Trang Tac Gia
Cái đầu của tôi đang cho tôi một cảm giác rằng: mai tôi sẽ viết chương mới Ghostbuster. Tâm trí tôi muốn câu chuyện đó. Hy vọng ngày mai nó vẫn còn muốn.Hôm nay tôi lại nhận thêm thử thách nói tiếng Tây Ban Nha nên trong đầu toàn rr với r thôi. Nhưng lại là một sự tiến bộ khi cái đầu tôi cuối cùng cũng chịu nạp ngữ pháp vào rồi. Sẽ chia sẻ chuyện này ở cuối.Hôm nay tôi nhận được inbox hỏi về kỹ thuật viết/văn phong giữa văn xuôi Đông và Tây.*ストーリーライン mới đúng.Sau đó chuyện này gợi cho tôi nhiều ký ức thú vị.Đầu tiên là ngày xửa ngày xưa, có một tác giả chuyên viết văn xuôi Đông, sau khi hỏi tôi về kỹ thuật Tây có cái này không? Có cái kia không? (Tôi thì luôn nhiệt tình trả lời về mặt kỹ thuật viết) cô ấy phán thế này.Vì quá hợp lý (logic) nên giới hạn phát triển. Tôi có được phép hiểu là chậm phát triển không?Sau khi "ừ." Thì tôi chỉ ôm bụng cười.Cách đây ít hôm thì có người bình luận vào cuốn cẩm nang kỹ thuật viết của tôi thế này.Tôi cũng trả lời đại khái rồi thôi. Đính chính lại câu trên "thường thì tôi sẽ nhiệt tình nhưng còn tùy người."Tôi thì vẫn một phong cách sống đó: lười thể hiện sự hiểu biết và chỉ kết luận, phán khi mình hiểu rõ về thứ mình đang nói.Vì khi mình không biết rõ thứ mình đang nói, và mình tự suy diễn rồi phán/kết luận, mình có cảm giác mình thông thái thế thôi chứ thật ra người khác, người mà thực sự biết/có kinh nghiệm, họ chỉ cần đọc một câu là nhận ra mình biết hay không biết gì rồi. Lúc đó mình trong mắt họ trông thật ngớ ngẩn.Chưa kể đến hậu quả của việc truyền tải thông tin sai đến cho người khác. Trước khi viết cuốn cẩm nang kỹ thuật, tôi đã tìm đọc vài bài hướng dẫn viết được cho là đáng đọc và nhận ra: toàn tầm bậy tầm bạ. Thế là lại lần nữa, tôi tự soạn lấy một cuốn.
À! Đó cũng chính là cách tôi thể hiện: chứng minh mình giỏi hơn đúng cách là làm ra thành phẩm hay hơn chứ không phải nhảy vô sản phẩm của người khác để tìm cách thể hiện mình giỏi hơn.Các bạn có biết tại sao kinh nghiệm làm việc rất quan trọng khi đi xin việc làm không?Vì nếu kiến thức lý thuyết cách kinh nghiệm thực tế nửa vòng trái đất. Thì sự kết luận từ sự "suy ra" và "tôi tưởng" sẽ cách thực tế cả ngàn năm ánh sáng.Kinh nghiệm không đến từ bao lâu mà đến từ bao nhiêu. Nhớ hồi xưa còn có tác giả vô post "Slash Fiction là gì?" của tôi xưng là author già đời trước khi phát biểu rất dài. Tới giờ tôi vẫn không biết bạn đó phát biểu cái gì. Vì sau khi nghe bạn ấy tự xưng già đời thì tôi không đọc khúc sau. Vì chỉ có người non nớt mới: vào nhà người khác, tự xưng như thế khi nói chuyện với một người lạ mà mình còn chưa biết họ là người như thế nào thôi. Mà người non nớt thì tôi không có nhu cầu học hỏi từ.