TruyenHHH.com

Haikaveh Va Nguoi Van O Day


₫@^μ>\@'/πΠ@'?

Kaveh là một đứa trẻ được mọi người yêu quý, vẫn luôn là như vậy. Anh khéo ăn khéo nói, lanh lợi hoạt bát cùng một nụ cười tươi tắn luôn nở trên môi, dù trời có sập cũng đừng mơ dập tắt nụ cười của anh. Kaveh có thể kết bạn với bất cứ ai mà anh muốn, chỉ cần hai ba câu trò chuyện, vài lời rủ rê chơi bời cùng nụ cười như hoa cho người trước mặt, ai cũng có thể nhanh chóng muốn làm bạn kết thân với anh, mọi mối quan hệ từ xã giao đến hữu hảo trong tay anh đều thuận lợi và suôn sẻ đến mức chẳng còn bất ngờ nổi. Dường như ai cũng yêu quý một chú chim Thiên Đường ngọt ngào, hồn nhiên và vui tươi như vậy, không ai có thể dễ dàng ngó lơ sự cuốn hút bẩm sinh của anh. Kaveh có thể tự tin nói rằng: với anh thì năm châu bốn bể, nơi nào cũng có bạn, chốn nào cũng có bè, bằng hữu nhiều không đếm xuể.

Nhưng dù cho quen biết nhiều người đến vậy, anh cũng có thể nhớ rõ từng người một, dù chỉ là dáng vẻ bên ngoài cho đến từng chi tiết nhỏ lẻ và cặn kẽ của mỗi cá nhân. Điều đó một phần là nhờ việc anh thật sự chăm chú, để tâm đến từng người bạn một và một phần cũng nhờ vào "trí nhớ hình ảnh" của anh. Anh có thể nhớ rõ đến từng khoảng khắc một trong cuộc đời mình, từ khi còn nằm trong nôi cho đến khi đủ tuổi học Giáo Viện rồi đến hiện tại, trí nhớ của anh ghi lại rõ nét mọi thứ bằng hình ảnh trực quan được ghi lại bằng mắt. Trí nhớ kì diệu ấy cũng là một trong những lí do đưa anh tới Kshahrewar - chốn thiêng của kỹ thuật và kiến trúc, thẩm mỹ cũng nằm trong đó dù chỉ là một phần nhỏ.

Dù đáng tiếc khi đất nước Sumeru này đây không thực sự coi trọng nghệ thuật, nhưng nghệ thuật từ lâu đã khắc sâu vào tâm hồn anh, vào trái tim anh, là một phần không thể thiếu tạo nên con người anh. Kaveh sống với nghệ thuật, học hỏi về nghệ thuật, tiến tới tương lai cùng nghệ thuật và tạo nên tất cả vì nghệ thuật. Nếu một ngày nghệ thuật biến mất khỏi con người anh, cuộc sống của anh cũng chấm dứt như cách chiếc lá cuối cùng trên nhành cây già khô quạnh rơi xuống mặt đất lạnh căm trong trời đông buốt giá. Anh sẽ chết, cuộc đời anh chấm hết nếu nghệ thuật rời bỏ anh, vì đó là tất cả của anh, là tất cả của Kaveh. Con người có thể từ bỏ nghệ thuật, nhưng Kaveh thì không, niềm tin cháy bỏng của khát vọng rực lửa trong trái tim đập liên hồi này chỉ thổi bừng lên vì nghệ thuật và tất cả những vẻ đẹp đó. Nghệ thuật lôi cuốn anh từ lúc bàn tay trẻ thơ chạm vào chiếc bút chì của mẹ, khi bàn tay đưa bút múa lượn trên mặt giấy nhám cho những bản thảo và ý tưởng nảy nở trong đầu, khi vẻ đẹp của kiến trúc bất chấp thời đại xuất hiện trong cuộc đời anh.

