Khang Ai Thien Kim Nhat Tieu
Trong câu thơ này, từ "khinh" có nghĩa là xem nhẹ/khinh thường và nghĩa gốc là "nào có thể vì ngàn vàng mà từ bỏ vui cười khó có được đâu". Tuy nhiên khi tôi trích dẫn làm tên tác phẩm đã bỏ đi chữ "khinh", làm cho nghĩa có phần khác so với ý thơ ban đầu. Chữ "khẳng" ở đây mang ý nghĩa là "nguyện ý", đọc xong tác phẩm hẳn là có thể hiểu.Dàn ý: Thiếu niên đắc ý gặp bất hạnh lớn.Tags: Tình hữu độc chung, duyên trời định, con cưng của trời, xuyên qua thời không.====================================Chú thích:
1. Đế cơ/蒂姬: Từ này có nghĩa là công chúa. Tuy nhiên lý do mình không đổi thành công chúa mà giữ nguyên từ Đế cơ bởi vì trong thời Tống, để tỏ rõ tôn ti giữa hai bậc Đế - Vương, Tống Huy Tông từng cải danh hiệu của các Hoàng nữ thành Đế cơ. Những thời khác xài công chúa bình thường nên mình giữ nguyên theo ý tác giả nhen.
2. Âm Dương gia/阴阳家: Là một trong những học phái chủ lưu tại Trung Quốc vào thời Đông Chu Chiến quốc. Học phái này lấy học thuyết Âm dương - Ngũ hành làm tôn chỉ, tên cổ là Âm Dương gia, cũng gọi là Ngũ Hành gia, Âm Dương Ngũ Hành gia.
3. 【 Anh 】/ 【婴】: trẻ sơ sinh/em bé. Tại vì đây là tên của một thứ gì đó (?) đưa ra lời tiên tri nên mình giữ hán việt.
4. Truyện thăng cấp nhóm nhân vật/微群像升级流:
Tiểu thuyết nhóm nhân vật là thể loại tiểu thuyết lấy những trải nghiệm và câu chuyện của nhiều nhân vật làm cốt lõi + truyện thăng cấp là loại truyện mà nhân vật sẽ cày từ lv thấp đến lv cao.
5. Truyện Low Magic thăng cấp/低魔升级流:Thể loại này đại loại có thể hiểu là các yếu tố ma thuật/ma pháp các kiểu trong tác phẩm không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống trong tác phẩm.
6. Phù sinh trường hận hoan ngu thiếu, khẳng ái thiên kim khinh nhất tiếu. (Ngọc Lâu xuân, Tống Kỳ)
Bản gốc:
浮生长恨欢娱少,肯爱千金轻一笑。
Dịch nghĩa: Kiếp phù sinh cứ giận mãi ít lúc được đùa vui hoan hỷ,
Lẽ nào lại tiếc nghìn vàng xem nhẹ một tiếng cười (mà không dám mua), (Theo Thivien)
7. Bách Gia Chư Tử/诸子百家: Là những triết lý và tư tưởng ở Trung Hoa cổ đại nở rộ vào giai đoạn từ thế kỉ thứ 6 đến năm 221 TCN trong thời kỳ Xuân Thu và Chiến Quốc. Đây là thời kỳ hoàng kim của triết học Trung Quốc vì có rất nhiều hệ thống triết lý và tư tưởng được phát triển và bàn luận một cách tự do.
Đào một cái hố, khi nào lấp không biết vì chạy theo tác giả 🙂↕️ mình đợi bộ khác của bà ấy nma bả chưa viết lại viết bộ này nên nhảy bộ này. Truyện có gì mình cũng không biết, vừa làm vừa đọc, trước mắt thấy Đạo gia Nho gia là thấy cái đầu ong ong. Mình tạm thời giữ nguyên tên hán việt của truyện vì tác giả trích dẫn thơ và chắc là sẽ có ngụ ý gì gì đấy, về sau chắc rõ rồi sửa lại sau vậy. Thiên kim nhất tiếu/nụ cười đáng giá ngàn vàng, nma Thiên Kim còn là tên thần khí của em thụ nên cgi đang xảy ra thế...Lần đầu mò vào thể loại cổ đại này, cái gì cũng phải có lần đầu phải không mọi người 🥹 Mình edit dựa trên bản raw Tấn Giang và QT. Mình không biết tiếng Trung, tiếng Việt cũng không phải dạng kịch trần đỉnh nóc. Độ chính xác khoảng 7-80% so với bản gốc. Ai vô tình đi ngang có lời góp ý cứ thả xuống, mình rất vui khi được các bạn ghé qua. Mình bật lại wattpad rồi nên chắc không lỡ các cmt nữa đâu.
