TruyenHHH.com

taekook | • giá như em chưa từng sống •

1.

biiii08_

Việt Nam trong những năm 1939 - 1945 có lẽ là những ngày tháng tăm tối nhất của cả nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Trước cảnh Pháp đầu hàng và cấu kết thêm chặt chẽ với Nhật ở Việt Nam. Đời sống của nhân dân dưới hai tầng áp bức bóc lột Pháp - Nhật vô cùng cực khổ và điêu đứng.

Bọn tay sai giặc cứ như lũ quái vật, điên cuồng mà gào thét càn quét khắp các đường làng ngõ xóm và làng Phú Lượng cũng không phải ngoại lệ. Vốn dĩ xưa nay tiền sưu thuế đã rất nặng, đã bào mất đi bao nhiêu mồ hôi sương máu của toàn thể người nông dân chân lấm tay bùn, ấy thế mà dường như chưa đủ cơn thoả mãn, bọn quỷ đội lốt người ấy vẫn đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí khác để rút sạch đi những hơi thở yếu ớt cuối cùng của những con người không có tiếng nói trong xã hội thực dân phong kiến đương thời.

Gia đình họ Điền cũng là một nạn nhân của vấn nạn lạm phát thuế. Gia đình họ Điền trước đây không thuộc dạng khá giả nhưng nếu một ngày lo cơm ba bữa thì vẫn sung túc. Vậy mà cỡ độ khoảng chục năm trở lại đây Điền gia lại trở nên túng quẫn hơn bao giờ hết, mỗi năm thuế lại tăng thêm vài đồng, nó thật sự là một số tiền quá lớn để gia đình hai người gánh vác. Một gia đình bốn người nay chỉ còn hai cha con Điền Chính Quang và Điền Chính Quốc ngày đêm làm việc để kiếm tiền bươn chải. Nếu nói một câu để hình dung về gia đình họ Điền thì thật sự chỉ có thể nói : "họ oằn mình để cõng thuế"

Chưa kể đến các thuế khác, chỉ riêng thuế thân cũng đã đủ sức bóc lột trần trụi cuộc sống của hai cha con. Tiền thuế của hai cha con đã là 16 đồng giờ thêm 8 đồng tiền thuế của Phúc Lâm anh trai đã mất của Chính Quốc. Đúng vậy đó chúng thèm khát tiền đến mức người chết rồi cũng không tha.

Từ một cậu trai trắng trẻo hồn nhiên, Điền Chính Quốc ở độ tuổi 17 dường như đã thấu được mọi nỗi đau của cuộc sống cơ cực. Vốn dĩ hai cha con cậu chỉ cần làm ba mẫu ruộng đã có thể gánh bớt đi tiền sưu thuế nặng như đá đeo trên lưng nhưng vì khoản thuế của anh trai hai cha con lại bạt mạng dành đến năm mẫu ruộng. Làm quần quật từ sáng đến đêm , sáng dậy sớm hơn cả gà. Ông Điền Chính Quang nay cũng đã tuổi già sức yếu, vì lao động quần quật mà cũng đổ bệnh.

Mọi năm thì vẫn có thể gắng gượng mà chống đỡ nhưng đến năm Ất Dậu (1945) thật sự quá sức chịu đựng của một con người, nạn đói khủng khiếp dáng một đòn mạnh mẽ xuống tầng lớp nông dân. Mùa màng thiệt hại nặng nề, đất ruộng nứt nẻ. Cuộc sống cùa nông dân đã khổ lại càng khổ hơn.
................

Buổi trưa hôm ấy vẫn như thường lệ, từ đồng trở về nhà Quốc vào buồng gọi thầy dậy uống thuốc nhưng không thấy thầy đâu cậu ra sau nhà cũng không có bóng dáng thầy, dự cảm chẳng lành cậu một mạch chạy thẳng ra đình làng. Đến nơi hình ảnh đập vào mắt cậu quá đỗi xót xa, thầy cậu đang bị trói giữa sân đình, bị trói với mình mẩy toàn máu. Đang cơn ốm chưa qua giờ lại phơi nắng thế này, hỏi thầy cậu sao chịu đựng nổi? Có lẽ vì đau đớn quá mà khi cậu đến nơi thầy đã lịm đi từ khi nào.

Cậu chạy lại toan cởi trói cho thầy thì từ đâu có hai tên lính gìm chặt cậu quỳ xuống, rồi một cái tát đau điếng người dáng thẳng xuống mặt cậu :

- Thằng kia! Mày mù đấy à? Định cởi trói cho thầy mày trước mặt ai đấy? Ông tưởng mày chán sống. Nộp tiền sưu nhanh!

