Chương tám
1Trở lại đơn vị chiến đấu, trên bố trí Ngoãn về tiểu đoàn cũ. Mẹ ơi! Mới một năm kể từ ngày xa Tiểu đoàn 9, nay trở lại hầu như không còn người nào quen cũ, mới biết chiến tranh là cái máy nghiền người thật khổng lồ. Mình còn sống đến giờ cũng là may. Không biết cái lão Lê có ghét bỏ mình không? Nhưng việc lão đẩy mình về sau lại hoá hay. Không thế khéo mình cũng đã thành người thiên cổ. Sáng, chính trị viên tiểu đoàn, người có nhiều kỷ niệm với Ngoãn cũng không còn. Chiến tranh, bom đạn không từ ai, nhưng cán bộ chính trị quả có đỡ hy sinh hơn cán bộ quân sự, vậy mà... Chính trị viên mới vừa thay Sáng nói với Ngoãn: "Dưới các đại đội, tân binh từ miền Bắc vừa vào có rất nhiều đồng hương của anh". Khỏi phải nói, quê anh thì đợt nào cũng đầy cả thôi. Nghĩ thế nhưng Ngoãn lại muốn xuống dưới đại đội ngay. Biết đâu trong số đó có người cùng huyện, cùng xã. Vớ được anh nào cùng làng mà hỏi chuyện gia đình thì sướng chi bằng. Lần về nhà vừa rồi đốì với anh rất tồi tệ. Không dám gặp bố mẹ đã đành, đến thằng em cũng không muốn. Và bây giờ thì mù tịt, không biết sức khỏe bố mẹ thế nào, thằng út học hành ra sao.Người đồng hương đầu tiên Ngoãn gặp, chao ôi lại chính là Tấn, thằng em út của anh. ôm lấy nó rồi mà anh vẫn ngỡ như không thật. Hình như anh mơ, hình như có sự trùng lặp gì đó ở đời chứ làm sao thằng Tấn lại đi bộ đội, lại ở đây, lại chung một tiểu đoàn với anh.Hồi Ngoãn nhập ngũ, hai đứa em đang học phỏee thông. Anh biết, anh đi rồi, sự học hành của chúng chẳng đến đâu. Tới khi nhận được thư nhà nói Tấn đã vào đại học, anh mói ngã ngửa ra: Sự đời đúng là không ai có thể lường trước. Anh mừng lắm. "Giàu con út, khó con út", vậy là nó thoát khỏi con đường của hai anh. Đời nó rồi sẽ đỡ khổ. Bố mẹ cũng được hưởng lộc. Cái sự Tấn được vào đại học làm anh hết sức bất ngờ, nhưng dù sao cũng còn là điều hiểu được. Còn bây giờ, nó lại hiện nguyên hình nguyên dạng là một người lính trong tiểu đoàn của anh thì đến làm anh vỡ tim mất thôi. Trưốc đây, nghĩ về nó, mừng biết bao nhiêu, giờ giận nó bấy nhiêu. Vì lẽ gì mà Tấn đi bộ đội, vì lẽ gì đang học đại học Tấn lại bỏ đi.- Sao em lại ở đây hở?- Em tình nguyện mà anh.Cơn hoả đừng đừng bốc trong người Ngoãn. Cứ như ngày xưa, Tấn nhất định bị mấy cái bợp tai rồi. Nhưng bây giờ... Anh đã đi ra, ăn cơm quân đội, học hỏi được thiên hạ nhiều điều. Nhẫn một chút gió lặng sóng êm. Lùi một bước, biển rộng trời cao. Đấy là điều anh học được từ khi bước vào làm lính. Với lại, ở chỗ nào chứ ở đây anh đánh nó là thủ trưởng đánh chiến sĩ, kiểm điểm bằng ốm chớ chẳng đùa.- Mẹ thế nào?- Bình thường.-Bố?- Mất rồi.- ơ, cái thằng này, mày vừa nói gì thế hả? Sao lại mất? Lần rồi tao về đã có chuyện gì đâu?- Ô hay. Anh nói gì lạ thế, anh về lúc nào?Ngoãn bỗng ấp úng. Tròi ạ, điều anh giấu Tận, giấu cả cái làng Vọng bỏng chốc vụt khai ra. Và thế là Cơn bực dọc ở anh căng có cơ bùng phát.- Tao đang hỏi mày cơ mà, cái thằng khùng kia.- Bố đi săn, từ lúc mất con Cọc bố đổ bệnh rồi đi rất nhanh.- Nhanh là bao giờ, tháng mấy? - Ngoãn dướn người túm lấy ngực áo em, thể như Tấn là tội phạm vậy.- Tháng 3, ngày mông 8 âm lịch.