Làng Thượng
Bầu trời trong vắt không một gợn mây, nắng nghiêng nghiêng chiếu xuống mặt sân đất phủ đầy lá khô. Ở mé sân, có một đứa trẻ đang lúi húi nhổ những cây rau dại bé tí xíu, hí hoáy một lúc cũng được hai nắm nhỏ nhỏ. Đứa trẻ dùng mu bàn tay lau đi những giọt mồ hôi lấm tấm tren trán, rồi lại lom khom nhặt nhạnh tiếp.- Ê, Thái Dung, đang làm gì đấy?
Một đứa trẻ khác, dáng người nhỏ thó, mái tóc nâu vàng khét lẹt mùi nắng, chạy tới ngồi thụp xuống bên cạnh đứa trẻ được gọi là Thái Dung kia.- Tao đang hái rau tập tàng, mày không nhìn thấy à?
Thái Dung vẫn một mực bán mặt cho đất bán lưng cho trời, vừa chăm chăm nhổ rau vừa trả lời chứ không thèm ngẩng lên.- Chỗ đấy hôm qua mày vừa nhổ rồi mà, bây giờ có còn cái gì đâu. Mà nếu còn thì bọn trẻ con cũng vặt hết rồi. - Thằng bé ngồi xổm bên cạnh Thái Dung thở dài - Cũng sắp vào năm học rồi, mày đã chuẩn bị cái gì chưa? - Chưa. Mà tao cũng đâu có gì cần phải chuẩn bị... Cả làng này nuôi nấng tao, cả làng này góp tiền để tao đi học, tao muốn giúp, cũng bị mọi người cản. Thái Dung bây giờ mới ngẩng mặt lên nhìn đứa trẻ kia, giúi vào tay nó một mớ rau bé tí hin.
Đứa trẻ kia cũng chẳng buồn từ chối, chỉ ỡm ờ đáp lại: - Vì mày là niềm hi vọng của cả làng mà. - Rồi nó đứng dậy, kéo kéo tay Thái Dung - Đi, trưa nay về nhà tao ăn cơm.Thái Dung nhanh chóng đứng dậy, lắc lắc hai chân đã tê cứng rồi sóng bước cùng đứa bạn về nhà.Nắng mùa hè vàng ruộm, phủ đầy lên vai hai đứa trẻ. Hai đứa vừa đi vừa cười rúc rích, hai đôi chân trần thoăn thoắt đi trên con đường đất lởm chởm sỏi đá của làng Thượng.Làng Thượng, nơi hai đứa đang sống, là một làng miền núi của tỉnh K. Ngôi làng này nằm gần đỉnh của ngọn núi cao nhất tỉnh, sườn núi dốc đá nghiêng nghiêng nên cái gì ở đây cũng nghiêng. Cái bàn uống nước nghiêng nghiêng, giàn mướp nghiêng nghiêng, chỉ có cột cờ là thẳng. Vì là làng miền núi, đường đi lại khó khăn, cộng thêm trình độ dân trí thấp, nên người dân của làng quanh năm nghèo đói. Trai làng bỏ đi làm ăn xa cũng chẳng còn nghe tin trở về. Nhà nào trong làng cũng đơn sơ xiêu vẹo, chỉ là mấy cây gỗ rừng khẳng khiu được buộc chặt vào nhau và lá cây rừng làm mái. Ngôi làng như tách biệt hoàn toàn với xung quanh, dù có nắng hay là mưa thì đều trông tăm tối và lụp xụp.
Một ngày nọ, Chính phủ cử bộ đội tới làng để giúp đỡ người dân, dạy họ trồng trọt, chăn nuôi để có cái ăn, dạy cho lũ trẻ từng con chữ để chúng biết đọc biết viết.
Thế nhưng, đất đai khô cằn, lại thêm khí hậu khắc nghiệt, nên đời sống của người dân vẫn chẳng khá hơn trước là bao. Còn lũ trẻ ở đây, chúng không nghiêm túc với chuyện học hành mà chỉ thích dồn đuổi nhau trên những triền dốc đá trắng.Trừ hai đứa trẻ.
Một đứa tên là Văn Thái Nhất, con trai của trưởng làng. Nó là một đứa trẻ ngoan ngoãn và lễ phép, lại lém lỉnh, nên cả làng ai cũng yêu quý. Nó rất cố gắng học chữ và học đếm, nhưng nó chỉ biết đọc biết tính thôi chứ không tư duy được những thứ khó hơn. Bù lại, nó được trời phú cho giọng hát ngọt ngào như kẹo đường, không buổi văn nghệ nào có thể vắng mặt nó được. Lũ trẻ cùng làng hay gọi nó là người giàu nhất làng, vì khi trở về sau mỗi lần diễn văn nghệ dưới miền xuôi với các chú bộ đội, nó đều đem theo rất nhiều đồ ăn, xôi cho người lớn và kẹo cho đám trẻ con.
