TruyenHHH.com

Thuc Trang Va Bien Phap Nang Cao Nang Luc Canh Tranh Cua Doanh Nghiep

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH

1. Khái niệm, vai trò

1.1. Một số khái niệm

- Cạnh tranh kinh tế là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (nhà sản xuất, nhà phân phối, bán lẽ, người tiêu dùng, thương nhân…) nhằm giành lấy những vị thế tạo nên lợi thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ hay các lợi ích về kinh tế, thương mại khác để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.

- Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những nhà sản xuất, phân phối với nhau hoặc có thể xảy ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng khi người sản xuất muốn bán hàng hóa, dịch vụ với giá cao, người tiêu dùng lại muốn mua được với giá thấp. Cạnh tranh của một doanh nghiệp là chiến lược của một doanh nghiệp với các đối thủ trong cùng một ngành…

- Có nhiều biện pháp cạnh tranh: cạnh tranh giá cả (giảm giá) hoặc cạnh tranh phi giá cả (khuyến mãi, quảng cáo) hay cạnh tranh của một doanh nghiệp, một ngành, một quốc gia là mức độ mà ở đó, dưới các điều kiện về thị trường tự do và công bằng có thể sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đáp ứng được đòi hỏi của thị trường, đồng thời tạo ra việc làm và nâng cao được thu nhập thực tế.

- Theo nhà kinh tế học Michael Porter của Mỹ thì: Cạnh tranh (kinh tế) là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi.

- Ở góc độ thương mại, cạnh tranh là một trận chiến giữa các doanh nghiệp và các ngành kinh doanh nhằm chiếm được sự chấp nhận và lòng trung thành của khách hàng. Hệ thống doanh nghiệp tự do đảm bảo cho các ngành có thể tự mình đưa ra các quyết định về mặt hàng cần sản xuất, phương thức sản xuất, và tự định giá cho sản phẩm hay dịch vụ.

- Lợi thế cạnh tranh là sở hữu của những giá trị đặc thù, có thể sử dụng được để “nắm bắt cơ hội”, để kinh doanh có lãi. Khi nói đến lợi thế cạnh tranh, là nói đến lợi thế mà một doanh nghiệp, một quốc gia đang có và có thể có, so với các đối thủ cạnh tranh của họ. Lợi thế cạnh tranh là một khái niệm vừa có tính vi mô (cho doanh nghiệp), vừa có tính vĩ mô (ở cấp quốc gia). Ngoài ra còn xuất hiện thuật ngữ lợi thế cạnh tranh bền vững có nghĩa là doanh nghiệp phải liên tục cung cấp cho thị trường một giá trị đặc biệt mà không có đối thủ cạnh tranh nào có thể cung cấp được.

- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sự thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thõa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao, bằng việc khai thác, sử dụng thực lực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn người tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường .

Năng lực canh tranh của doanh nghiệp được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp và là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh không chỉ được tính băng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp,… mà năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gắn liền với ưu thế của sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thị trường. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gắn với với thị phần mà nó nắm giữ, cũng có quan điểm đồng nhất của doanh nghiệp với hiệu quả sản xuất kinh doanh…

Năng lực cạnh tranh còn có thể được hiểu là khả năng tồn tại trong kinh doanh và đạt được một số kết quả mong muốn dưới dạng lợi nhuận, giá cả, lợi tức hoặc chất lượng các sản phẩm cũng như năng lực của nó để khai thác các cơ hội thị trường hiện tại và làm nảy sinh thị trường mới.

* Đặc điểm

- Cạnh tranh kinh tế là một quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá vì nó xuất phát từ quy luật giá trị của sản xuất hàng hoá. Trong sản xuất hàng hoá, sự tách biệt tương đối giữa những người sản xuất, sự phân công lao động xã hội tất yếu dẫn đến sự cạnh tranh để giành được những điều kiện thuận lợi hơn như gần nguồn nguyên liệu, nhân công rẻ, gần thị trường tiêu thụ, giao thông vận tải tốt, khoa học kỹ thuật phát triển... nhằm giảm mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết để thu được nhiều lãi. Khi còn sản xuất hàng hoá, còn phân công lao động thì còn có cạnh tranh.