- Trời ạ!Ngoãn dẫm chân, vung tay, mặt khuôn lại trong nỗi xúc động tưởng không bao giờ tan được. Quỷ xui ma khiến thế nào để đến nỗi về quê mà không ghé nhà thăm bố. Kiểu này trời phạt anh chăng? ơi cái ông trời độc ác kia.Anh phải vội ngồi xuống, vịn tay vào bàn. Mắt anh hoa lên, máu hình như không còn chuyển động. Toàn thân anh rã rời. Anh với bố không có nhiều kỷ niệm đẹp. Đôi khi, khục khịch với nhau. Chính vì thế, cái tin Tấn vừa nói làm anh xót xa ân hận. Anh vẫn nghĩ, lúc nào đó sẽ về xin lỗi bố, làm lành với bố , ôi thôi, đâu còn cơ hội nữa.- Thằng... anh Tưởng mày đã biết chuyện này chưa?- Biết rồi. Hiện anh ở quê, phục viên. Thương binh hạng một hạng hai gì đó nhưng không đến nỗi nào. Cưới vỢ rồi.Tin này làm Ngoãn nguôi ngoai được phần nào nỗi đau, nỗi giận. Vậy là vẫn có người ở nhà với mẹ. Nhưng dù sao Ngoãn vẫn tấm tức trong lòng, cả nhà hy vọng vào thằng út. Chỉ mình nó học hành chu đáo vào được đại học. Vậy mà nó lại bỏ đi lính. Mà không viết thư hỏi han anh lấy một câu. Ai bắt nó đi chớ? "Tình nguyện". Ngựa non háu đá. Không biết gì. Để rồi xem mày chịu nổi mấy trận đánh? Để rồi xem mày có trụ nổi với cuộc đời gian lao khổ cực, đầy hiểm nguy này không? Ngoãn đưa tay nhìn đồng hồ. Đã đến giờ ăn cơm chiều. Với lại không tránh mặt cái thằng em đáng ghét lúc này, anh sẽ có một hành động gì đó không đẹp.- Đúng 8 giờ kém, đồng chí lên tiểu đoàn. Tôi gặp. - Ngoãn nói không nhìn mặt em.- Rõ ạ!-Trả lời như thế, Tấn thấy mình cũng oai oai. Vậy ra anh ấy cũng hiểu rằng Tấn đã lớn, đã là một người lính, là đồng chí của anh hẳn hoi. Tấn vẫn nhớ chừng những trận đòn roi, những cái bạt tai, những cái bướu vào đầu kinh khủng của ông anh, nhưng bây giờ Tấn không còn hốt hoảng, sợ hãi như xưa. Với lại, chẳng có lý gì để anh đánh mình. Đánh là sai. Đánh em cũng sai mà đánh đồng chí lại căng sai. Nghĩ vậy, Tấn không những không sợ cuộc hẹn mà còn mong nó đến sớm để xem anh ấy làm gỉ mình?2Trước khi Tấn lên tiểu đoàn gặp Ngoãn, người viết thiên truyện này xin được cung cấp thêm một số nét về gia đình Ngoãn. Để bạn đọc tiện theo dõi, cũng xin được nói thêm rằng, ở làng Vọng, xã Thanh Thủy, quan niệm về phụ nữ vẫn còn nhiều bất ổn. Cha mẹ sinh con gái một bề thì không nói làm gì. Đứa con đầu lòng mang tên gì thì mọi người gọi bố mẹ theo tên đó. Tên thật của bố mẹ không được gọi. Ai gọi coi như phạm huý. Tuy nhiên, bố mẹ đẻ con gái, sau đó có con trai thì mọi người gọi tên họ theo tên con trai chứ không gọi tên con gái nữa. Bố Ngoãn tên thật là Phố mẹ tên là Nghẽn. Nhưng từ khi có Ngoãn thì chỉ còn tên ấy trong hồ sơ lý lịch. Bởi thế, bạn đọc nghe nhắc đến ông Ngoãn, bà Ngoãn thì hiểu cho rằng đó là tên mọi người gọi sau khi ông Phố, bà Nghẽn sinh ra Ngoãn. Ngoãn đi bộ đội vào đầu năm 1965.Cái việc Ngoãn trúng tuyển nghĩa vụ quân sự khiến mọi người ở làng Vọng nháo nhác cả lên. Đi khám sức khoẻ, xã Thanh Thủy có bốn chục thanh niên, chỉ có năm người vượt qua được tất cả các vòng. Vinh dự và sung sướng cho gia đình ông Ngoãn lắm chứ! Có ai ngờ. Trông Ngoãn ngỏng ngao, gầy ốm chứ đâu vâm váp như người ta. Nhưng dù sao cũng mừng cho anh ta lắm. Còn ở nhà, cả Ngoãn còn khổ. Bố thì không đi làm nhưng thích ăn ngon mặc đẹp. Đụng tí là đánh mắng. Chỉ thương bà Ngoãn, một mình lo toan chống chọi cho cái nhà ấy khỏi gục xuống. Hai đứa em Ngoãn thì nhỏ quá... Đấy là những lời bàn tán, xì xèo của dân làng...Thoạt đầu, nghe tin này, ông Ngoãn bỏ ngoài tai. Thằng cả đã nói gì với ông đâu. Nhưng rồi ông biết: Nó sợ ông. Thì xưa nay nó vẫn sợ mà. Và bây giờ, nó sợ nhất là nói ra ông