Nội bị khuấy động, không ít người nhất là các công chức trung, cao cấp và trong Ban Thư ký Tổng hội cũng sốt sắng ủng hộ tham gia, ồn ào cổ vũ cho cuộc biểu tình. Người ta cho rằng: chắc là có sự cộng tác hay ít nhất là đồng tình giữa Việt Minh với Chính phủ. Vả chăng, Chính phủ tuy có bê bối nhưng cũng chống thực dân như Việt Minh. Người ta chỉ nghe được nhiều thông tin từ bộ máy tuyên truyền của Nhật và Chính phủ, ít người đã biết được rằng Việt Minh đã vừa bác bỏ "việc bắt tay với phủ Khâm sai!".

Một vài cốt cán của Việt Minh(1) có ý định giải thích ngàn cản việc cổ động cho cuộc mít tinh, nhưng không làm được vì tâm lý nhiều người chỉ mong có dịp làm được cái gì đó cho đất nước. Có người tự động tìm đến nhà 101 hỏi tin tức và bàn tán.

Ngay chiều đó, Ủy ban Quân sự Cách mạng được tin đã dứt khoát chủ trương và quyết định ra lệnh phá cuộc "mít tinh vĩ đại" của Tổng hội Công chức tổ chức. Tinh thần của lãnh đạo lúc ấy là quyết phải phá cho kỳ được, ít ra cũng đạt mức như Việt Minh đã từng phá cuộc mít tinh ở Bách Thảo của Đại Việt, Quốc dân Đảng tháng trước. Nhưng sẽ khó khăn và nguy hiểm vì cuộc đấu tranh diễn ra ngay ở trung tâm thành phố, giữa vòng vây quân đội Nhật, với một lượng quần chúng đông đảo nhưng chưa ai dám chắc là họ đã đủ quyết tâm theo Việt Minh. Mà cuộc mít tinh rõ ràng là đã được Hiến binh Nhật cho phép(2). Do đó, lãnh đạo nhắc nhở các tổ chức cơ sở phải đảm bảo "phá" rồi "rút lui" an toàn...

Tôi chỉ kịp nêu một cách đơn giản nhiệm vụ cho anh em tuyên truyền xung phong Đảng Dân chủ lúc ấy có mặt ở nhà 101. Các anh chị "bốc" lên quyết làm một cú ra trò. Anh Dụ vắng mặt (đi Thanh Hóa), các anh chị em tập hợp rù thêm các đồng chí, bạn bè có mặt(3) thành những tốp, toán nhỏ đi tìm cờ, trao đổi với nhau và tự động thảo ra lời hiệu triệu của Mặt trận Việt Minh và bố trí chị Diệu Hồng, một thiếu nữ đặc Huế để đưa lên diễn đàn một cách nổi bật, đầy bất ngờ trong khi toán anh Vận (tức Trần Lâm) được giao việc tung ra một lá cờ Việt Minh cỡ đại từ bao lơn mặt tiền Nhà hát lớn.

Tôi không liên lạc được với anh Nguyễn Quyết bên Thành ủy nhưng trong nhữngngày cao trào này, khi nghe tin có đấu tranh là tự các hội viên các đoàn thể cứuquốc, quân chúng cảm tình và cả những người hiếu kỳ họ báo cho nhau và rủ thêmnhững người thân thuộc thành tốp năm tốp ba đi xem, tham gia, hăng hái ủng hộhoặc dễ dàng nhập cuộc. Khi ấy cũng có những cuộc đấu tranh không có hoặc khôngkịp tổ chức chỉ huy thống nhất chặt chẽ hoặc do quần chúng tự động và chỗ nàychỗ kia cũng không tránh được những việc quá trớn hoặc ngộ nhận hiểu lầm, hoàinghi thật giả...

---------------
1. Các anh Nguyền Văn Tâm (tức Tâm rỗ, Thành ủy Đảng Dân chù) ờ Bắc Bộ phù, anh Quản Xuân Nam ở Thị chính.

2. Hiến binh Nhật ra bố cáo đe dọa trừng trị các cuộc làm rối trật tự, mang vũ khí, tụ tập nếu không được Nhật cho phép...