Kiến trúc làm anh mơ về một mái nhà, đủ đầy và ấm áp, có cha và có mẹ, những nụ cười vui vẻ và đầm ấm. Đó cũng là điều anh cố vươn tới, mục tiêu mà trái tim anh mách bảo, đầu não anh đặt ra cho lý tưởng và tương lai phía trước của bản thân. Anh đã bỏ ra rất nhiều vì lý tưởng ấy, dành ra sinh mạng này cho một ước vọng, một mái nhà mang đủ ý nghĩa của "nhà". Trái tim quật cường của anh từ chối chấp nhận việc "nhà" không thể trở thành hiện thực, như việc sau cơn mưa rào sẽ là bầu trời nắng, sau cơn bão cát là hồ nước trong, sau những cơn đau là những cuộc vui. Con người luôn tìm cách vượt khỏi sự tiêu cực để tiến tới cái hạnh phúc cá nhân, và anh muốn hiện thực hoá một phần hạnh phúc ấy cho mỗi người lỡ bước qua đời anh. Dù chỉ là chút hy vọng nhỏ lẻ, anh cũng mong bản thân có thể thắp lên chút ánh sáng tươi đẹp cho một tương lai sáng ngời của họ. Đó là nguyện vọng và ước mơ của anh, là lý tưởng mà Kaveh phải hiện thực hoá.

Nhưng, nếu Kaveh quay đầu nhìn lại dù chỉ một giây thôi, anh sẽ nhận ra một sự thật mà ngay cả nụ cười sáng lạn trên môi cũng không thể xoá nhoà được.

Đối với anh, nơi đâu... là "nhà"?

₫@^μ>\@'/πΠ@'?

Al-Haitham là một người lười giao tiếp xã hội. Đó là tất cả những gì có thể giới thiệu về cậu, đơn giản và gọn gàng. Một học viên của Giáo Viện với khuôn mặt lạnh lùng, mái tóc bạc điểm xuyến trắng cùng đôi mắt xanh lục pha thêm sắc cam đỏ đặc biệt. Cậu ta được đánh giá là một thiên tài ngổ ngáo, thành tích trong mọi cuộc thi cử hay luận án đều vượt xa tầm hiểu biết của những người cùng và thậm chí là trên tuổi, đồng thời cũng luôn xa cách với đồng bạn trang lứa. Tuy là một nhân tài hiếm có nhưng trong Giáo Viện khó ai chịu nổi tính cách của Al-Haitham, vả lại cậu cũng luôn dí mặt vào những trang sách, trên mặt luôn là sự bất cần đời cùng dòng chữ "không trọng sự miễn tiếp" như muốn dán trước trán. Hình tượng của cậu luôn gắn liền với những cuốn sách dày cộm về triết lý và văn tự, điều mà học viên phái Haravatat nào cũng nên có, và nó sẽ như một tấm gương sáng để noi theo nếu Al-Haitham không đọc sách bất chấp thời gian và địa điểm. Trong giờ học hay giờ giải lao, trong thư viện hay trên bậu cửa sổ, trước sân nhà, bất kể khi nào thì cậu cũng dán hai con mắt mình vào những dòng chữ dài miên man của tri thức.

Không chỉ việc đọc sách quá trớn khiến giảng viên chán ngán ấy, Al-Haitham còn khiến người khác né tránh vì cách cậu đối nhân xử thế. Phải nói rằng cậu hoàn toàn biết cách phải đối xử với người khác ra sao, nhưng dường như bản thân lại quá lười để bận tâm đến vấn đề ấy. Những câu nói thẳng như ruột ngựa của cậu khiến người nghe dễ nảy sinh cảm giác tiêu cực, mà đa phần những cảm xúc ấy đều là sự tức giận và chán chường. Hơn cả là những câu nói phát ra từ mồm cậu thường nghe như đâm chọt hay khiêu khích người khác, khiến bản thân dễ bị lầm tưởng là người tự cao tự đại, khinh thường người khác. Nếu không phải vậy, thì cũng là những câu nói khiến người nghe khó chấp nhận được, dễ làm người khác nổi đoá nếu không nhận ra nghĩa ẩn sâu trong đấy. Lâu dần, không còn ai tự chủ động đến gần để làm quen và trò chuyện với Al-Haitham nữa.