Quốc bất ngờ, giọng điệu tức giận mà đáp lạ: "chẳng phải hôm trước nhà cháu vừa nộp rồi đấy sao? Tất thảy là 25 đồng, còn tiền sưu gì nữa?"

Tên cai lệ trưởng cười đểu rồi cất cái giọng khàn đặc nói :

- Mày đùa ông đấy à? Rõ ràng tao đã sai người về nói cho thầy mày nay có lệnh của nhà nước, tiền sưu tăng thêm 3 đồng, già nhà mày đã nộp 1 đồng giờ mày còn thiếu 2 đồng nữa, có định nộp không đây?

Nghe đến đây, Quốc không nhịn được nữa, hét thẳng vào mặt tên cai lệ :

- Khốn nạn, năm nay làm ăn đói kém, đất làm ăn còn không có thì lấy đâu ra tiền nộp? Tháng trước vừa tăng thêm một đồng, giờ lại tăng thêm 3 đồng nữa. Có phải là định bào cho hết từng tấc thịt trên người chúng tôi không? Đến khi chúng tôi chết cả rồi vẫn định đào xác lên lấy sưu?

Thấy cậu hung hăng như thế, tên cai lệ bật cười rồi tiến đến bóp mạnh lấy cằm của Chính Quốc, gằn giọng nói :

- Láo! Mày quát ai đấy? Giờ mày không muốn thầy mày trở về đúng không? Ông nói cho mày biết : "thằng Quốc mày chết cũng được, quá lắm già mày chịu cả tiền sưu cho mày và thằng anh chết sớm nhà mày, để ông xem thân già của lão chịu được bao lâu!"

Như chạm trúng điểm yếu, Quốc đơ ra quay sang nhìn thầy cậu đang mê man rồi sau đó nhẹ giọng nói với tên cai lệ :

- Là...là nhà cháu sai, xin ông tha cho nhà cháu, nhưng quả thật năm nay nhà cháu làm ăn thua lỗ, xin ông cho nhà cháu khất đến ngày mai, ông cho cháu đem thầy về, thầy cháu yếu...

Chưa để cậu nói hết câu tên cai lệ đã đạp thẳng vào người cậu, dữ tợn nhìn thầy con cậu mà đay nghiến :

- Khất? Già nhà mày đã khất ông đến 2 ngày, giờ mày định khất đến bao giờ nữa? Mày không xem lệnh của nhà nước ra gì đúng không?

Vừa làm ngoài đồng về chưa kịp ăn uống đã bị đạp thẳng vào bụng cậu nén đau, nói với tên cai lệ bằng giọng run run : "xin ông tha cho nhà cháu lần này "

Không biết tên cai lệ ấy nghĩ gì mà bỗng hắn đứng thẳng dậy, vẻ mặt đăm chiêu nhìn Chính Quốc, ngay lúc cậu nghĩ gã sẽ tha cho thầy con cậu thì tên khốn nạn kia cầm ngay cái roi mây quất tới tấp vào thầy cậu rồi giận giữ hét :"lão già khốn kiếp, dậy ngay! Bảo thằng oắt con kia về lấy tiền nộp cho ông mau".

Thấy thầy bị đánh Quốc điên tiết lên hung hăng vùng tay ra khỏi hai thằng lính, định liều mạng với bọn khốn này thì bỗng giọng ông Điền thều thào nói :

- Quốc! Không được làm bậy, mình thiếu..khụ...t-thiếu sưu người ta đánh mình...khụ...khụ...không sao, nhưng mình đánh người ta là có tội..khụ..khụ...

Nói xong câu ông Điền ho ra cả máu, xót thầy Quốc hết mực van xin nhưng bọn quỷ đội lốt người kia vẫn không tha.

Mắt thấy tay tên cai lệ vẫn đánh thầy mình Quốc cuống quá hét : "Đừng đánh nữa, đừng đánh nữa, cháu về, về liền lấy tiền ngay bây giờ đây, đừng đánh thầy cháu nữa, thầy cháu yếu lắm rồi...xin ông"

Hài lòng trước câu nói của Chính Quốc tên cai lệ cũng ngưng tay nhưng hắn còn doạ thêm : "NHANH! Mày chậm trễ nữa ông đánh thầy mày nhừ xương"

...................

Anh Kim đâu rồi!!!!

....................
• Cái cảnh bắt thầy Quốc đánh ở sân đình là mình lấy ý tưởng từ tác phẩm Tắt Đèn của tác giả Ngô Tất Tố.
• đoạn "Việt Nam trong những năm 1939 - 1945....điêu đứng" là thông tin lịch sử chính xác còn các đoạn tiền thuế là trí tưởng tượng của mình~
• Các chi tiết trong fic đều là trí tưởng tượng của tác giả ngoại trừ đoạn đầu tiên nha mn ơiiii

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenHHH.com