Ngôi xưng cổ đại hơi nhạy cảm, rất dễ đọc loạn xà ngầu. Mình sẽ cố gắng để nó đỡ lậm nhất, mỗi người một ý kiến, có lẽ mình sẽ không để full kiểu anh/chị/em được đâu ấy...---WARNING---Sau khi lò mò thì mình quyết định để xưng hô như sau:
Thụ đối với công:
- Ở giai đoạn đầu: tôi - anh (Vì hai bé đều biết là dân xuyên không với nhau nên ngại gì không chơi xưng hô hiện đại.)Công đối với thụ:
- Ở giai đoạn đầu: tôi - cậu. (Lý do như trên.)- Khi đã xác định tình cảm: anh - em (ofc đây là NIÊN THƯỢNG, có lẽ sẽ có ta - em?)Những trường hợp mình xác định được chính xác vai vế, thì sẽ xuất hiện "tôi" với nghĩa là "bề tôi", và "ta-ngươi" khi người vai bề trên nói. Còn lại mình để "ta" + 7749 loại xưng hô như "cô/cậu/ông" khi không xác định rõ chính xác vai vế của họ.Và mình ctrl F bản pdf Hồng Lâu Mộng thấy có cả từ "nàng", vậy thì dùng thui hjhj.Mấy từ như "cữu cữu/thúc" đã a lê hấp biến mất trong bản edit này mà các bạn sẽ gặp lại cách xưng hô "cậu/chú" nhen 🫂Mình sẽ giữ lại combo "Tiểu" + X thay vì "Bé" + X 🙂↕️Văn hiện đại thì combo X + "tiểu thư" mình hay thay thành "cô" + X. Nhưng văn cổ đại thì từ này vẫn có, mình để thành "tiểu thư" + X hay "tướng quân" + X cũng được. Tuy nhiên ở đây ta có cả Lục hoàng tử 🤢 để hoàng tử lục hay hoàng tử sáu nghe nó ngu si đần sao ấy và mình thấy bảo trong Truyền kỳ mạn lục có "Chuyện Lý tướng quân" nên mình xin mạn phép giữ nguyên mọi thứ như X + "tướng quân" hay X + "tiểu thư" cho mọi thứ match nhau.Mình để Thiên Kim Lâu thay vì lầu Thiên Kim. Lý do là trong này còn có Các nữa. Vì lý do thống nhất và Việt Nam mình cũng có Tàng Thư Lâu và Thái Bình Lâu của Cố đô Huế. Mình cũng để tương tự với X + "viện/học phủ/học cung".Mình biết các hội xưng hô thế nào trong cổ đại đấm nhau khá ác chiến, nên mọi người hãy cứ nhẹ nhàng bình luận, góp ý để mình còn cải thiện bản edit nhé. Lò vé <3
Update 6/12/2024: Hiện tại mình đang làm đến chương 52, thì trong quá trình làm mình thấy có một xíu tranh cãi ở chương 50 (bên Tấn Giang ofc vì chỉ có 1 2 bạn đang đọc cùng với tiến độ của mình). Về cơ bản ở phần giới thiệu của bộ truyện này thì tác giả cũng nhắc đến cái tag nhóm nhân vật, cho nên đất diễn của nhân vật phụ trong câu chuyện này cũng khá nhiều vì đây là một câu chuyện được tạo thành từ nhiều câu chuyện nhỏ chồng chéo lên nhau ấy, lần đầu mình đọc phải cái tag như thế này, về phần bản thân mình thì mình vẫn oke, vẫn hít ke đường của hai bé Quyết Khê 😋 nhưng nếu các bạn tìm kiếm một bộ truyện tập trung vào nhân vật chính nhiều và nhân vật phụ chỉ là phụ thôi thì có lẽ nên click-back ạ.
Hai em vẫn xuất hiện chứ không phải vì nhiều câu chuyện nhỏ mà mất tích luôn đâu ạ, dun worries mina san 🙂↕️ mình quay lại đây update để có gì không phải gu của mọi người thì cũng đỡ làm mất thời gian của nhau và đỡ gây tranh cãi henKhông re-up, không chuyển ver nhé mọi người.(26/10/2024 - ??/??/????)
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenHHH.com