Thú thật thì chuyện ít rồi không còn ai đến bắt chuyện khiến Al-Haitham thấy thoải mái hơn nhiều. Cậu đã quen với việc tự thân một mình, nhất là từ sau khi người thân duy nhất mất đi, cậu vẫn luôn tự làm chủ chính mình mà không có sự dẫn dắt hay trợ giúp từ người khác, vẫn luôn sống tự túc, đặt bản thân lên hàng đầu trước những mối quan hệ xã hội khác. Bà đã luôn nói Al-Haitham là đứa nhóc không giỏi giao tiếp, luôn quá thẳng thắn và đôi lúc lại giấu hết tất cả vào trong, chẳng chịu để ai lại gần bản thân. Điều đó cũng đúng, và cậu định giữ lối sống ấy cho đến khi tốt nghiệp Giáo Viện. Dù sao thì cậu đã định hình được sẵn cho bản thân một công việc hoàn hảo và tương lai ổn định cho ngày tháng sau này. Miễn là mọi chuyện vẫn đơn giản, không ai cố tiếp cận cuộc sống bình dị mà cậu định sẵn sẽ trải dài đến mãi về sau này, thì Al-Haitham thật sự chẳng còn gì để lo nghĩ nhiều hơn nữa.

Đấy là cho đến khi một biến số bất ngờ ập đến với thiếu niên trẻ đầy tham vọng ấy, một biến số lạ thường và đầy năng lượng, tưởng như ánh mặt trời bỗng xuất hiện giữa mưa tuyết nặng hạt, sau tầng tầng lớp lớp mây mù phủ kín bầu trời. Một thiếu niên với nụ cười toả nắng, đôi mắt đỏ rực như than hồng đầy nhiệt huyết, một vẻ đẹp căng tràn và phơi phới sắc xuân tươi trẻ bỗng nhào vào cuộc sống bình yên của cậu. Thiếu niên ấy khuấy đảo mọi trật tự quen thuộc trong cuộc đời cậu, rồi lặng lẽ ở bên cậu để sưởi ấm tâm hồn lạnh lẽo này.

Anh bất chợt xuất hiện, rồi dần trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống học đường ngắn ngủi ấy.

Đôi bàn tay nhỏ nhắn ôm lấy hồn tôi.

₫@^μ>\@'/πΠ@'?

Những ánh nắng lấp lánh đậu trên mặt bàn gỗ nâu, tạo nên những khoảng vàng sáng trên nền nâu sậm, mùi sách cũ hoà chung hương hoa đầu mùa quanh quẩn trong không khí, những khung cửa sổ rộng lớn bao lấy căn phòng chung quanh như ẩn vào bức tường trắng sứ. Một buổi chiều như bao ngày của Al-Haitham, đắm mình trong tri thức và suy nghĩ hiếu động của nhân loại, trên bàn là hàng chồng sách dày cộm và nặng trĩu đang chờ tới lượt. Nắng thu chiếu rọi không nóng cũng không gắt, ấm áp và hiền hoà tựa cái ôm của bà, mềm mại và ngọt dịu cùng hương hoa Padisarah nở quanh đây, lôi cuốn tâm hồn cậu theo từng con chữ. Thư viện luôn thật đông đúc vào thời điểm này, Al-Haitham đã phải đến thật sớm chỉ để tìm được chiếc bàn trống trong góc, được che khuất bởi hàng ngàn kệ sách đan xen. Tận hưởng chút nắng ấm rơi bên trang sách, nghiền ngẫm những dòng ghi chú và giải thích, âm thầm hoà mình vào khoảng lặng bí mật giữa chốn đông ấy, tâm hồn dường như chu du vô định trong niềm khao khát vô bờ của học giả với kiến thức.

Mắt đang chăm chú đọc như muốn ăn tươi nuốt sống từng con chữ, Al-Haitham bỗng nghe thấy tiếng gõ nhẹ lên bàn, cùng bàn tay nhỏ trắng muốt có dính chút mực vẫn còn đang đặt trên mặt bàn trước mắt. Hơi ngẩng đầu trong cái khó chịu nhỏ nhặt vì bị làm phiền, cậu dùng khuôn mặt bình thản nhất khẽ nhếch mày nhìn người phá bĩnh bầu không khí yên bình của mình, chỉ để đối diện với nụ cười ngượng ngùng của người kia. Anh ta đang ôm một đống đồ trên tay trái, nào là thước kẻ, bút chì, giấy nhám phác thảo, sổ vẽ cùng vài cuốn sách mà cậu có thể nhìn lờ mờ qua tiêu đề nói về kiến trúc. Người lạ ấy vẫn nở nụ cười ngượng trên môi, nhỏ giọng hỏi có thể ngồi chung bàn với cậu không, nhận được cái gật đầu đồng ý mới từ từ đỡ đống đồ trên tay xuống mặt bàn, cẩn thận bày biện từng chút một. Có lẽ vì hiếm khi có người ngồi chung, nên mắt cậu cũng bị cuốn theo từng cử động trước mặt. Bàn tay nhỏ nhắn ấy có vết chai mờ trên ngón trỏ và cái do cầm bút trong thời gian dài, trên mu bàn tay còn dính chút mực đen cùng vết bút quẹt ngang qua, đầu ngón tay hơi bẹt và đệm thịt có nhiều vết móng tay, hẳn là đã phải viết hoặc vẽ liên tục mới hình thành.