Đứa trẻ thứ hai là Lý Thái Dung, bạn thân của Thái Nhất. Bố mẹ của nó đã qua đời khi nó còn rất nhỏ, nên gia đình Thái Nhất đã nhận nó về nuôi. Trái với Thái Nhất mù mờ chuyện học hành, Thái Dung lại là một đứa sáng dạ, học một biết mười. Nó là đứa hay lặng yên suy tư, âm thầm nghiên cứu. Mọi địa điểm đều được nó tận dụng làm nơi để học. Nó học thuộc lòng một vài bài thơ khi chơi đá cầu cùng lũ bạn, nó làm toán trên mặt đường đất lạo xạo sỏi đá, nó lấy que viết lên những chiếc lá to. Các chú bộ đội tìm được đứa thông minh và có chí như vậy thì mừng lắm, liền mua sách vở các môn của bậc Tiểu học cho nó học. Kết quả thành công hơn mong đợi, trình độ của nó bây giờ cũng được coi là tương đương với đám trẻ bằng tuổi ở dưới xuôi. Thái Nhất thấy bạn học giỏi thì rất vui, mỗi lần từ miền xuôi về còn ưu ái cho bạn một cái bút bi và vài tờ giấy trắng, lắm lúc còn có cả truyện đọc. Năm nay Thái Dung mười một tuổi nên các chú bộ đội quyết định năm học tới sẽ xin cho nó nhập học lớp sáu ở trường dân tộc nội trú dưới xuôi. Cả làng nghe vậy thì hạnh phúc lắm, cuối cùng cái làng này cũng có người được ăn học tử tế. Thái Dung là đứa trẻ chăm chỉ, lại bất hạnh, nên ai cũng yêu quý nó, cũng mong nó được hưởng những điều tốt đẹp nhất. Thế là cả làng, ai có gì quý giá đều đưa nó để chuẩn bị cho chuyến đi học xa nhà. Mang theo niềm hi vọng lớn như vậy, dĩ nhiên nó không có cách nào từ chối.Hôm nay Thái Dung phải về dưới xuôi để nhập học ở trường mới. Trường ở dưới xuôi cách làng những ba mươi cây số, lại thêm đi lại khó khăn, nên Thái Dung phải ở lại kí túc xá của trường, chỉ về làng vào đúng hai dịp là Tết nguyên đán và nghỉ hè thôi. Thái Nhất nhớ bạn nhưng không dám nói, chỉ sợ nói ra bạn lại buồn, hơn nữa Thái Nhất cũng hay về xuôi nên có thể thỉnh thoảng ghé vào thăm Thái Dung cũng được. Người làng ai cũng bịn rịn, tíu tít dặn dò nó nhớ giữ gìn sức khỏe, bọn trẻ con thì lưỡng lự một hồi rồi đặt vào tay nó quả cầu đã cũ, nói là anh giữ làm kỉ niệm, đừng có quên bọn em nhé. Thái Dung nâng niu quả cầu một lúc rồi cất vào túi, ân cần xoa đầu từng đứa một.Xốc ba lô lên vai, nó vẫy chào mọi người lần cuối rồi nhanh nhẹn chạy theo các chú bộ đội. Người làng lặng im nhìn bóng dáng bé nhỏ liêu xiêu khuất dần sau những triền đá gồ ghề, mãi tới lúc nó chỉ còn là một cái chấm nhỏ xíu, họ mới sụt sịt cất bước về nhà. Thái Nhất dịu dàng dỗ đám trẻ con về sân chơi cùng xếp trâu lá đa._____________Thái Dung lon ton chạy theo các chú bộ đội, bước lên một chiếc xe khách để về miền xuôi. Ngồi trên xe, nó thích thú ngắm nhìn khung cảnh xung quanh dần dần thay đổi. Hai mắt sáng lấp lánh như những vì sao, nó cố gắng ghi nhớ cảnh vật ấy vào trong lòng mình, để sau này trở về làng còn có thể kể cho mọi người nghe dưới xuôi rực rỡ như thế nào.Thế mà chỉ một lúc sau, nó đã ngủ thiếp đi mất. Lúc tỉnh dậy đã thấy xe đang dừng ở trước cổng một ngôi trường rộng lớn, trên cổng trường treo một tấm biển nền xanh với hàng chữ đỏ rực ngay ngắn và vuông vắn: "Trường Phổ thông dân tộc nội trú K".