Đó là lý do tôi lười thể hiện. Đầy người vào watt của tôi kiếm chỗ thể hiện ấy chứ. Dù họ thể hiện đúng hay sai thì tôi cũng mặc kệ họ, chỉ để họ thể hiện một mình, thể hiện xong chán rồi tự biến đi. Một phần là vì khinh bỉ cách cư xử kém của họ. Một phần là vì cái tuổi thích thể hiện của tôi đã cách đây 8-10 năm rồi.Còn một chuyện nữa là tác giả hãm. Tỏ ra có lòng tốt góp ý các thứ nhưng thực ra là đầu độc kiến thức cho người khác chứ chẳng hề muốn người ta viết tốt hơn mình. Hồi xưa tôi mém bị đầu độc kiểu đó. Cũng may là sớm bỏ chạy, chứ không là giờ không chừng tôi bỏ viết luôn rồi. Giờ cũng bị lai rai nhưng miễn nhiễm.Tới giờ tôi vẫn tự tin với cách cư xử của mình. Độc giả tào lao thì chửi thẳng, nhưng từ truyện đến cuốn cẩm nang kỹ thuật đều viết rất có tâm. Sự khác nhau giữa chân thành giúp đỡ tác giả khác và tài lanh moi móc với thể hiện.Quay lại chuyện học ngoại ngữ.À, khi bạn có thể sử dụng được nhiều ngôn ngữ, độ rộng, độ phong phú của sự tiếp cận thông tin của bạn sẽ lớn hơn. (Bù lại, khả năng sử dụng tiếng mẹ đẻ của bạn sẽ có vấn đề, ví dụ như câu vừa rồi tôi không biết người Việt sẽ nói như thế nào).Tôi mơ cũng nói tiếng Anh và dòng suy nghĩ cũng tiếng Anh. Nên câu cú trong truyện của tôi nghe không được Việt cho lắm. Đôi khi không biết tiếng Việt nói sao trong khi biết rõ tiếng Anh sẽ nói thế nào. Đôi khi bị hiểu lầm là truyện dịch, có khi bị hỏi "chị là người Việt sống ở nước ngoài hả?"Tôi khẳng định tôi là người Việt, sinh ra và lớn lên ở Việt và hiện đang sống và làm việc ở Việt.Tôi học tiếng Nhật năm tôi 18 tuổi đến 22 tuổi. Sau đó không sử dụng nên bỏ đến giờ, quên nhiều, nhưng kỹ năng và sự quen thuộc vẫn luôn còn đó.Sang chuyện tiếng Tây Ban Nha thì là thế này:Tháng 10.2018 tôi bắt đầu học tiếng Tây Ban Nha. Tôi mất 1 tiếng học bản chữ cái và hệ thống phát âm. Sau 3 tuần học ngữ pháp mà không vào đầu một cái gì tôi đã bỏ ngang. Sau đó tôi dành 9 tháng để nghe.Nghe trong vô thức, không hiểu cũng nghe. Nghe nhạc, nghe interview, nghe gameshow. Nghe đủ loại chất giọng. Nghe đến khi tiếng Tây Ban Nha trở nên quen thuộc với hệ ý thức của tôi dù không hiểu gì. Nghe đến khi có thể phân biệt được sự khác nhau căn bản giữa các chất giọng và cơ thể quyết định được là sẽ theo chất giọng nào.Em bé là người học ngoại ngữ giỏi nhất. Vậy mà chúng nó cũng dành 2 năm đầu chỉ để nghe. Thêm 4 năm sau để bắt chước nói theo mà không hề biết viết và biết ngữ pháp. Sang năm thứ 6 mới nạp ngữ pháp và chữ vào.Đó là lý do khi tôi nói tiếng Tây Ban Nha, không ai tin là tôi chỉ mới học 3 tuần (thời gian nghe không học nên không tính). Tôi phát âm tốt và đánh cụm từ rõ ràng. Giọng TBN châu Âu cũng thể hiện rõ. Ai ra chủ đề gì cũng đều đoán biết được ngay. Nhưng thực tế thì tôi không có cái gì trong đầu cả. Biết vài từ vựng, ngữ pháp là không luôn.Đến một lúc, đầu sẽ chịu nạp ngữ pháp của một ngôn ngữ quen thuộc vào một cách dễ dàng như năm xưa ta học ngữ pháp tiếng Việt ở bậc tiểu học.Vì lúc đó chúng ta hiểu rõ và có thể nói liền mạch các ví dụ. Cực kỳ dễ nhớ.