Người đó mất một lúc mới ngồi xuống, thở phào một hơi rồi bắt đầu cặm cụi phác thảo trên giấy một công trình nào đó, đôi lúc lại ảo não ngẩng đầu nhìn trần nhà, vò đầu bứt tai rồi chúi xuống tẩy tẩy xoá xoá. Hết chăm chú vào bản thảo, anh ta lại quay sang lật sách như để tìm ý tưởng hoặc xác định lại chi tiết, mọi chuyện cứ lặp đi lặp lại như con quay. Al-Haitham nhìn một hồi, cảm thấy chán thì xoay sự chú ý của mình về cuốn sách đang đọc dở, may mắn rằng người cùng bàn biết giữ ý mà không gây ra nhiều tiếng động. Những con chữ nối tiếp nhau thôi miên cậu đến khi người đối diện thở phào một hơi, vươn vai rồi gấp giấy vẽ lại. Thấy cậu chuyển sự chú ý sang mình, anh ta đành nở nụ cười hối lỗi, vừa dọn dẹp đồ đạc vừa lựa lời mở miệng.

- Xin lỗi vì đã quấy rầy cậu. Tôi chuẩn bị đi ngay đây.

- Ừm.

- Cậu kiệm lời thật nhỉ... À phải rồi, cảm ơn vì đã cho tôi ngồi chung nhé. Tôi là Kaveh, phái Kshahrewar, chuyên ngành kiến trúc. Cậu là...?

- Al-Haitham.

- Cậu bên Haravatat, đúng chứ? Rất vui được gặp mặt.

- Tôi thì không vui lắm.

- Haha, thẳng tính thật đấy. Mà tôi cũng phải đi rồi, hẹn sau gặp lại, Al-Haitham.

Nói rồi, anh ta lại ôm hết đống đồ của mình lên, nhẹ nhàng đẩy ghế vào trong, gật đầu chào cậu mới quay bước rời đi. Bước đi khẳng khái và nhanh nhẹn, thậm chí có phần cởi mở và tự tin. Ánh mắt cậu dõi theo dáng hình ấy rời khỏi thư viện, trầm ngâm nhìn khoảng không trước mắt cho đến khi trầm người thở dài, chậm rãi nhìn xuống trang giấy trước mặt, từng con chữ vẫn đầy sức quyến rũ như vậy nhưng tâm trí lại vương bóng người. Al-Haitham khẽ thở dài, xoa xoa con mắt mỏi mệt rồi lại chăm chú nuốt xuống tri thức của nhân loại. Trong đầu dường như vang lên đâu đây lời hẹn gặp lại của ai kia, dần bị đẩy lùi bởi kiến thức mới.

Cậu thầm nhớ lại dáng người ấy trong vô thức, mong chờ vào tương lai phía trước còn mịt mờ.

Một lời hẹn cho tương lai xa vời.

₫@^μ>\@'/πΠ@'?

Hoá ra lời hẹn ấy lại gần hơn tưởng tượng. Al-Haitham thực sự chưa ngờ tới lần gặp lại tiếp theo lại sớm đến vậy. Thực sự cũng không hẳn là gặp mặt, chỉ là vô tình gián tiếp nhìn thấy. Giáo Viện tổ chức Hội thảo, chỉ đơn giản vậy thôi. Một cuộc Hội thảo học thuật, đồng thời là nơi để các học phái trình bày những nét đặc sắc của riêng nó, cũng như nơi để tuyển sinh. Các gian hàng của từng học phái sẽ trưng bày những tác phẩm hoặc thành quả của những học viên xuất sắc nhất, những người trông gian hàng sẽ lần lượt giới thiệu từng thứ một và để người tham quan trải nghiệm hoặc xem các vật được trưng bày. Sự kiện này cũng tổ chức cuộc thi xem gian hàng nào được nhiều người đón nhận nhất, thậm chí trao thưởng cho học phái đấy nếu đạt giải.