tìm cách không cho đi. Trong ba đứa con, ông không ưa gì Ngoãn. Nó là thằng ngang. Chỉ có ông mới trị được. Ai nói nó cũng cãi. Cậy là lao động chính trong nhà, nhiều lúc Ngoãn muốn vượt quyền ông. Láo. ông giơ gậy lùa cho chạy khắp xóm. Thấy ông nhàn nhã mà hỗn hào với ông chắc? Chúng nó không biết chứ, đời ông đã có lúc coi tiền bạc như rơm rác. ông không làm nhưng từng cai quản biết bao người đi làm cho nhà ông đấy. ông là con lý trưởng. Nhà của ông to cao nhất cả cái xã Thanh Thủy. Trong ngôi nhà ấy, thóc gạo đầy bồ, đầy chum, vải VÓC đồ đoàn chật cứng. Người làm thuê, kẻ hầu hạ rộn rã suốt ngày đêm...Ấy là thời bố ông còn sống, ông Lý, nếu khen ông tốt thì lại bảo là không có lập trường giai cấp. Nhưng những người làm thuê vẫn tự hào là đã từng ở nhà ông Lý. Gia đình ông có việc gì, họ cũng đến giúp, chia sẻ. Cũng có những người về sau phất lên, khá giả, vẫn có quà cáp đến nhà ông để bày tỏ lòng biết ơn. Bố ông hồi trước cũng là người hiền khô, ăn ở phúc đức. Trên rừng có một con dốc, không biết từ đời nảo đời nào, người ta lây tên bố ông đặt tên cái dốc ấy: "Dốc ông Phê". ông chứng kiến bố ông đẫ trầy lưng kéo gỗ từ con dốc ấy về dựng nhà. ông kéo gỗ đi lại nhiều lần rồi thành đường. ông Phê không hút thuốc phiện, không đánh bạc, ông cũng không uống rượu, ông sống thanh đạm, chắt bóp. Lý trưởng là cái chức mua cho oai vậy thôi. Đôi khi nghĩ về bố, ông Ngoãn thấy mình cố tội. Tại sao bố thì vậy mà mình thì...? Toàn bộ của cải bố để lại, ông Ngoãn đã đốt sạch trên bàn đèn thuốc phiện. Hồi bố còn sống, ông không dám phá phách đến vậy. Bố mất rồi, ông thành người chủ. Mẹ cùng lắm chỉ mắng mỏ. Mắng mỏ, ông đâu có sợ. Khi không còn gì, ông lục lọi tìm chỗ giấu tiền của bố mẹ. Hết. Ông bán đồ đoàn trong nhà, mâm đồng, chậu nhôm, nồi bẩy, nồi ba lần lượt ra đi. Bát đĩa, nghe nói là đồ cổ, quỳ giá lắm cũng theo ông tan trong khói thuốc phiện. Nhà có mấy chum mật, lừa cả nhà đi vắng, ông gọi con buôn tới múc bán. Sợ mẹ mắng, ông cho trút nước lã vào. ít lâu sau, mật bốc mùi chua lòm thế là đổ quấy quá cho xong. Mẹ có nghi nhưng không bắt được quả tang, đành thôi. Ông không nhớ nổi những thứ ông đi cầm cố lấy tiền hút thuốc phiện. Nhà rổng roảng không còn cái gì, ông lấy cả quần áo vợ con đem bán. Cạn kiệt, ông dòm trước ngó sau chỉ còn ngôi nhà. Bán. Cơn nghiện lên, nhà cũng chẳng là cái khỉ gió gì. Đầu tiên, ông dỡ gạch ngoài sân. Ối nhà sân có lát gạch gì đâu. Hè, cũng chẳng cần gạch. Đến khi ông gọi con buôn đến dỡ gạch nhà trong, thì mẹ ông lăn xả vào. Nhưng ông không chịu thua. Vay tiền người ta, lờ sao được. Ông không liều thì chủ nợ cũng liều. Không thể nào khác. Bà mẹ không ở nhà quanh năm để giữ. Một hôm, mẹ đi chợ về chỉ còn ôm mặt khóc. Vợ con thì đừng có cản trở ông. Kêu ca à? Khóc lóc à? Này. Ông vớ cái gì choảng luôn cái đó. Sợ chết khiếp ấy chứ. Một vài lần như thế, thấy ông nổi đoá là vợ con trốn tiệt. Mẹ, ông không dám đánh nhưng ông không sợ. Mẹ nói mặc mẹ. Hút ở nhà mẹ phá, ông đi chỗ khác. Rình chộp được ông ở chỗ này, ông lại chuyển đi chỗ kia. Ngôi nhà, cửa toàn bằng lim, bằng sến, ông cũng đã rò đến mấy tuông. Mẹ ông, vợ con ông lại đành thẽ thọt nịnh xem ông cầm cô' ở chỗ nào để đi chuộc...Mẹ ông bất lực. Coi như không có ông. Coi như ông là ma là quỷ của thuốc phiện rồi, bà chấp nhận mất con. Bà bàn với con dâu bán ngôi nhà đi. Không