3. Có các anh Chu Văn Tích, Vân (Trần Lâm), Nguyễn Dục, Ngô Quang Châu, Luân (Cả Sơn), đồng chí Lưu Quyên, chị Diệu Hồng và nhiều anh chị khác

-----

Sáng ngày 17, anh Khang từ Hà Đông ra gặp tôi ở nhà 101. Chúng tôi đã khẳng định: "phá rồi rút"; khi một chiến sĩ tuyên truyền xung phong, hăng máu đã điện thoại đến hỏi thẳng: "Tuyệt rồi! Xin cho làm một "coup de grâce"! (một đòn chết hẳn!). Khi chuẩn bị xong, anh chàng đã thấy quá thuận lợi để có thể giáng một đòn quyết định sống chết với chính quyền bù nhìn. Trước sự thôi thúc của quần chúng, chúng tôi linh cảm thấy tình huống có thể trờ thành cực kỳ nghiêm trọng. Đã gần giữa trưa rồi, chẳng kịp ăn uống, anh Nguyễn Khang vội đi tìm anh Nguyễn Quyết và xuống phố để trực tiếp theo dõi cuộc đấu tranh. Tôi lại được phân công phải vào Hà Đông khẩn cấp báo cáo trực tiếp với anh Trần Tử Bình, để xin chỉ thị Thường vụ và chuẩn bị.

Giữa trưa nắng, tôi gò lưng đạp xe dọc Hàng Bột dài dằng dặc nhìn thấy những người anh em, hớn hở đi ngược vào trung tâm mà bồn chồn, nuối tiếc.

Và cũng bắt đầu từ buổi trưa và chiều đáng ghi nhớ ấy, ở trung tâm thành phố, trên quảng trường nhà hát lớn, bên Hồ Gươm lịch sử, ngay từ lúc khởi đầu phá cuộc mít tinh của Tổng hội Công chức, các chiến sĩ Việt Minh, cá nhân hoặc thành từng nhóm, từng tổ, lẫn lộn quần chúng cảm tình, đội viên Thanh niên xung phong, đội Danh dự, Tự vệ... tứ phía đua nhau bất chợt xuất hiện xông lên phất cao cờ đỏ sao vàng, chiếm diễn đàn, tung ra lời hiệu triệu của Việt Minh kêu gọi dân chúng "làm cách mạng" và mặc nhiên xóa bỏ khẩu hiệu "ủng hộ Chính phủ" để lên tiếng kêu gọi.

- Việt Minh chờ các bạn!

- Tổng bộ Việt Minh kêu gọi Tổng khởi nghĩa!(1)

Cho đến nay, nghe kể lại, tôi vẫn mường tượng thấy như những khẩu hiệu cháy bỏng "làm cách mạng", "tổng khởi nghĩa" được tung ra với những hình thức kích động trong thời điểm ấy, đã như luồng điện châm vào đám đông nam nữ thanh niên, sinh viên, công chức có mặt đang sôi sục làm họ ào lên nhiệt liệt hoan hô, ủng hộ Việt Minh...

Phấn khởi cách mạng của người người bốc cao với những khẩu hiệu ủng hộ Việt Minh vang dậy, cờ đỏ sao vàng tự do tung bay. Rồi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, các chiến sĩ Việt Minh đã phất cờ kêu gọi đồng chí, đồng bào tràn ra đường phố dưới những giọt mưa lay phay đầu thu, biến cuộc mít tinh thoạt đầu nhằm ủng hộ Chính phủ Trần Trọng Kim thành một cuộc biểu dương lực lượng hùng mạnh của đông đáo quần chúng Thủ đô theo Việt Minh công khai giương cờ chống Chính phú.

Khi cuộc diễu hành biểu dương lực lượng động trời của quần chúng cách mạng bung ra và cuốn đi trên đường phố nội thành, đồng chí Nguyễn Khang, vị Chủ tịch trẻ tuổi của Ủy ban Quân sự Cách mạng có mặt tại trận, đã phải vội bứt khỏi cơn lốc, lao về An toàn khu báo cáo Thường vụ.

Như trên đã nói, trưa đó, tại A.T.K của Xứ ủy ở Hà Đông, tôi tranh thủbáo cáo với đồng chí Trần Tử Bình. Chúng tôi đều sốt ruột nhưng quyết định dứtkhoát phải chờ kết quả và tác động của cuộc đấu tranh phá mít tinh của Tổng hộiCông chức ở trung tâm Hà Nội. Chẳng ai đã nghĩ được rằng trong giờ phút ấy vấnđề khởi nghĩa đã được người dân Hà Nội đặt ra giữa thanh thiên bạch nhật trên bờHồ Gươm đã nổi sóng.