Al-Haitham chỉ đi thăm thú một chút vì nghe nói phái Haravatat năm nay có trưng bày bản thảo học thuật về cách các đặc điểm ngôn ngữ của Liyue và Inazuma ảnh hưởng đến khẩu âm của hai quốc gia khi nói ngôn ngữ Teyvat. Đồng thời, cậu cũng muốn thử qua các thí nghiệm của phái Spantamad về các nguyên tố. Nghe nói năm nay các học phái đã chi khá nhiều tài nguyên cho Hội thảo để tranh giành hạt giống tốt. Nghe thật ngu ngốc, nhưng nó cũng tiện cho cậu vì như vậy có nghĩa các gian hàng sẽ có nhiều thứ thú vị, ít nhất cũng đáng để Al-Haitham rời mắt khỏi những cuốn sách của mình. Nói qua cũng phải nói lại, Hội thảo được bày biện khoa trương đến nhức mắt, nhưng khu vực bố trí lại hơi hỗn loạn, nhất là khi dò đường giữa cơn lũ người với người tắc nghẹt này. Rõ ràng cậu đã theo bản đồ phác thảo các gian hàng để tìm đích đến, nhưng người qua kẻ lại nô nức khiến định vị của cậu cũng rối tinh rối mù, không biết bị cuốn theo dòng người từ bao giờ.

Người xô kẻ đẩy làm Al-Haitham không thể nhận biết được phương hướng phía trước là đông hay tây, bắc hay nam, chỉ có thể dựa vào trực giác mà tìm lối thoát. Cậu mò mẫm đi qua từng gian hàng và cột đèn đường trắng ngọc, ngó trái ngó phải để tìm đúng nơi cần đi. Rồi không cẩn thận bị người ta đẩy vào trong gian hàng lớn bên đường, còn suýt thì ngã dập mông, may kịp ổn định lại cơ thể. Đến khi chắc chắn rằng không có ai định xô mình nữa, Al-Haitham mới chậm rãi xem xét xung quanh. Có vẻ đây là một gian triển lãm quy mô nhỏ cho Hội thảo của phái Kshahrewar, những tấm phông bạt được phủ màu trắng thuần trên khung gỗ nâu ấm, xung quanh là những kệ tranh và mô hình thu nhỏ của kiến trúc hoặc kết cấu kỹ thuật được làm hết mức tinh xảo. Thú thật thì cậu không thực sự có hứng thú với nghệ thuật và các thứ, có lẽ bà sẽ thích gian hàng này hơn, nếu bà còn nơi đây.

Al-Haitham ngó lại phía sau lưng để tìm lối ra, lại phát hiện đằng sau là ngùn ngụt dáng người đi qua đi lại, giờ có muốn đi khỏi đây cũng rất khó khăn, khá chắc là cậu sẽ lại bị đẩy sang chỗ khác. Suy nghĩ một chút, cậu quyết đoán chọn ở lại gian hàng này chờ đoàn người thưa bớt rồi mới đi ra, thuận tiện là nơi này đang không có người trông nên chẳng có ai sẽ ngăn cản cậu. Đi sâu dần vào trong, sự chú ý của Al-Haitham dần bị thu hút bởi những kiến thức mới mà nơi đây mang lại, nói thật thì trước đây cậu không có mấy hứng thú về máy móc hay nội thất, nhưng đôi khi xem những thứ này sẽ cho cậu được những ý tưởng tốt. Ví như bản thảo phác hoạ các lát cắt và cấu tạo của đồng hồ hơi nước Fontaine hay mô hình tỉ lệ 1:25 của những cỗ máy cổ trông khá tuyệt. Al-Haitham càng xem càng bị thu hút bởi những chi tiết khác biệt so với tưởng tượng của mình, bước chân càng ngày càng dẫn sâu vào trong. Cho đến khi bước chân tò mò ấy phải dừng lại trước một tác phẩm khác xa với những thứ còn lại, một tác phẩm có trọn vẹn những yếu tố về cấu trúc, mặt bằng, chất liệu, công dụng nhưng lại điểm thêm nét sáng tạo của nghệ thuật. Một thứ nghệ thuật hiếm thấy giữa hằng hà sa số những tác phẩm khác, thậm chí còn đi trước thời đại và vượt xa hơn thế.