bán rồi cũng mất. Mà mất trắng là khác. Bà đã nhanh hơn ông. Một hôm, đi hút về, ông thấy nhà mình ồn ào những tiếng lạ. ông bước vào, nhưng chỉ là vị khách không mời - Gia chủ mới cho biết ngôi nhà đã thuộc quyền sở hữu của họ. ông gặp mẹ. Mẹ nói: "Nhà bán rồi. Tiền tao đưa cho vợ mày rồi. Nó mua nhà ở làng Vọng. Mày về đấy mà ở hay muốn cút xéo đi đâu thì đi". Bà còng cọc đi ở với con gái út của bà.Căng hay. ông Ngoãn nghĩ thế. cần gì nhà to cao... ở thế nào mà chẳng được, miễn có tiền mua thuốc. Ngay tổì đó, vợ ông chỉ được cầm một nửa soos tiền đê mua nhà, nửa còn lại ông giữ để hút... Ngôi nhà ở làng Vọng, ngôi nhà ông đang ở hiện nay, lai lịch là thế. Nó thấp tè, ra đụng vào quệt. Nền nhà lúc nào cũng nhơm nhớm ướt. ôi, có gì bận tâm. Nó vẫn là nhà ngói, ở làng Vọng còn ốì những ngôi nhà kém hơn. Điều không thể thiếu là thuốc phiện. Vậy thôi. Nhưng cái đó chưa đến nỗi nào. ông biết lắm, vợ ông vẫn phải chạy tiền, lo cho ông. Không có ư? Nhà cửa tanh bành. Không có ư? Liệu hồn, mẹ con đi ra đường mà đứng. Từ ngày về làng Vọng, thi thoảng ông đã phài bỏ đám bạn bè vì túi rỗng, ủy ban xã gọi ông ời ời lên trụ sỏ vì chuyện hút xách. Dân quân truy lùng ráo riết tìm bàn đèn thuốc phiện. Mới lại, nhà có hôm đứt bữa. Nhưng thiếu thuốc phiện thì chịu không được. Ba đứa con tin rằng ông đã bỏ thuốc phiện. Riêng một người biết ông vẫn tìm đến bàn đèn là bà Ngoãn. Không đều đặn nhưng khi trong túi vợ có tiền, ông ca cẩm, vậy là bà phải rút ra. Mà rút ra là khôn đấy. Không rút ra cũng mất, không chỉ thế còn ỏm tỏi nhà cửa, có ngưòi ăn đòn. ông vẫn không đi làm. Cán bộ xóm đến động viên, ông bảo: "Khổ. Nếu đi được thì mắc chi tôi không đi chớ. Tôi không đi, trước hết vợ con tôi thiệt. Nhà tôi túng bấn. Mà các anh nhìn tôi thì biết...". Đúng là nhìn ông thì biết. Người ta bảo trông như thằng nghiện có sai đâu. Ông lởng khởng lèo khèo thế kia, làm lụng nỗi gì. Nói thế chứ bỏ được thuốc phiện, chịu khó ra đồng lạ khác hẳn.ông cũng biết vậy. Nhưng ôi thôi, thuốc phiện, trót dây vào, bỏ quái nào được. Ông tự dặn mình, trước khi xuống mồ, phải truyền đời cho đám con cháu, không bao giờ được dính đến nó...- Ông à! Tối qua, thằng cả bảo nó sắp đi bộ đội. Ông tính thế nào? Bà Ngoãn khép nép bên mép chiếu hỏi chồng.Ông Ngoãn đang uống rượu một mình. Ông đã hứa với vợ với con, mỗi ngày làm cút rượu nhắm với mấy củ lạc hoặc cái bánh đa để từ thuốc phiện.- Tôi biết rồi, có gì mà cuống lên thế hả?- Thì tôi chỉ hỏi ý ông thế nào để còn nói với con!Trong nhà ngoài ngõ, nhất nhất mọi chuyện bà đều hỏi ông, nhất nhất mọi chuyện đều làm theo ông. Ông là lãnh tụ tinh thần của bà. Ông sinh ra để bà nể sợ. Vui thú của bà là được chiều chuộng chăm lo cho chồng. Thời thế thay đổi, chồng bà mới phải khổ thế. Để cho ông khổ bà cảm như có lỗi. Bởi thế, đói kém, cả nhà ăn độn khoai sắn bà vẫn để cơm ở một góc nồi phần chồng. Hoặc giả bà nấu cho ông một niêu cơm riêng. Hàng xóm kêu bà nuông ông quá. Thì họ cứ so sánh này nọ chứ có biết hoàn cảnh của chồng bà đâu. "Mẹ cứ thế nên bố căng làm già", cả Ngoãn đôi lần nói với bà vậy. Bà chép miệng: "ôi dào, chúng mày thì đã thấm tháp gì so với tao ngày xưa chớ. Bây giờ, bố mày đã đỡ lắm rồi đấy. Trước đây, có mấy ngày được yên thân. Ngồi vào mâm chỉ có cơm hơi khô hoặc ướt mà cả bát cả nồi bố mày lia hết ra ngoài sân. Giờ, chúng mày còn dám ho