Loi O Yeu Thuong Ve Nha Voi Me Thanh Duy Thanh Thuy
Trẻ con được nuôi dạy ở Việt Nam ít tự lập hơn trẻ em ở các nước phương Tây, một phần vì sự bao bọc quá mức của bố mẹ. Tôi làm MC cho một chương trình được gọi là Làm Bạn Cùng Con. Hằng tuần, chúng tôi sẽ đón tiếp khách mời là những ông bố bà mẹ, cùng với con của mình, đến trường quay và thực hiện một sở thích gì đó cùng nhau. Đó có thể là tô màu, vẽ tranh, đóng kịch, làm lồng đèn, nấu ăn, đổ rau câu hay bất cứ thứ gì mà ba mẹ và con trẻ có thể cùng nhau hợp tác. Qua đó, tình cảm gia đình khăng khít hơn và cha mẹ cũng có thể trở thành một người bạn lớn của con mình. Chương trình có lượt rating đáng nể. Dần dần, chúng tôi nhận được rất nhiều thư đăng kí tham gia chương trình, cũng như là những lời khen tặng về tính giáo dục mà chương trình mang lại. Duy chỉ có một trường hợp mà tôi nhớ mãi. Có một cậu bé với gương mặt kháu khỉnh và thông minh đến cùng với mẹ. Chị là nhân viên ngân hàng. Hai mẹ con đăng kí cùng nhau làm thiệp để tặng cho bố nhân ngày sinh nhật. Trước khi vào trường quay, tôi có ngồi quan sát và trò chuyện với cậu bé. Tôi nhận ra rằng cậu bé rất năng nổ và có những phát ngôn rất đáng yêu, dí dỏm và sinh động. Vậy mà khi ngồi cùng mẹ cho phần giao lưu đầu chương trình, cậu im lặng đến mức khó tin. Lúc đó, mẹ cậu phải nói thay cho cậu, dù tôi đã cố gắng mớm lời. Đến phần làm thiệp tặng sinh nhật bố. Cậu bé muốn tô màu đám mây màu hồng, mẹ bảo sai rồi, con phải tô màu xanh. Cậu bé muốn vẽ cá bay trên trời, mẹ cậu chỉnh ngay và xóa đi chú cá vừa vẽ. Đỉnh điểm là cậu bé muốn viết chữ Happy Birthday, và cậu quên viết hoa chữ H đầu tiên, mẹ cậu đã nắm lấy tay cậu, sửa lại từ sai rồi đánh vần từng chữ. Một cách từ tốn, chị nắn cậu viết cho thật đẹp, thật tròn. Cậu bé có vẻ chán nản, buông tay ra, và mặc cho mẹ mải mê tự sướng và tự trang trí theo ý mình cho tấm thiệp.Tấm thiệp cuối cùng cũng làm xong, mọi thứ đều ổn, chỉ có điều, ý nghĩa của chương trình tôi đang làm không còn nữa. Cậu bé hoàn toàn không hứng thú với công việc, người mẹ cũng không quan tâm đến việc cậu bé nghĩ gì.Và lỗi ở yêu thương đến từ đó. Đôi khi ta yêu một ai đó nhiều đến mức họ có thể bị tổn thương. Và cũng đôi khi ta tự cho rằng những việc mình làm sẽ tốt cho ai đó, nhưng thực tế, đó chỉ là những song sắt của nhà-tù-tâm-lý mà ta tự vẽ ra mà thôi. Tôi có đọc một câu chuyện có thật về một người cha ở tận nước Mỹ xa xôi. Halloween đến, cậu con trai 7 tuổi của ông muốn hóa trang thành công chúa tuyết Elsa trong bộ phim Frozen. Không một chút lăn tăn, và cũng không lo sợ rằng mọi người sẽ dè bỉu, ông sắm cho cậu con trai mình một bộ đồ hóa trang như ý muốn. Và để cậu không cảm thấy mình lạc lõng, ông quyết định hóa trang thành Anna, cô em gái của Elsa. Hành động của ông lập tức gây tranh cãi nhưng ông đã nói cho cả thế giới biết rằng: Halloween là ngày hội hóa trang và làm ơn hãy để cho trẻ con được trở thành những nhân vật mà chúng yêu thích. Người lớn xin đừng ích kỉ mà bắt ép trẻ con phải sống theo những khuôn khổ mà mình đang vẽ ra. Và với tôi, đó mới là tình yêu thương thật sự. Giới trẻ ở Việt Nam ngày nay hầu như chưa thể hoạch định được cuộc sống của mình. Họ sống trong sự kì vọng của bố mẹ. Thậm chí ngày xưa mỗi lần bố mẹ xem chương trình Đường Lên Đỉnh Olympia là tôi trốn biệt. Vì tôi không biết câu trả lời cho những câu hỏi hóc búa, vì tôi không giỏi như các bạn học sinh ở trên truyền hình và những câu nói đại loại như, dở thật, có vậy cũng không biết đã ám ảnh lấy tôi trong suốt thời gian đó. Bạn bè tôi lên đại học, hỏi ra đều là bố mẹ muốn thế. Thi thì phải thi nhiều khối, nhiều khi rớt khối này lại đậu khối kia. Rồi lỡ may đậu một ngành mà mình không thích, họ cũng nhắm mắt thôi kệ vì dù sao mình bắt buộc cũng phải vào đại học. Họ không muốn bố mẹ xấu hổ với hàng xóm. Bố mẹ lại sợ con mình thua kém với bạn bè lại đâm ra đáng thương, tội nghiệp. Cái vòng luẩn quẩn ấy cứ như gọng kìm đeo bám bao nhiêu thế hệ. Vậy nên, nhiều sinh viên Việt Nam sẵn sàng giết đi đam mê thực sự của mình. À mà nhiều khi, họ còn không xác định được đam mê của mình là gì, tất cả đều đã được bố mẹ hoạch định sẵn. Lỗi ở yêu thương là thế đấy. Tôi không hề cổ súy cho việc nằm nhà và chờ đợi đam mê. Đam mê chỉ đến khi bạn thực sự dấn thân vào cuộc sống. Đừng vội vào đại học một khi bạn vẫn chưa xác định được đam mê thực sự. Hãy dành thời gian để lắng nghe bản thân mình. Đi làm thêm để có kinh nghiệm. Có tiền dành dụm rồi thì xách ba lô lên mà đi khắp nơi. Tôi tin rằng bạn sẽ sớm nhận ra mình là ai, mình muốn trở thành một người như thế nào sau những hành trình đó. Yêu thương vốn dĩ không hề có lỗi. Chỉ khi ta lấy danh nghĩa yêu thương và khiến người ta thương không còn được hạnh phúc, đó chắc chắn là lỗi ở yêu thương.
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenHHH.com