À! Đó cũng chính là cách tôi thể hiện: chứng minh mình giỏi hơn đúng cách là làm ra thành phẩm hay hơn chứ không phải nhảy vô sản phẩm của người khác để tìm cách thể hiện mình giỏi hơn.Các bạn có biết tại sao kinh nghiệm làm việc rất quan trọng khi đi xin việc làm không?Vì nếu kiến thức lý thuyết cách kinh nghiệm thực tế nửa vòng trái đất. Thì sự kết luận từ sự "suy ra" và "tôi tưởng" sẽ cách thực tế cả ngàn năm ánh sáng.Kinh nghiệm không đến từ bao lâu mà đến từ bao nhiêu. Nhớ hồi xưa còn có tác giả vô post "Slash Fiction là gì?" của tôi xưng là author già đời trước khi phát biểu rất dài. Tới giờ tôi vẫn không biết bạn đó phát biểu cái gì. Vì sau khi nghe bạn ấy tự xưng già đời thì tôi không đọc khúc sau. Vì chỉ có người non nớt mới: vào nhà người khác, tự xưng như thế khi nói chuyện với một người lạ mà mình còn chưa biết họ là người như thế nào thôi. Mà người non nớt thì tôi không có nhu cầu học hỏi từ.Đó là lý do tôi lười thể hiện. Đầy người vào watt của tôi kiếm chỗ thể hiện ấy chứ. Dù họ thể hiện đúng hay sai thì tôi cũng mặc kệ họ, chỉ để họ thể hiện một mình, thể hiện xong chán rồi tự biến đi. Một phần là vì khinh bỉ cách cư xử kém của họ. Một phần là vì cái tuổi thích thể hiện của tôi đã cách đây 8-10 năm rồi.Còn một chuyện nữa là tác giả hãm. Tỏ ra có lòng tốt góp ý các thứ nhưng thực ra là đầu độc kiến thức cho người khác chứ chẳng hề muốn người ta viết tốt hơn mình. Hồi xưa tôi mém bị đầu độc kiểu đó. Cũng may là sớm bỏ chạy, chứ không là giờ không chừng tôi bỏ viết luôn rồi. Giờ cũng bị lai rai nhưng miễn nhiễm.Tới giờ tôi vẫn tự tin với cách cư xử của mình. Độc giả tào lao thì chửi thẳng, nhưng từ truyện đến cuốn cẩm nang kỹ thuật đều viết rất có tâm. Sự khác nhau giữa chân thành giúp đỡ tác giả khác và tài lanh moi móc với thể hiện.Quay lại chuyện học ngoại ngữ.À, khi bạn có thể sử dụng được nhiều ngôn ngữ, độ rộng, độ phong phú của sự tiếp cận thông tin của bạn sẽ lớn hơn. (Bù lại, khả năng sử dụng tiếng mẹ đẻ của bạn sẽ có vấn đề, ví dụ như câu vừa rồi tôi không biết người Việt sẽ nói như thế nào).Tôi mơ cũng nói tiếng Anh và dòng suy nghĩ cũng tiếng Anh. Nên câu cú trong truyện của tôi nghe không được Việt cho lắm. Đôi khi không biết tiếng Việt nói sao trong khi biết rõ tiếng Anh sẽ nói thế nào. Đôi khi bị hiểu lầm là truyện dịch, có khi bị hỏi "chị là người Việt sống ở nước ngoài hả?"Tôi khẳng định tôi là người Việt, sinh ra và lớn lên ở Việt và hiện đang sống và làm việc ở Việt.Tôi học tiếng Nhật năm tôi 18 tuổi đến 22 tuổi. Sau đó không sử dụng nên bỏ đến giờ, quên nhiều, nhưng kỹ năng và sự quen thuộc vẫn luôn còn đó.Sang chuyện tiếng Tây Ban Nha thì là thế này:Tháng 10.2018 tôi bắt đầu học tiếng Tây Ban Nha. Tôi mất 1 tiếng học bản chữ cái và hệ thống phát âm. Sau 3 tuần học ngữ pháp mà không vào đầu một cái gì tôi đã bỏ ngang. Sau đó tôi dành 9 tháng để nghe.Nghe trong vô thức, không hiểu cũng nghe. Nghe nhạc, nghe interview, nghe gameshow. Nghe đủ loại chất giọng. Nghe đến khi tiếng Tây Ban Nha trở nên quen thuộc với hệ ý thức của tôi dù không hiểu gì. Nghe đến khi có thể phân biệt được sự khác nhau căn bản giữa các chất giọng và cơ thể quyết định được là sẽ theo chất giọng nào.Em bé là người học ngoại ngữ giỏi nhất. Vậy mà chúng nó cũng dành 2 năm đầu chỉ để nghe. Thêm 4 năm sau để bắt chước nói theo mà không hề biết viết và biết ngữ pháp. Sang năm thứ 6 mới nạp ngữ pháp và chữ vào.Đó là lý do khi tôi nói tiếng Tây Ban Nha, không ai tin là tôi chỉ mới học 3 tuần (thời gian nghe không học nên không tính). Tôi phát âm tốt và đánh cụm từ rõ ràng. Giọng TBN châu Âu cũng thể hiện rõ. Ai ra chủ đề gì cũng đều đoán biết được ngay. Nhưng thực tế thì tôi không có cái gì trong đầu cả. Biết vài từ vựng, ngữ pháp là không luôn.Đến một lúc, đầu sẽ chịu nạp ngữ pháp của một ngôn ngữ quen thuộc vào một cách dễ dàng như năm xưa ta học ngữ pháp tiếng Việt ở bậc tiểu học.Vì lúc đó chúng ta hiểu rõ và có thể nói liền mạch các ví dụ. Cực kỳ dễ nhớ.
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenHHH.com