he, chứ tao hồi ấy à, lẳng lặng đi nấu nồi khác, len lén ra sân nhặt mâm nhặt nồi vào. Vậy mà tao vẫn ở được mấy chục năm nay. Người ta bảo: "Muốn nói ngoa làm cha mà nói", rồi chúng mày cũng làm cha làm mẹ, sẽ biết". Chăm chồng là thế, nem nép sợ đủ điều, nhưng bà vẫn bị ông Ngoãn chửi mắng xỉ vả như cơm bữa. Mà đâu chỉ thế, lắm khi, đầu sưng vù, tay chân bầm tím, không nhúc nhắc ra khỏi nhà, có ai hỏi lại giấu là ốm. ông giận lên, thuận tay, vớ cái gì phang cái ấy. Bà có làm gì nên tội, toàn những chuyện không đâu. Đi mua rượu cũng phải đi mua lén, mua chui. Không mua được, ông đánh. Đi tăm thuốc phiện, có tiền đấy nhưng không có thuốc, lê lết về ông đuổi, đánh. "Mẹ nhút nhát quá. La làng lên xem nào?', cả Ngoãn bảo bà thế. "Ôi dào. Hay gì cái chuyện vạch áo cho người xem lưng. Hồi mới cưới nhau được mấy hôm, bố mày đánh tao mặt sưng vù, thâm tím. Đúng lúc đó, ông ngoại đến chơi. Tao phải cười nói như không có chuyện gì. ông hỏi: sao mặt mày như thế. Tao nói, vừa vấp ngã, đập mặt vào cái bậu cửa...".- Thế nào thì thầy nó quyết đi chứ?Ông Ngoãn ra ý buồn, ra ý suy nghĩ, ông chậm rãi hỏi bà:- Chớ ý bà thì sao?- Kìa sao ông lại hỏi tôi?Bà Ngoãn đưa vạt áo chấm nước mắt. Thì lần đầu tiên bà được ông hỏi như vậy, được ông cho cái quyền nói trước những chuyện quan trọng, không mủi lòng sao được. Bà nói trong nước mắt:- Ở nhà, nó cũng khổ lắm. Ăn không no, áo quần không đủ mặc, trăm công nghìn việc đổ lên đầu. Đi ra, cái thân nó sướng thì mình lại khổ. Ai sẽ đi làm phụ với tôi.- Bà thì... - Bây giờ mới đúng là giọng của ông Ngoãn - Mới thế đã nước mắt ngắn dài. Chả trách con cái cứ dần dà hư thân mất nết. Nó biết bà lo lại vênh cái mặt lên. Bà nghe tôi nói đây: Đi hay không là việc của nó. Nó thương tôi với bà khắc sẽ xin hoãn. Bằng không, cứ để nó sướng cái thân. Mặc. Không chết được. Trời sinh voi trời sinh cỏ. Rồi mình lại tính cách của mình...Bà Ngoãn thôi không khóc nữa. Nghe chồng nói vậy là lòng bà yên tĩnh lại ngay. "Một người biết lo bằng một kho người hay làm". Chồng bà là người lo, còn bà là người làm. Với bà, không có ai thông suốt, sáng láng bằng chồng. Chồng bà đã nói vậy tức là đã tính kỹ lắm. Bà chỉ sự ông khổ, con khổ, chứ thân bà tính làm gì.Thật ra, nói với vợ vậy nhưng ông Ngoãn đã quyết rồi. Nó sẽ đi. Nó đi bộ đội chớ đi ăn cắp ăn cướp đâu mà ngăn. Mình giữ nó, khóa cửa lại chắc? Nó đi, quân đội nuôi. Nó không cần gì ở nhà này nữa. Vì thế, không ngăn được. Đánh, căng có cớ để nó đi. Chi bằng để mặc. Có sao? Nhà này thiếu thằng cả sẽ khó khăn. Nhưng con chị đi, con dì lớn. Hai đứa sau sẽ thay thế. vả lại, không phải nó đi mà không được gì. ông yếu, không đi làm, có kẻ độc mồm độc miệng bảo ông có tư tưởng ăn trên ngồi trốc. Lại có đứa bảo: "Ông Ngoãn à! Chế độ ta có động hề gì ông ta theo bọn phản động ngay." Khốn nạn. Sống phải theo thời. Cái thời vàng son của ông chết rồi, chết hẳn rồi, nhưng ông vẵn còn sống. Sống, nhưng không dễ dàng gì nhập vào cái mà người ta gọi là' "đời sống mới". Kệ. Chả vì thế mà cho ông vào tù, chả vì thế mà làm tội làm tình ông được. Nhưng con cái ông lại khác, ông không thể bắt nó theo, vả lại, tính khí thằng cả ông biết. Nó là người ngăn trở ông nhiều nhất. Xưa rày, nó chịu ông vì nó chưa đủ lông, đủ cánh. Bây giờ, nó có ở nhà cũng không chịu để ông yên. Cứ xem cung cách nó hỗn với mẹ và cả cái cách đe nẹt hai