- Cạnh tranh cũng là một nhu cầu tất yếu của hoạt động kinh tế trong cơ chế thị trường, nhằm mục đích chiếm lĩnh thị phần, tiêu thụ được nhiều sản phẩm hàng hoá để đạt được lợi nhuận cao nhất. Câu nói cửa miệng của nhiều người hiện nay "thương trường như chiến trường", phản ánh phần nào tính chất gay gắt khốc liệt đó của thị trường cạnh tranh tự do.

1.2. Vai trò của cạnh tranh

- Cạnh tranh có vai trò quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa nói riêng, và trong lĩnh vực kinh tế nói chung, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế.

- Sự cạnh tranh buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén, nắm bắt tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, tích cực nâng cao tay nghề, thường xuyên cải tiến kỹ thuật, áp dụng những tiến bộ, các nghiên cứu thành công mới nhất vào trong sản xuất, hoàn thiện cách thức tổ chức trong sản xuất, trong quản lý sản xuất để nâng cao năng xuất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì thường trì trệ và kém phát triển.

- Cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt cho người tiêu dùng. Người sản xuất phải tìm mọi cách để làm ra sản phẩm có chất lượng hơn, đẹp hơn, có chi phí sản xuất rẻ hơn, có tỷ lệ tri thức khoa học, công nghệ trong đó cao hơn... để đáp ứng với thị hiếu của người tiêu dùng.

- Cạnh tranh là tiền đề của hệ thống free-enterprise vì càng nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với nhau thì sản phẩm hay dịch vụ cung cấp cho khách hàng sẽ càng có chất lượng tốt hơn. Nói cách khác, cạnh tranh sẽ đem đến cho khách hàng giá trị tối ưu nhất đối với những đồng tiền mồ hôi công sức của họ.

- Ngoài mặt tích cực, cạnh tranh cũng đem lại những hệ quả không mong muốn về mặt xã hội. Nó làm thay đổi cấu trúc xã hội trên phương diện sở hữu của cải, phân hóa mạnh mẽ giàu nghèo, có những tác động tiêu cực khi cạnh tranh không lành mạnh, dùng các thủ đoạn vi phạm pháp luật hay bất chấp pháp luật. Vì lý do trên cạnh tranh kinh tế bao giờ cũng phải được điều chỉnh bởi các định chế xã hội, sự can thiệp của nhà nước.

- Cạnh tranh cũng có những tác động tiêu cực thể hiện ở cạnh tranh không lành mạnh như những hành động vi phạm đạo đức hay vi phạm pháp luật (buôn lậu, trốn thuế, tung tin phá hoại,...) hoặc những hành vi cạnh tranh làm phân hóa giàu nghèo, tổn hại môi trường sinh thái.

Trong xã hội, mỗi con người, xét về tổng thể, vừa là người sản xuất đồng thời cũng là người tiêu dùng, do vậy cạnh tranh thường mang lại nhiều lợi ích hơn cho mọi người và cho cộng đồng, xã hội.

1.3. Các công cụ và hình thức cạnh tranh

1.3.1. Các công cụ cạnh tranh

Theo Michael Porter để theo đuổi các lợi thế vượt trội hơn so với đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành, một doanh nghiệp có thể lựa chọn một hay một số phương thức tranh sau:

- Cạnh tranh bằng giá:

Giá cả được hiểu là toàn bộ số tiền mà người mua trả cho người bán về việc cung ứng một số hàng hóa dịch vụ nào đó. Thực chất giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị lao động sống và hao phí lao động vật hóa để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm chịu ảnh hưởng của quy luật cung cầu. Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, khách hàng được tôn vinh là “thượng đế” họ có quyền lựa chọn những gì họ cho là tốt nhất, khi có cùng hàng hóa dịch vụ với chất lượng tương đương nhau thì chắc chắn họ sẽ lựa chon mức giá thấp hơn, để lợi ích thu được từ sản phẩn là tối ưu nhất. Do vậy, cạnh tranh bằng giá cả chính là một công cụ hữu hiệu của doanh nghiệp và nó thể hiện qua:

Cạnh tranh với một mức giá ngang bằng với thị trường: giúp doanh nghiệp đánh giá được khách hàng, nếu doanh nghiệp tìm ra được biện pháp giảm giá mà chất lượng sản phẩm vẫn được đảm bảo thì khi đó lượng tiêu thụ sẽ tăng lên, hiệu quả kinh doanh cao và lợi nhuận sẽ thu được nhiều.

Cạnh tranh với một mức giá thấp hơn giá thị trường: chính sách này được áp dụng khi cơ sở sản xuất muốn tập trung một lượng hàng hóa lớn, thu hồi vốn và lời nhanh. Không ít doanh nghiệp đã thành công khi áp dụng chính sách này.

- Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm:

Chất lượng sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu, những thuộc tính của sản phẩm thể hiện mức độ thỏa mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng lợi ích của sản phẩm. Nếu như trước kia giá cả được coi là quan trọng nhất trong cạnh tranh thì ngày nay nó phải nhường chỗ cho tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Khi có cùng một loại sản phẩm, chất lượng sản phẩm nào tốt hơn, đáp ứng và thỏa mãn được nhu cầu của người tiêu dùng hơn thì khách hàng sẵn sàng mua với mức giá cao hơn. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường cùng với sự phát triển của của nền kinh tế, thu nhập của người lao động ngày càng được nâng cao, họ có đủ điều kiện để thỏa mãn nhu cầu của mình, cái mà họ cần là chất lượng và lợi ích mà sản phẩm mang lại.

Chất lượng sản phẩm công trình luôn được coi là một vấn đề sống còn với doanh nghiệp nhất là đối với các doanh nghiệp Việt Nam, khi mà họ phải đương đầu với các đối thủ cạnh tranh từ nước ngoài vào Việt Nam. Khi chất lượng một công trình  thi công không đảm bảo thì có nghĩa là khách hàng và thị trường dẫn tới sự suy yếu trong hoạt động kinh doanh. Mặt khác, chất lượng thể hiện tính quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ở chỗ nâng cao chất lượng sẽ làm tăng số lượng công trình  thi công và làm tăng uy tín của doanh nghiệp, mở rộng thị trường, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Khai thác các mối quan hệ với các nhà cung cấp: Doanh nghiệp sử dụng uy tín, quyền lực đàm phán hay mối quan hệ với hệ thống cung cấp để thực hiện các yêu cầu mới tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc giảm chi phí đầu vào.

- Sử dụng một cách sáng tạo các kênh phân phối: Doanh nghiệp có thể thực hiện chiến lược gia nhập theo chiều dọc bằng cách can thiệp sâu vào hệ thống phân phối hoặc sử dụng các kênh phân phối mới; sử dụng kênh phân phối của các sản phẩm có liên quan hoặc kênh phân phối các sản phẩm khác có đối tượng khách hàng tương đồng.

1.3.2. Cường độ cạnh tranh

Cường độ cạnh tranh thường được quyết định bởi các đặc điểm của ngành:

- Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong ngành: số lượng doanh nghiệp nhiều sẽ gia tăng sự cạnh tranh bởi vì rất nhiều doanh nghiệp phải cạnh tranh lẫn nhau trong cùng một tập khách hàng và với cùng điều kiện về nguồn lực. Sự cạnh tranh ngày càng gia tăng khi các doanh nghiệp có thị phần tương nhau, các doanh nghiệp luôn cố gắng gia tăng thị phần để trở thành doanh nghiệp dẫn đầu.