Một tác phẩm tuyệt vời mà Al-Haitham phải cảm thán đồng thời cũng thấy lố bịch. Một toà nhà mái vòm kính cùng vườn cây nhiệt đới um tùm, người thiết kế đã tính toán tỉ mỉ để độ cong của mái không ảnh hưởng đến lượng ánh sáng có thể tiếp thu được vào trong, những loại cây được minh hoạ cũng phù hợp với môi trường được yêu cầu trong đề, nhưng kiểu dáng của chiếc lồng kính này lại khác thường đến mức khó hiểu dù vẫn đảm bảo trọn tiêu chí. Cái thiết kế cứ như hỗn mang của những gì kì lạ nhất trong tư duy sáng tạo và thường thức nghệ thuật của nhân loại. Nói thật thì thứ như thế sẽ được những nơi như Fontaine chấp nhận hơn là đất nước Sumeru này. Cậu không thể biết rốt cuộc là ai đã ngạo nghễ đến mức sáng tác nên thứ này, thậm chí còn khiến cậu phải ngó xuống tìm tên tác giả, chỉ để nhận lại sự bất ngờ.

Lần thứ hai cái tên " Kaveh " xuất hiện trong cuộc sống cậu, trong hoàn cảnh không ngờ tới mà cũng chẳng biết nên diễn tả như thế nào. Những gì cậu có thể lờ mờ nhớ tới chỉ là bàn tay chai vết bút cùng những dấu mực mờ, đôi bàn tay thanh mảnh cùng những ngón tay thon dài xinh xắn, cách bàn tay ấy múa lượn trên mặt giấy như một vũ công chuyên nghiệp. Chẳng biết vì sao mà thứ duy nhất khắc sâu vào trí nhớ của cậu về cái tên ấy là đôi bàn tay mềm nhưng trưởng thành hơn tuổi của người kia, có lẽ vì bàn tay ấy có nét giống tay bà. Lắc lắc đầu để giải thoát mớ suy nghĩ bòng bong của mình, giờ cậu mới nhớ đến lí do mình ở trong gian hàng này. Chậm rãi bước về phía cửa, chắc chằn rằng bên ngoài không còn đông như trước và nhanh nhẹn rời khỏi nơi ấy, cậu xuyên qua đám đông.

Al-Haitham trở về kí túc xá trong những bước chân nhẹ nhàng và khoan thai, đầu hướng thẳng về phía trước, chưa từng ngoái lại về sau.

Có vẻ cậu không thể xem hết Hội thảo lần này rồi.

₫@^μ>\@'/πΠ@'?

Trời mùa thu mát lành với những cơn gió trời nhẹ lướt qua má, những chiếc lá vàng xoay vòng trong không trung như những vũ công ballet điêu luyện đang từ từ đáp xuống sàn đất lạnh, tiếng gió thổi từng tán cây xào xạc làm nhuộm khoảng trời thêm sắc úa tàn xa xăm. Vẫn thư viện rộng lớn với tông xanh trắng làm chủ đạo, những kệ sách cao kều nối tiếp nhau từng hàng từng hàng, chiếc bàn gỗ mộc nằm trong góc kín ít người qua lại. Những chồng sách nặng trịch kê trên bàn với đủ thể loại học thuật, một cuốn sổ nhỏ kèm chiếc bút máy màu bạc đã hơi tróc sơn, mái đầu nhỏ cắm cúi đọc từng dòng chữ tuôn dài trên mặt giấy. Giờ cũng đã xế chiều, mặt trời dần lui về sau những rặng núi xanh mướt ngút ngàn, những dải màu tím hoa sim nhoà dần với sắc hồng của ánh nắng cuối ngày, những phiên chợ chiều đang thu dọn đồ đạc sau một ngày buôn bán rộn rã.