Một đứa trẻ khác, dáng người nhỏ thó, mái tóc nâu vàng khét lẹt mùi nắng, chạy tới ngồi thụp xuống bên cạnh đứa trẻ được gọi là Thái Dung kia.- Tao đang hái rau tập tàng, mày không nhìn thấy à?
Thái Dung vẫn một mực bán mặt cho đất bán lưng cho trời, vừa chăm chăm nhổ rau vừa trả lời chứ không thèm ngẩng lên.- Chỗ đấy hôm qua mày vừa nhổ rồi mà, bây giờ có còn cái gì đâu. Mà nếu còn thì bọn trẻ con cũng vặt hết rồi. - Thằng bé ngồi xổm bên cạnh Thái Dung thở dài - Cũng sắp vào năm học rồi, mày đã chuẩn bị cái gì chưa? - Chưa. Mà tao cũng đâu có gì cần phải chuẩn bị... Cả làng này nuôi nấng tao, cả làng này góp tiền để tao đi học, tao muốn giúp, cũng bị mọi người cản. Thái Dung bây giờ mới ngẩng mặt lên nhìn đứa trẻ kia, giúi vào tay nó một mớ rau bé tí hin.
Đứa trẻ kia cũng chẳng buồn từ chối, chỉ ỡm ờ đáp lại: - Vì mày là niềm hi vọng của cả làng mà. - Rồi nó đứng dậy, kéo kéo tay Thái Dung - Đi, trưa nay về nhà tao ăn cơm.Thái Dung nhanh chóng đứng dậy, lắc lắc hai chân đã tê cứng rồi sóng bước cùng đứa bạn về nhà.Nắng mùa hè vàng ruộm, phủ đầy lên vai hai đứa trẻ. Hai đứa vừa đi vừa cười rúc rích, hai đôi chân trần thoăn thoắt đi trên con đường đất lởm chởm sỏi đá của làng Thượng.Làng Thượng, nơi hai đứa đang sống, là một làng miền núi của tỉnh K. Ngôi làng này nằm gần đỉnh của ngọn núi cao nhất tỉnh, sườn núi dốc đá nghiêng nghiêng nên cái gì ở đây cũng nghiêng. Cái bàn uống nước nghiêng nghiêng, giàn mướp nghiêng nghiêng, chỉ có cột cờ là thẳng. Vì là làng miền núi, đường đi lại khó khăn, cộng thêm trình độ dân trí thấp, nên người dân của làng quanh năm nghèo đói. Trai làng bỏ đi làm ăn xa cũng chẳng còn nghe tin trở về. Nhà nào trong làng cũng đơn sơ xiêu vẹo, chỉ là mấy cây gỗ rừng khẳng khiu được buộc chặt vào nhau và lá cây rừng làm mái. Ngôi làng như tách biệt hoàn toàn với xung quanh, dù có nắng hay là mưa thì đều trông tăm tối và lụp xụp.
Một ngày nọ, Chính phủ cử bộ đội tới làng để giúp đỡ người dân, dạy họ trồng trọt, chăn nuôi để có cái ăn, dạy cho lũ trẻ từng con chữ để chúng biết đọc biết viết.
Thế nhưng, đất đai khô cằn, lại thêm khí hậu khắc nghiệt, nên đời sống của người dân vẫn chẳng khá hơn trước là bao. Còn lũ trẻ ở đây, chúng không nghiêm túc với chuyện học hành mà chỉ thích dồn đuổi nhau trên những triền dốc đá trắng.Trừ hai đứa trẻ.
Một đứa tên là Văn Thái Nhất, con trai của trưởng làng. Nó là một đứa trẻ ngoan ngoãn và lễ phép, lại lém lỉnh, nên cả làng ai cũng yêu quý. Nó rất cố gắng học chữ và học đếm, nhưng nó chỉ biết đọc biết tính thôi chứ không tư duy được những thứ khó hơn. Bù lại, nó được trời phú cho giọng hát ngọt ngào như kẹo đường, không buổi văn nghệ nào có thể vắng mặt nó được. Lũ trẻ cùng làng hay gọi nó là người giàu nhất làng, vì khi trở về sau mỗi lần diễn văn nghệ dưới miền xuôi với các chú bộ đội, nó đều đem theo rất nhiều đồ ăn, xôi cho người lớn và kẹo cho đám trẻ con.