- Tốc độ tăng trưởng của thị trường: thị trường tăng trưởng với tốc độ chậm cũng khiến các doanh nghiệp lao vào cuộc chiến chiếm lĩnh thị phần, các doanh nghiệp gia sức cạnh tranh để cố giành được phần bánh lớn hơn và mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt. Với một thị trường có tốc độ tăng trưởng cao, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội gia tăng doanh số do quy mô thị trường được mở rộng, các doanh nghiệp thường tập trung vào việc nâng cao năng lực sản xuất và mở rộng kênh phân phối.

- Chi phí cố định: chi phí cố định cao liên quan đến hiệu ứng của sự cắt giảm chi phí theo quy mô có tác động mạnh mẽ đến cường độ cạnh tranh. Khi chi phí cố định chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi phí sản xuất, doanh nghiệp cần phải hoạt động ở mức cao nhất gần với năng lực sản suất để đạt được chi chí đơn vị thấp nhất. Khi doanh nghiệp phải cố gắng bán một khối lượng lớn sản phẩm, doanh nghiệp cũng thường phải cạnh tranh để gia tăng thị phần và như vậy sản xuất ra một sản lượng cao sẽ làm gia tăng mức độ cạnh tranh trong ngành.

- Chi phí bảo quản hoặc các sản phẩm khó bảo quản : chí phí bảo quản cao khiến cho các nhà sản xuất phải nhanh chóng bán sản phẩm. Nếu các nhà sản xuất cần phải bán tháo sản phẩm, cường độ cạnh tranh trên thị trường cũng gia tăng.

- Chi phí chuyển đổi: chi phí chuyển đổi trong trường hợp này đề cập đến khả năng chuyển đổi sản phẩm từ phía khách hàng. Chi phí chuyển đổi thấp làm gia tăng sự cạnh tranh trên thị trường. Khi một khách hàng có thể chuyển đổi dễ dàng từ sản phẩm này sang sản phẩm khác, các doanh nghiệp phải luôn cố gắng giành giật khách hàng mới và chăm sóc, giữ gìn khách hàng quen thuộc.

- Mức độ khác biệt hóa sản phẩm: mức độ khác biệt hóa sản phẩm thấp thường dẫn đến sự gia tăng cạnh tranh bởi vì nó tác động đến sự lựa chọn và quyết định mua của khách hàng. Khi khả năng nhận diện thương hiệu rõ ràng, sự cạnh tranh có xu hướng giảm.

- Cơ hội thị trường: cơ hội thị trường sẽ gia tăng khi một doanh nghiệp bị mất dần vị trí trên thị trường hoặc có tiềm năng cho các cơ hội mới. Các cơ hội thị trường làm gia tăng cạnh tranh trong ngành.

- Rào cản rút lui thị trường: rào cản rút lui thị trường cao đề cập đến các chi phí đáng kể khi một doanh nghiệp bỏ không kinh doanh sản phẩm của ngành hoặc không tiếp tục tiến hành các hoạt động thuộc ngành. Thông thường khi rào cản rút lui thị trường cao, các doanh nghiệp buộc phải tiếp tục duy trì hoạt động và tồn tại trong ngành ngay cả khi hiệu quả rất thấp hoặc không có khả năng sinh lợi. Rào cản rút lui thường liên quan đến tính chất đặc trưng của tài sản đầu tư. Khi mà nhà máy và các thiết bị cần thiết để sản xuất một sản phẩm có tính chuyên môn hóa cao, các tài sản này ít có cơ hội được bán lại hay thanh lý cho người mua trong các ngành hoạt động khác.

