TruyenHHH.com

Tai Chinh Tien Te He 2023

Câu 1: Tài chính công là gì? Trình bày đặc điểm của tài chính công; liên hệ thực tiễn tại Việt Nam.

*Khái niệm: Tài chính công là tổng thể các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn lực tài chính của xã hội thông qua việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của nhà nước nhằm thực hiện các chức năng vốn có của nhà nước trong việc cung cấp hàng hóa công, phục vụ lợi ích kinh tế - xã hội cộng đồng, không vì mục đích lợi nhuận.

*Đặc điểm của tài chính công:

1) Đặc điểm về tính chủ thể của tài chính công

- Nhà nước là chủ thể có quyền quyết định việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của nhà nước.

- Cơ quan quyền lực nhất của Nhà nước – Quốc hội – quyết định những chính sách cơ bản như:

o CSTT quốc gia,

o Quyết định dự toán NSNN

o Giám sát việc thực hiện NSNN

2) Đặc điểm về tính công cộng của tài chính công

- Mục đích của tài chính công là để phục vụ cho việc thực hiện các chức năng kinh tế, xã hội của nhà nước.

- Thu của tài chính công có thể lấy từ nhiều nguồn khác nhau, từ mọi lĩnh vực hoạt động, từ chủ thể kinh tế xã hội, ở trong nước và cả nước ngoài.

- Chi tiêu của tài chính công là để cung cấp cho xã hội những hàng hóa công cộng như:

o Các công trình thuộc hạ tầng kinh tế xã hội,

o Phát triển giáo dục, y tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng, đối ngoại...

3) Đặc điểm về sự kết hợp giữa tính không bồi hoàn và bồi hoàn, kết hợp giữa tính bắt buộc và tính tự nguyện, phù hợp với các quan hệ thị trường

- Các khoản thu của tài chính công chủ yếu mang tính chất không bồi hoàn và bắt buộc,

- Thuế, khoản thu mang tính chất bắt buộc không bồi hoàn trực tiếp, chính là phương pháp thu hồi chi phí của các dịch vụ công cộng thuần túy do nhà nước cung cấp.

- Phí – khoản thu mang tích chất bồi hoàn trực tiếp – chính là phương pháp nhà nước thu hồi một phần (hoặc toàn bộ) chi phí của hàng hóa dịch vụ công cộng không thuần túy do nhà nước cung cấp, mà cá nhân công dân đã trực tiếp sử dụng.

Câu 2: Tài chính công là gì? Trình bày vai trò của tài chính công; liên hệ thực tiễn tại Việt Nam.

*Khái niệm: Tài chính công là tổng thể các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn lực tài chính của xã hội thông qua việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của nhà nước nhằm thực hiện các chức năng vốn có của nhà nước trong việc cung cấp hàng hóa công, phục vụ lợi ích kinh tế - xã hội cộng đồng, không vì mục đích lợi nhuận.

*Vai trò của tài chính công:

Vai trò của tài chính công luôn gắn liền với vai trò của Nhà nước trong từng thời kì nhất định.

1) Đảm bảo duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy nhà nước

- Tài chính công được sử dụng để huy động một phần nguồn tài chính của quốc gia thông qua đóng góp bắt buộc hoặc tự nguyện của các chủ thể trong xã hội.

- Tài chính công phân phối sử dụng nguồn tài chính huy động từ các quỹ công để phục vụ đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu của nhà nước.

- Phân phối sản phẩm quốc dân.

- Duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước và đảm bảo an ninh quốc phòng

2) Tài chính công trong hệ thống tài chính quốc gia

- Các nguồn thu của nó được lấy từ mọi lĩnh vực hoạt động, từ mọi chủ thể kinh tế - xã hội.

- Tài chính công có vai trò chi phối, vai trò hướng dẫn, vai trò điều chỉnh đối với hoạt động tài chính của các chủ thể kinh tế - xã hội khác.

- Thông qua việc thực hiện các khoản thu chi, nhà nước có thể khuyến khích, trợ giúp để các thành phần kinh tế phát triển một cách hiệu quả.

- nhờ kiểm tra của tài chính công, có thể phát hiện ra những bất hợp lý trong phân phối các nguồn tài chính giữa Nhà nước và các chủ thể khác.

3) Tài chính công trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội của nhà nước

- Một là, tài chính công đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nền kinh tế sản xuất có hiệu quả.

- Hai là, tài chính công đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện công bằng xã hội.

- Thứ ba, tài chính công đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Câu 3: Ngân sách nhà nước là gì? Trình bày vai trò của ngân sách nhà nước; liên hệ thực tiễn tại Việt Nam.

*Khái niệm: NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.

*Vai trò của ngân sách nhà nước:

1) Ngân sách nhà nước là công cụ quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế - xã hội.

o Định hướng phát triển sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế mới và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định, bền vững.

o Điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và kiềm chế lạm phát.

o Điều chỉnh trong lĩnh vực thu nhập, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội

2) Ngân sách nhà nước là công cụ huy động các nguồn tài chính để đảm bảo các nhu cầu chi tiêu của nhà nước.

3) Vai trò kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính của NSNN.

*Liên hệ VN:

Câu 4: Thu ngân sách nhà nước là gì? Trình bày nội dung thu ngân sách nhà nước ở Việt Nam.

* Khái niệm thu NSNN: Thu NSNN là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ NSNN nhằm thoả mãn các nhu cầu của Nhà nước.

* Nội dung thu NSNN

- Thu từ thuế, phí và lệ phí do các tổ chức, cá nhân phải nộp theo quy định của pháp luật.

- Thu từ các hoạt động kinh tế của nhà nước. Khoản thu này bao gồm các khoản mục thu chủ yếu sau:

+ Thu nhập từ vốn góp của nhà nước vào các cơ sở kinh tế;

+ Tiền thu hồi vốn của nhà nước tại các các cơ sở kinh tế;

+ Tiền thu hồi từ các hoạt động cho vay của nhà nước

- Thu từ bán hoặc cho thuê tài nguyên, tài sản thuộc sở hữu nhà nước.

- Thu từ vay nợ và viện trợ không hoàn lại của chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân nước ngoài, từ các nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

- Thu khác như thu từ phạt, tịch thu, tịch biên tài sản...

Câu 5: Chi ngân sách nhà nước là gì? Trình bày nội dung chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam.

* Khái niệm chi NSNN:

Chi NSNN là việc phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định.

- Quá trình phân phối là quá trình cấp phát kinh phí từ NSNN để hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng.

- Quá trình sử dụng là quá trình trực tiếp chi dùng khoản tiền cấp phát từ NSNN

* Nội dung chi NSNN

Căn cứ vào yếu tố và phương thức quản lý NSNN, chi NSNN được chia thành bốn nhóm:

1) Nhóm chi thường xuyên:

- Các khoản chi liên quan đến con người (lương, phụ cấp...)

- Chi sự nghiệp.

- Chi cho hoạt động của các cơ quan nhà nước.

- Chi cho quốc phòng, an ninh...

2) Nhóm chi đầu tư phát triển:

- Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

- Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của nhà nước

3) Nhóm chi trả nợ và viện trợ:

4) Nhóm chi dự trữ

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenHHH.com