thằng em thì rõ không vừa đâu. Nó đi cũng là bớt một hòn đá chắn trước mặt. Thế là việc cả Ngoãn đi bộ đội không làm ông bận tâm nữa. Có chăng chỉ còn là của vợ ông thôi. Vợ ông lo lắng là phải. Nhưng nếu lộ điều đó ra thì coi chừng. Thằng cả sẽ kể lể công lao như một mụ đàn bà lắm mồm. Nó sẽ phách lối khi mai này gia đình suy sụp. Không tiện nói với vợ chuyện ấy, ông ra lệnh:- Chuyện cả Ngoãn không bàn nữa. Mẹ mày không được nói gì thêm. Cũng là xem sự hiếu thảo của nó với bố mẹ ra sao?Vâng. Mà tôi còn biết nói gì chớ!3Hai đứa em Ngoãn không giấu được niềm vui, nhảy như chân sáo, miệng tíu tít khoe với mọi người về việc anh cả sắp lên đường. Cái việc anh cả trúng nghĩa vụ, trong lúc cả xóm khối người đi khám không được, làm chúng khoái lắm. Cái khoái nhất là từ nay chúng thoát khỏi "ách kìm kẹp" của anh cả. Còn bé, hai đứa chưa thể đi rừng hái củi, chưa thể đi cày, đi bừa.... Một mình anh cả và mẹ gánh vác những việc nặng nhọc. Đi làm về, những việc vặt, việc nhẹ như quét dọn sân vườn, nấu nước, nấu cơm là của chúng. Sơ sảy chút ít, liệu hồn. Ra đầu xóm chơi một chút về, anh cả bắt ra đống củi rút một nắm roi vào, rồi bảo nằm xuống. Mông, lưng cứ noi vằn cả tuần không lặn. Đang tuổi ham chơi, ham vui nhưng anh cấm ra khỏi nhà. Ra khỏi nhà có lúc anh cả cần người sai thì làm sao? Hai anh em đi xem phim, mới 10 giờ anh cả đã khoá kín cửa trong cửa ngoài, đành lặng lẽ trèo tường vào sân, rồi lặng lẽ rúc vào đống rơm ngủ. Đầu lúc nào cũng sưng vì bị anh bướu. Chả than thở được với ai ngoài mẹ. Nhưng mẹ cũng chỉ mắng sơ. Mẹ chiều anh. Anh vất vả. Nói nặng, anh bỏ việc, khéo rồi ngoác miệng cả nhà. Tưởng và Tấn chưa biết anh cả đi rồi sự thể có ngoác miệng cả nhà hay không? Nhưng mà thế thì đã sao? Thà thế nhưng không sưng đầu, không phải nơm nốp lo khi đi xem phim về... Cái lời nhãn tiền mà chúng nhận ra là từ nay không phải tái hết mặt mũi, ngó trước dòm sau khi anh cả sai bảo. Anh cả sai bảo chưa thấy vật cần tìm ở đâu, chân đã lắp xáp chạy. Tấn còn nhớ một lần anh cả bảo lấy nước. Tất nhiên là nước nóng trộn với nước nguội cho vừa. Nhưng biết thế nào là vừa với không vừa vì có được thử đâu. Thử là hôn. Đánh. Thử là chậm. Đánh. Vội vàng đưa cho anh gáo nước. Anh vừa nhấp môi đã nhăn mặt, phang luôn cả gáo nước vào đầu Tấn. Gáo nước vỡ toang. Nước chảy đâm đìa tóc tai mặt mũi. Cũng may là nước không nóng đến nỗi làm bỏng da...Tấn còn nhớ về một kỷ niệm khác: Một lần, anh cả cho Tấn ra đồng kéo gầu. Được đi tát nước, Tấn thích lắm. Tấn thích đi làm hơn là đi học. Được anh rủ đi làm, dù chỉ là đi một buổi, Tấn vừa mừng vừa lo. Mừng vì Tấn đang ra vẻ một người lớn, được anh cả tin. Lo vì không khéo đầu lại sưng, mông lại nổi lằn. Điều Tấn lo không sai chút nào. Từ lúc cầm lấy hai dây gầu, Tấn bị anh cả mắng té tát. Và cuối cùng anh cáu. Anh chạy ào qua chỗ Tấn "Cút. Kéo gầu với mày thà tao buộc dây vào gốc cây". Cùng với tiếng "cút" ấy là tiếng bạt tai đánh "bốp". Tấn thấy mịt mù trời đất và bay khỏi chỗ đứng, lăn tòm xuống vụng nước.Bây giờ, cái tin anh cả đi bộ đội làm Tưởng, Tấn mừng nở từng khúc ruột. Dẫu vậy, mặt mũi cũng cế kìm nén, không dám lộ ra. "Chúng mày muốn tao đi lắm phải không? Thế thì tao không đi đâu", cả hai đứa đều nghĩ anh cả có thể nói thế lắm. Anh cả đi bộ đội thì khổ nhất là mẹ. Chúng có thể phải bỏ học. Chẳng sao! Không đi học thì đi