- Tính đa dạng của cạnh tranh: sự đa dạng các đối thủ cạnh tranh với những khác biệt về văn hóa, lịch sử và quan niệm tạo nên sự không ổn định của ngành kinh doanh. Thực tế luôn có nhiều khả năng và rất đa dạng khiến cho các doanh nghiệp không hiểu biết chính xác đặc tính cạnh tranh hoặc thường dẫn đến các đánh giá sai về định hướng của các đối thủ cạnh tranh. Sự cạnh tranh không bao giờ ổn định và ngày càng dữ dội. Sự hòa trộn giữa các quan niệm hoặc giữa các mục tiêu hay giữa nhiều nhiệm vụ của một tổ chức khiến cho việc phân tích cạnh tranh trở lên phức tạp, nhiều khi phải tiêu hao rất nhiều công sức và tiền bạc cho các dịch tư vấn. Trong những trường hợp như vậy, các doanh nghiệp sẽ nỗ lực và đầu tư rất nhiều cho các chiến lược cạnh tranh.

- Sự rút lui khỏi ngành : một thị trường đang tăng trưởng và có nhiều tiềm năng lợi nhuận sẽ thu hút sự chú ý của rất nhiều doanh nghiệp mới gia nhập, đồng thời các doanh nghiệp hiện tại có xu hướng gia tăng hoạt động và sản xuất. Trong xu thế này, số lượng các đối thủ cạnh tranh sẽ gia tăng một cách nhanh chóng, trong khi đó nhu cầu thực tế sẽ đạt điểm tới hạn, thị trưởng trở lên bão hòa và có thể sẽ phát sinh tình trạng sản xuất thừa khi tốc độ tăng trưởng của thị trường chậm hơn so với tốc độ tăng của sản xuất. Sự rút lui khỏi ngành đối với một số doanh nghiệp chắc chắn sẽ xảy ra cùng với sự gia tăng cạnh tranh, các cuộc chiến giá cả và sự thua lỗ.

2. Nhân tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp

2.1. Các nhân tố bên trong

2.1.1. Nhân tố giá cả

Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, nghĩa là số lượng tiền phải trả cho hàng hoá đó. Về nghĩa rộng đó là số tiền phải trả cho một hàng hoá, một dịch vụ, hay một tài sản nào đó. Giá cả của hàng hoá nói chung làđại lượng thay đổi xoay quanh giá trị. Khi cung và cầu của một hay một loại hàng hóa về cơ bản ăn khớp với nhau thì giá cả phản ánh và phù hợp với giá trị của hàng hoá đó, trường hợp này ít khi xảy ra. Giá cả của hàng hoá sẽ cao hơn giá trị của hàng hoá nếu số lượng cung thấp hơn cầu. Ngược lại, nếu cung vượt cầu thì giá cả sẽ thấp hơn giá trị của hàng hoá đó.

Khái niệm giá cả là trung tâm của kinh tế học vi mô khi nghiên cứu các hoạt động của các doanh nghiệp và người tiêu dùng, cũng là trung tâm của tiếp thị khi nghiên cứu các kế hoạch tiếp thị.

2.1.2. Nhân t nhãn hiu

Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu dùng phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tốđóđược thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Nhãn hiệu được coi là một loại tài sản vô hình của người hoặc công ty thực hiện hoặc sản xuất và là một trong các đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ.

2.1.3. Nhân t cht lượng

Chất lượng là "thỏa mãn nhu cầu của khách hàng" - Theo Deming

Chất lượng là "thích hợp để sử dụng" - Theo Juran

Chất lượng là "làm đúng theo yêu cầu" - Theo Crosby

Những định nghĩa trên đều đúng với một khía cạnh nào đó.

Theo định nghĩa của tiêu chuẩn ISO9001:2008 thì “Chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu”.

 Chất lượng sản phẩm được phản ánh bởi các thuộc tính đặc trưng của sản phẩm đó. Quan niệm này đồng nghĩa chất lượng sản phẩm với số lượng các thuộc tính hữu ích của sản phẩm. Tuy nhiên, sản phẩm có thể có nhiều thuộc tính hữu ích nhưng không được ngươi tiêu dùng đánh giá cao.