-----------
1. Bảo Tin Mới ngày 18/8/1945 đã đăng "Lời hiệu triệu cùa Việt Minh đọc trước đồng bào ngày 17 tại quảng trường Nhàhát lớn. Lời hiệu triệu kết thúc bằng lời kêu gọi: "Việt Minh chờ các bạn! Tổng bộ Việt Minh kêu gọi Tổng khởi nghĩa!" dưới ký: "Ban xung phong của Dân chù Đảng trong Viêt Minh"... Báo cũng dăng các bài tường thuật nảy lửa về cuộc biểu tình ngày 17.

-----

Qua việc so sánh lực lượng mọi mặt, ta đã có ưu thế, tuy chưa hơn hẳn đối với chính quyền Khâm sai(1). Nhưng rõ ràng, nhân tố quyết định chưa lường trước là thái độ đối với Việt Minh và dân chúng trong lúc này của hơn vạn quân đội Nhật với vũ khí còn đầy đủ. Can thiệp, đàn áp hay không can thiệp? Chúng tôi rất lo và thấy phải cho hoãn khởi nghĩa chiếm Đại lý Hoàn Long để chờ Hà Nội, mặc dù điều kiện đã chín muồi, các làng quê ven đô (Phương Liệt) Việt Minh đã làm chủ(2). Anh Trần Tử Bình thúc tôi phái quay ngay về Hà Nội, thì cũng vừa lúc anh Nguyễn Khang đạp xe về đến nơi và lao vào.

Sau khi nghe đồng chí Chủ tịch ủy ban Quân sự Cách mạng báo cáo như phả hơi nóng cuộc đấu tranh, ngay lập tức, Thường vụ Xứ đã hạ quyết tâm cho Hà Nội phát động khởi nghĩa và khẳng định: đông đảo quần chúng nhân dân Hà Nội đã nổi dậy và đi theo Việt Minh. Quân đội Nhật án binh bất động không can thiệp. Lúc này là vào chập tối ngày 17 và tại làng Vạn Phúc gần thị xã Hà Đông.

Tiếp sau đó, ủy ban Quân sự Cách mạng cho triệu tập hội nghị cán bộ mở rộng họp cấp tốc vào 20 giờ ở Dịch Vọng tiền để bàn kế hoạch thực hiện. Cuộc họp náo nhiệt, dân chú và rất sát thực tế do các anh Nguyễn Huy Khôi, Nguyễn Quyết chủ trì, đã đề xuất ra một cách chính xác kế hoạch phát động khởi nghĩa ở Hà Nội vào sáng chủ nhật 19/8... Hội nghị cũng nêu ra được những biện pháp độc dáo, tài tình trong việc sử dụng bạo lực của đông đảo quần chúng để chiếm lấy phủ Khâm sai.

Xin nói thêm về cuộc hội nghị không thể nào quên được này. Tôi đến chậm nhưng giữa những tiếng ổn ào sôi nổi, tôi đặc biệt chú ý và ghi nhớ mãi hình ảnh một cán bộ nữ, trẻ, dáng tỉnh lẻ. Đó là chị Vũ Thị Khôi tên thật là Phan Thị Sang sau kết hôn với đồng chí Nguyễn Duy Thân và năm 1946 là đại biểu Quốc hội khóa I... chị đã cố át mọi ngưôi để cất giọng lanh lảnh nhắc nhở:

- Này, khi nào vào chiếm công đường, bắt bọn cầm đầu thì phải chú ý đồng thời triệt ngay trại bọn lính dõng, bao an ở bên cạnh. Nếu không chỉ vài phát súng chúng nổ vào sau lưng quần chúng là tan hết đấy...

Một kinh nghiệm xương máu của một huyện ở Bắc Ninh (?). Nhưng đối với tôi cũng như đối với cả Ủy ban, lời cảnh báo quan trọng, quý báu đó chính là cẩm nang thực tế đã giúp cho công tác lãnh đạo Hà Nội khởi nghĩa thắng lợi, cũng như hiểu được và biết cách giải quyết sự cố ở Hà Đông(3). Phải chăng đó cũng là một trong những điều đặc sắc của cuộc khởi nghĩa ở Việt Nam, không thấy có trong các bài học về khởi nghĩa ở Nga, Trung Quốc... mà tôi đã được nghe giới thiệu trong nhà tù...