làm. Căng bị ức hiếp, Tưởng, Tấn căng mơ ước một chân trời tự do. Chân trời ấy đang đến gần...Mấy ngày nay, đang phấn chấn về việc mình trứng tuyển nghĩa vụ quân sự, anh cả không cáu kỉnh, không gọi rút roi. Anh bận. Anh cần phải chia tay với mọi người, chẳng có thời gian để mắt tới chúng. Thế là hai đứa có dịp tót khỏi nhà, vui chơi với đám bạn bè. Hình như mấy đứa bạn lối xóm cũng nể chúng hơn! Sao không? Nhà chúng có người đi bộ đội. Có phải ai cũng được đi đâu. Anh nó được đi, lớn lên chúng cũng có thể đi lắm. Mấy chục thanh niên trong xã đi khám tuyển rớt gần hết. Chúng tự hào về anh lắm chớ! Anh nó sẽ là bộ đội, mai này, về phép, có mũ lấp lánh sao, có quần áo bộ đội, đi giầy oách lắm nhá. Anh sẽ cho chúng nó quần áo bộ đội. Mũ thì không cho được nhưng thể nào chúng chả được thử đội lên đầu...ấy thế đây, thời gian cứ vùn vụt trôi. Mới đó mà Tấn đã chính thống thành một anh bộ đội. Cũng có quyền ngang hàng với anh cả, chí ít cũng không sợ bị anh bạt tai, cốp vào đầu như hồi nào. Đồng chí với nhau mà lại.4Dù là căn lán tạm bợ ở chiến trường, nhà chỉ huy tiểu đoàn vẫn không thể lẫn với các căn nhà khác. Có bàn, có ghế dẫu chỉ ghép bằng cọc gỗ, tre nứa. Tiểu đoàn phó Ngoãn lại còn có cả một phòng riêng, có ấm trà, gói thuốc. Ngày thường lây đâu ra. Hôm nay, tiếp thằng út cũng phải tỏ cho nó biết ông anh đã là đại uý tiểu đoàn phó, không lận đận đói rách như thời còn ở nhà. Mặt khác, ở đây là đơn vị bộ đội, trên dưới khu biệt rõ ràng, không thể trả lời ngạo ngược như hồi chiều ở đại đội. Không phải anh gặp Tấn với cương vị anh cả mà là ở cương vị thủ trưởng tiểu đoàn.- Vô đi. - Anh nói với Tấn đang thập thò ngoài cửa.Tấn bước vào, ngó trước dòm sau, nói:- Anh ở sướng thật đấy, sướng hơn ở quê nhiều.- Em so sánh gì lạ thế. Lớn rồi, là quân nhân, ăn nói cho chững chạc.Giọng Ngoãn ra vẻ bề trên. Mà bề trên thật chứ Phải trấn áp ngay từ đầu. Thằng út có vẻ không giống trước, bướng.- Sao anh lại cáu gắt vô lý thế? Em có bảo sao Em mừng cho anh. Nhà ta làm gì có trà có thuốc, tưởng..."Mày tưởng ở chiến trường sướng lắm chớ gì? Mày tưởng bộ đội sướng bằng mấy thằng nông dân cày cuốc. Mày tưởng bộ đội sướng bằng mấy sinh viên hằng ngày cắp sách đến trường chớ gì?". Nghĩ thế, Ngoãn thấy mình hô'. Lẽ ra không nên bày trà, bày thuốc trên bàn.- Thuốc với trà anh bạn ở miền Bắc đi phép vào, mang cho. Bọn anh là cán bộ tiểu đoàn thật đấy nhưng cũng mốc mép ra. Còn lính tráng thì không có gì đâu, đừng mơ màng. Đã vào bộ đội phải chấp nhận đói khát, gian khổ. Hy sinh nữa.- ơ kìa! Vậy anh nghĩ em vào bộ đội để hưởng sung sướng đấy à?- Anh nghĩ thế nào là quyền của anh, hiểu chưa? Còn bây giờ, em trả lời đi. Tại sao lại bỏ học?Ông cả nhà mình giống bố tệ hại. Gia trưởng kinh khủng. Đi bộ đội chừng đó năm, lên đến chức tiểu đoàn mà chẳng thay đổi mấy. Chả lẽ anh em mới gặp nhau đã ầm ĩ lên. Thôi thì chiều ông chút đã sao, Tấn nghĩ thế và thư thả kể lại hoàn cảnh gia đình và ý nguyện vào bộ đội của mình.- Ý nguyện của em là ý nguyện của thằng học trò, chỉ biết sách vở, không biết gì thực tế. Người ta cực chẳng đã phải đi. Chứ không hăng máu vịt như em. Nhà mình đã có hai người đi bộ đội, chưa đủ sao?- Anh nói chi lạ. Chứ hồi anh đi, anh tự nguyện hay ai bắt anh đi?