2.1.4. Uy tín và v trí ca doanh nghip trên th trường

Uy tín có nghĩa làảnh hưởng quyền uy, sự thừa nhận của khách hàng với doanh nghiệp

2.1.5. Mc tiêu kinh doanh và các chiến lược phát trin và kinh doanh ca doanh nghip

Chiến lược là phương hướng và phạm vi hành động của một tổ chức về dài hạn để nhằm mục tiêu đạt được lợi thế kinh doanh thông qua việc xác định nguồn lực hiện có thể sử dụng trong môi trường kinh doanh xác định để nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường vàđảm bảo lợi ích cho tất cả các tác nhân liên quan (stakeholder).

Mục tiêu kinh doanh làđích cần đạt tới khi thực hiện nhiệm vụ kinh doanh. Mục tiêu phù hợp là mục tiêu đúng với thực tế khách quan với nguyên tắc là:

+ Không áp đặt chủ quan cảm tính mà phải sát với khả năng của doanh nghiệp và hoàn cảnh điều kiện cụ thể.

 + Không cao không thấp, vì cao quá khó thực hiện được sinh ra chán nản nhưng thấp quá thì chủ quan lơ là và không còn hướng phấn đấu.

2.1.6. Các dch vụ trước và sau bán hàng ca doanh nghip

- Hoạt động marketing của doanh nghiệp

 Một sản phẩm nếu được tạo ra mà không ai có nhu cầu dùng và mua thì sẽ không bán ra được, từđó sẽ không có lãi. Mà nếu vậy, thì sản xuất sẽ trở thành không sinh lợi. Do đó, định nghĩa ngắn nhất mà ta có được đó là nhận dạng được nhu cầu một cách có lợi. Có thể xem như marketing là quá trình mà những cá nhân hoặc tập thểđạt được những gì họ cần và muốn thông qua việc tạo lập, cống hiến, và trao đổi tự do giá trị của các sản phẩm và dịch vụ với nhau. Nhưng mục đích của marketing là làm sao để biết và hiểu rõ khách hàng thật tốt sao cho sản phẩm hoặc dịch vụ thích hợp nhất với người đó, và tự nó sẽ bán được nó

2.2. Các nhân t bên ngoài nh hưởng đến sc cnh tranh ca doanh nghip

 2.2.1. Nhu cu khách hàng

Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; làđòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau.

Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được.

2.2.2. Đối th cnh tranh

Với đối thủ cạnh tranh cần làm rõ các vấn đề sau:

- Xác định đối thủ cạnh tranh: Mỗi công việc kinh doanh đều có đối thủ cạnh tranh, và doanh nghiệp cần thời gian để xác định doanh nghiệp nào mà khách hàng của công ty có thể tiếp cận để mua những sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm đáp ứng những nhu cầu mà sản phẩm và dịch vụ của công tycũng có thểđáp ứng được. Thậm chí nếu sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty thực sự có cải tiến, doanh nghiệp vẫn cần phải xem khách hàng của mình còn muốn mua gì khác đểđểđáp ứng nhu cầu này. Đối thủ cạnh tranh gồm có: các đối thủ cạnh tranh chính và các đối thủ phụ, các đối thủ gián tiếp.

- Phân tích điểm mạnh vàđiểm yếu: Sau khi đã xác định được đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp cần xác định những điểm mạnh của họ và tìm ra những chỗ yếu của họ. Tại sao khách hàng mua hàng của họ. Đó là vì giá cả? Giá trị? Dịch vụ? Sự tiện lợi? Uy tín? Ngoài các điểm mạnh vàđiểm yếu thực sự, cần tập trung vào cả những điểm mạnh vàđiểm yếu theo "cảm nhận",  bởi vì sự cảm nhận của khách hàng trên thực tếcó thể quan trọng hơn là sự thật.