Như vậy là trong cái đêm 17 đó, cuộc khởi nghĩa Hà Nội đã được quyết định phát động vào sáng ngày 19 tháng 8

Nhưng cũng trong đêm đó, khi các cán bộ lãnh đạo chủ chốt chúng tôi còn đương hối hả họp ở ngoại thành (Dịch Vọng) thì ở trung tâm thành phố, các chiến sĩ Việt Minh cùng với đông đảo quần chúng cứ tự động tiếp tục trào lên và phong trào nổi dậy lan rộng. Những chiến sĩ Việt Minh đã xông vào làm chủ tòa báo Tin Mới để đưa lên báo lời Hiệu triệu của Mặt trận Việt Minh đọc ở quảng trường Nhà hát lớn cùng với những bài tường thuật sôi động về cuộc mít tính và cuộc diễu hành biểu dương lực lượng lịch sử của Việt Minh. Sớm ngày 18 báo Tin Mới đã khẳng định và tung ra nội, ngoại thành khắp nơi, tin chấn dộng vẻ Việt Minh với lá cờ đỏ sao vàng chói lọi đã giành được thượng thế tuyệt đối trong quản chúng nhân dân và trên chính trường Hà Nội, ngay giữa vòng vây của hàng vạn quân Nhật trang bị vũ khí đầy đủ...

Hơn thế nữa, nhiều người, từng cá nhân, hoặc thành tốp phân chấn trước tình hình ngay sáng 18 đã tự động rủ nhau tản nhanh về các địa phương quen thuộc như Gia Lâm, Nam Định để tìm kiếm sự ủng hộ, hỗ trợ thêm cho thủ đô hoặc kích thích đẩy nhanh khởi nghĩa ở quê nhà theo cung cách và không khí Hà Nội. Trong khi đó, Thường vụ Xứ ủy từ đêm 17/8, cũng đã kịp thời ra lệnh cho các tỉnh đồng bằng khởi nghĩa phối hợp với Hà Nội...

Chỉ trong một ngày và đêm 17 mà tại đất Hà Nội ngàn năm văn vật đã xuất hiện và diễn ra bao điểu kỳ diệu, thật bất ngờ và nhanh chóng đến nỗi có thể làm rối mọi đầu óc. Cũng thực trớ trêu, Chính phủ Trần Trọng Kim đương lung lay dao động, đã định tập hợp đồng bào Hà Nội lại để mong họ giúp gượng dậy nhằm đi trước Việt Minh một bước lại bị Viêt Minh lúc đó đã nắm cơ hội hiếm có, kịp thời cùng quần chúng chuyển mình vùng lên tạo thành một lực lượng to lớn chống lại chính phủ. Lực lượng cách mạng đã giáng ngay một đòn phủ đầu quan trọng qua phương tiện thông tin báo chí, thực sự phát động khởi nghĩa, mở đường và dẫn đến việc sụp đổ hoàn toàn của phủ Khâm sai Bắc Bộ và Chính phủ họ Trần...

---

--------------
1. Trong hai công cụ dàn áp cùa chính quyền (Bảo an và Cảnh sát), Việt Minh dã khống chế dược 1 (lực lượng cảnh sát), chi còn phải đối phó với 2.000 Bảo an có vũ khí. Còn Sờ mật thám. Hởi thanh niên Ái quốc (Đại Việt) thì coi như đã tê liệt, tan rã vì các lên đầu sỏ đã bị các đội Danh dự trừng trị. Quần chúng nhân dân đương ngả theo Việt Minh lực lượng chiến đấu ở mức đội tự vệ đang phát triển, vũ khí ít (khoảng 50 súng các loại) lại phân tán (vào các đội hành động hãy còn ờ Gia Lâm, Thuận Thành...).

2. Ở Đại lý Hoàn Long ta dã có nội tuyến tốt và có thể cho khởi nghĩa theo kiểu tuần tự từ làng, xã, đến huyện rồi mới vào đô thị thành phố lớn.

3. Vụ Quản Dưỡng bắn và giải tán quần chúng biểu tình định chiếm trại bảo an sau khi ta làm chủ được dinh Tỉnh trưởng Hà Đông

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenHHH.com