- Ngu ạ. Hồi anh khác. Nhà mình cơ cực quá, bố thì... Còn em bây giờ đang đi học. Khó khăn bây giờ cũng không giống trước. Viết thư báo, anh cũng gửi về được ít nhiều. Bằng không cứ ở nhà giúp mẹ, năm sau xin học tiếp không được sao?- Đấy, chính anh nói đấy nhé. Anh đi có hoàn cảnh của anh, có động cơ của anh. Vậy anh cũng phải thông cảm cho hoàn cảnh của em, động cơ của em chớ? Là một thanh niên, khoẻ khoắn, quân đội đang cần, ru rú ở nhà với mẹ sao được? Còn học là việc của cả đời người. Đất nước thống nhất đi học chẳng yên tâm hơn sao?"Mày còn dốt lắm em ạ. Liệu có qua được đận này không mà nói đến đất nước thống nhất. Mà qua được đận này còn hàng chục hàng trăm trận khác nữa chứ". Nghĩ vậy nhưng Ngoãn không muốn nói ra. Dẫu sao, anh cũng là cán bộ tiểu đoàn, không nên sơ sảy điều gì để thằng em đang hừng hực nhuệ khí coi thường. Có một điều khiến anh dè chừng là thằng em của anh không còn là thằng Tấn ngày xưa. Không hề e sợ gì anh. Ăn nói chững chạc.Đi bộ đội, đi chiến đấu, mục tiêu lý tưởng rõ ràng. Anh cũng đã thử chạm đến cái vỉa tầng phức tạp mà mới lần học anh thấy rất khó vào, ấy là những quan điểm về chủ nghĩa xã hội, về tư bản chủ nghĩa. Tấn nói vanh vách. Ngoãn nghe mà sửng sốt cả người. Sửng sốt vì sự hiểu biết sâu rộng của em. Sửng sốt vì sợ em sẽ vấp ngã trong cái thực tế ngổn ngang phúc tạp của cuộc đời.- Em thấy đấy, nhà mình nghèo rớt mồng tơi nhưng vẫn mang tiếng là con cháu những kẻ bóc lột. Thực tế không giống sách vở đâu. Anh và Tường đi bộ đội là để rửa lý lịch cho gia đình ta, cho tương lai của em.- Em biết, nhưng em muốn chính em khẳng định phẩm chất của mình cơ. Tự em sẽ làm trong sạch lý lịch của chính em. - Đi như thế em không thương mẹ sao?Nước mắt Tấn rân rấn:- Mẹ cũng chỉ đỡ khổ khi đất nước không còn giặc giã. Còn giặc, mẹ còn phải xa anh em mình, còn phải thắt lưng buộc bụng chịu đói khát thiếu thốn... Mà chẳng riêng mẹ đâu.Như vậy, ngay cả về tình cảm riêng chung ở Tấn cũng có cái gì khác xa tình cảm ở anh...Cuộc trò chuyện giữa anh và Tấn cũng chỉ bình lặng được một lúc. Bằng thực tế từng trải trong cuộc đời quân ngũ, anh khuyên Tấn một đôi điều. Anh thấy rằng Tấn chưa được luyện tập chu đáo, vừa chân ướt chân ráo vào chiến trường nên trận đánh tới anh sẽ nói với đại đội để Tấn làm một số công việc ở phía sau. Mới tới đó, Tấn đã nổi khùng:- Em vào chiến trường để cầm súng chiến đấu. Đi làm cái việc ở phía sau, em vào làm gì?- Sẽ còn khối dịp để em thực hiện nguyện vọng. Là anh, lại vào đây trước em nhiều, anh nói em phải nghe. Bố trí em ở phía sau cũng chỉ vì anh thương em, muốn giữ gìn cho em. Cuộc chiến còn dai dẳng khốc liệt lắm, còn tha hồ đi đánh nhau.- Ý định của anh tốt đấy nhưng lại cục bộ cá nhân. Em không muốn vì em mà ảnh hưởng đến anh. Em không cần một ưu tiên gì khi có anh là tiểu đoàn phó.Bực quá, không còn kìm nén được, Ngoãn nói như quát:-Không anh em gì cả, đây là mệnh lệnh. Tôi bảo đồng chí không được tham gia, có vậy thôi.Tấn mím môi, nước mắt nhưa nhứa. Sao cái đời mình khốn khổ thế. Hồi trước ở nhà, đành vậy, bây giờ đã vào đến chiến trường, vẫn tiếp tục bị đè nén.- Không bao giờ! - Tấn cũng đứng dậy tuyên bố rắn rởi - Nếu anh lấy tình anh em để ra lệnh, tôi sẽ làm đơn xin đi tiểu đoàn khác. Tình anh em ở chỗ nào chứ không ở trong chuyện này được.- A, cái thằng...Ngoãn nhìn Tân bước ra khỏi cửa, miệng há ra, mắt tròn xoe, như nhìn một vật lạ.
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenHHH.com