 - Xem xét các cơ hội và các mối đe dọa: Những cơ hội và những mối đe dọa nằm trong nhiều lĩnh vực. Nó có thể là sự phát triển của khoa học kỹ thuật, là sựđiều tiết hoặc các ảnh hưởng của  luật pháp, các yếu tố kinh tế, hoặc thậm chí có thể là xuất hiện đối thủ cạnh tranh mới.

- Xác định vị trí của doanh nghiệp: Khi chỉ rõ được đâu làđiểm mạnh vàđiểm yếu của đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải xác định vị thế của mình so sánh với các đối thủ cạnh tranh.

2.2.3. Chính sách ca Nhà nước

 Nghịđịnh số: 56/2009/NĐ-CP. Nghịđịnh này áp dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các tổ chức trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và cơ quan quản lý nhà nước về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

3. Chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh của doanh nghiệp

3.1. Một số chỉ tiêu chung

- Hệ số vay nợ:

Hệ số vay nợ = Tài sản nợ/ Tổng tài sản

Hệ số vay nợ càng cao, khả năng tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp càng giảm.

- Hệ số thanh toán lãi vay:

Hệ số thanh toán lãi vay = (Lợi nhuận trước thuế + lãi tiền vay)/ Lãi tiền vay

Chỉ tiêu này cho biết khả nang thanh toán lãi vay của doanh nghiệp. Nếu tỉ lệ này quá thấp sẽ làm giảm khả năng trả lãi, đồng thời lợi nhuận của doanh nghiệp cũng không thể cao. Đây là một trong những căn cứ để Ngân hàng quyết đinh có cung cấp các khoản cho vay tiếp theo hay không.

- Tỷ suất lợi nhuận:

Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu (Kdt)

Kdt = (Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/ Doanh thu thuần)*100%

Tỷ suất lợi nhuận theo vốn nợ (Kvn)

Kvn = (Tổng lợi nhuận trong kỳ kinh doanh/ nợ phải trả)*100%

Tỷ suất lợi nhuận theo lao động (Kld)

Kld = Tổng lợi nhuận trong kỳ kinh doanh/ tổng lao động bình quân năm của doanh nghiệp (đồng/ người)

3.2. Một số chỉ tiêu riêng đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

- Thị phần của doanh nghiệp

Đây là chỉ tiêu đánh giá một cách khái quát khả năng cạnh trnah của doanh nghiệp. Trong đó thị phần biển hiện thành hai mặt. Thị phần tuyệt đối và thị phần tương đối:

Thị phần tuyệt đối =Z giá trị xây lắp của doanh nghiệp/ Z giá trị xây lắp toàn ngành

= Z giá trị xây lắp của doanh nghiệp/ Z doanh thu xây lắp toàn ngành

Thị phần tương đối: được xác định trên cơ sở sự so sánh phần thị trường tuyệt đối của doanh nghiệp với phần thị trường tuyệt đối của một số đối thủ cạnh tranh nhất định.

- Giá trị trúng thầu và số lượng các công trình thắng thầu: chỉ tiêu này cho biết một cách khái quát tình hình kết quả dự thầu của doanh nghiệp, qua đó có thể đánh giá chất lượng, hiệu quả của công tác dự thầu trong năm và biết quy mô của các công trình mà doanh nghiệp đã trúng thầu. Từ đó thấy được tiềm lực của doanh nghiệp.

- Xác suất trúng thầu:

+ Tính theo số hợp đồng

Xác suất trúng thầu theo số hợp đồng (%) = (tổng số lần thắng thầu/ tổng số lần tham gia dự thầu)*100%

+ Tính theo giá trị hợp đồng

Xác suất trúng thầu theo giá trị hợp đồng (%) = (tổng giá trị hợp đồng thắng thầu/ tổng giá trị hợp đồng tham gia dự thầu)*100%

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenHHH.com