Đứa trẻ thứ hai là Lý Thái Dung, bạn thân của Thái Nhất. Bố mẹ của nó đã qua đời khi nó còn rất nhỏ, nên gia đình Thái Nhất đã nhận nó về nuôi. Trái với Thái Nhất mù mờ chuyện học hành, Thái Dung lại là một đứa sáng dạ, học một biết mười. Nó là đứa hay lặng yên suy tư, âm thầm nghiên cứu. Mọi địa điểm đều được nó tận dụng làm nơi để học. Nó học thuộc lòng một vài bài thơ khi chơi đá cầu cùng lũ bạn, nó làm toán trên mặt đường đất lạo xạo sỏi đá, nó lấy que viết lên những chiếc lá to. Các chú bộ đội tìm được đứa thông minh và có chí như vậy thì mừng lắm, liền mua sách vở các môn của bậc Tiểu học cho nó học. Kết quả thành công hơn mong đợi, trình độ của nó bây giờ cũng được coi là tương đương với đám trẻ bằng tuổi ở dưới xuôi. Thái Nhất thấy bạn học giỏi thì rất vui, mỗi lần từ miền xuôi về còn ưu ái cho bạn một cái bút bi và vài tờ giấy trắng, lắm lúc còn có cả truyện đọc. Năm nay Thái Dung mười một tuổi nên các chú bộ đội quyết định năm học tới sẽ xin cho nó nhập học lớp sáu ở trường dân tộc nội trú dưới xuôi. Cả làng nghe vậy thì hạnh phúc lắm, cuối cùng cái làng này cũng có người được ăn học tử tế. Thái Dung là đứa trẻ chăm chỉ, lại bất hạnh, nên ai cũng yêu quý nó, cũng mong nó được hưởng những điều tốt đẹp nhất. Thế là cả làng, ai có gì quý giá đều đưa nó để chuẩn bị cho chuyến đi học xa nhà. Mang theo niềm hi vọng lớn như vậy, dĩ nhiên nó không có cách nào từ chối.Hôm nay Thái Dung phải về dưới xuôi để nhập học ở trường mới. Trường ở dưới xuôi cách làng những ba mươi cây số, lại thêm đi lại khó khăn, nên Thái Dung phải ở lại kí túc xá của trường, chỉ về làng vào đúng hai dịp là Tết nguyên đán và nghỉ hè thôi. Thái Nhất nhớ bạn nhưng không dám nói, chỉ sợ nói ra bạn lại buồn, hơn nữa Thái Nhất cũng hay về xuôi nên có thể thỉnh thoảng ghé vào thăm Thái Dung cũng được. Người làng ai cũng bịn rịn, tíu tít dặn dò nó nhớ giữ gìn sức khỏe, bọn trẻ con thì lưỡng lự một hồi rồi đặt vào tay nó quả cầu đã cũ, nói là anh giữ làm kỉ niệm, đừng có quên bọn em nhé. Thái Dung nâng niu quả cầu một lúc rồi cất vào túi, ân cần xoa đầu từng đứa một.Xốc ba lô lên vai, nó vẫy chào mọi người lần cuối rồi nhanh nhẹn chạy theo các chú bộ đội. Người làng lặng im nhìn bóng dáng bé nhỏ liêu xiêu khuất dần sau những triền đá gồ ghề, mãi tới lúc nó chỉ còn là một cái chấm nhỏ xíu, họ mới sụt sịt cất bước về nhà. Thái Nhất dịu dàng dỗ đám trẻ con về sân chơi cùng xếp trâu lá đa._____________Thái Dung lon ton chạy theo các chú bộ đội, bước lên một chiếc xe khách để về miền xuôi. Ngồi trên xe, nó thích thú ngắm nhìn khung cảnh xung quanh dần dần thay đổi. Hai mắt sáng lấp lánh như những vì sao, nó cố gắng ghi nhớ cảnh vật ấy vào trong lòng mình, để sau này trở về làng còn có thể kể cho mọi người nghe dưới xuôi rực rỡ như thế nào.Thế mà chỉ một lúc sau, nó đã ngủ thiếp đi mất. Lúc tỉnh dậy đã thấy xe đang dừng ở trước cổng một ngôi trường rộng lớn, trên cổng trường treo một tấm biển nền xanh với hàng chữ đỏ rực ngay ngắn và vuông vắn: "Trường Phổ thông dân tộc nội trú K".
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenHHH.com