Thư viện Giáo Viện vẫn luôn chật cứng người bất kể thời gian, dường như không có ai chịu tách khỏi những nghiên cứu của mình mà say mê đèn sách tối ngày. Mỗi khi bước chân vào nơi đây lại là một cuộc chiến tìm chỗ ngồi, ai cũng muốn tranh chân cho bằng được chiếc ghế trống để yên toạ làm việc. Hôm nay cũng như bao ngày khác, Kaveh đến thư viện cùng một đống hoạ cụ và bản thảo, tay xách nách mang đủ thứ đồ cho mọi đề án cùng bài tập mà anh phải làm. Và cũng như bao ngày, anh chẳng thể tìm được chỗ trống nào gần khu sách Kiến trúc, lại phải lủi thủi xách đồ đi mọi ngóc ngách tìm cho bằng được nơi ngồi xuống. Thú thật thì anh đã chuẩn bị sẵn tinh thần "được ăn cả ngã về không", kể cả có phải xin xỏ bất kì ai cũng phải ngồi xuống cho bằng được vì anh đang gấp lắm rồi, và kí túc xá thì quá bé để anh có thể bày đồ ra hoàn thành bản thảo.

Chân đi mọi ngõ mà chẳng thấy bàn trống, cho đến khi anh nhận ra có ngách nhỏ giữa ba kệ sách lớn ở khu phía Tây trước anh từng lạc vào, lanh lẹ luồn qua những kệ sách cao lớn rồi chui tọt vào trong, đối mặt với anh là mái đầu bạc điểm trắng từng gặp qua một lần. Khẽ thở phào nhẹ nhõm rồi rón rén tiến lại gần, Kaveh gõ nhẹ xuống mặt bàn hai tiếng chờ người kia để ý, tay ôm đồ xốc lên để chỉnh lại vị trí túi bản thảo. Yên lặng đứng nhìn người trước mặt mà không thấy phản ứng, anh lại gõ nhẹ xuống mặt bàn rồi tỉ mỉ quan sát cậu ta. Trông có vẻ thấp hơn anh một cái đầu, dáng người mảnh khảnh thậm chí là hơi ốm, hôm nay cậu nhóc có đội mũ đính huy hiệu phái Haravatat cùng bộ đồng phục xanh của mọi học viên. Vẫn là mái tóc loà xoà che một bên mắt màu xám bạc điểm chút sắc trắng, đôi đồng tử xanh lục có viền cam đỏ bao lấy lòng đen trong veo, thêm chiếc tai nghe được thiết kế đặc biệt. A, phải rồi, hẳn cậu ta không nghe thấy tiếng gõ của anh! Trời ơi, anh ngốc quá đi...

Kaveh đưa tay ra trước mặt người đối diện, khẽ quơ quơ vài cái rồi thu tay về, mắt vẫn chăm chú nhìn người kia. Anh xin thề là đôi mắt đặc biệt ấy đã nhìn thấy anh, nhưng phải một lúc thì mái đầu xám nhỏ mới ngóc dậy để chia sẻ chút chú ý nhỏ nhoi. Kaveh cố rặn nụ cười lịch thiệp nhất khi trong tay vẫn bê đống hoạ cụ nặng trịch, cố để không làm mất thiện cảm của người kia một cách đầy lo lắng. Anh nhỏ giọng bắt chuyện:

- Chào cậu, lại đành làm phiền cậu rồi. Tôi có thể ngồi đây chứ?

- ...Được.

- Cảm ơn cậu nhiều!

Chậm rãi bày đồ lên bàn như mọi khi, tỉ mỉ trải tấm bản thảo lên giữa phần bàn của mình rồi lấy kệ chặn lên, Kaveh thầm thở phào vì đống gánh nặng ấy cuối cùng cũng thoát khỏi tay mình. Anh khá chắc là tay mình có chuột luôn rồi, thậm chí có thể nắn thấy nó qua lớp vải tay áo, chỉ cần gồng lực chút là lộ diện. Đưa tay buộc lại búi tóc đang rối đằng sau, đồng thời chỉnh lại ngay ngắn vài chiếc kẹp đỏ đang tuột dần, xem xét tư thế ngồi cẩn thận để tránh thoái hoá đốt cột sống xong xuôi, anh lại như thường lệ vùi đầu vào phác thảo và bài tập. Từng đường kẻ phải được căn chỉnh cẩn thận, suy xét kĩ càng từng góc độ của vật thể sao cho hoà hợp, đo đạc tỉ lệ vừa phải mà đầy tính thẩm mỹ, cuối cùng tham khảo và tính toán từng vật liệu phù hợp để tạo thành nó. Mỗi bước đều phải đặc biệt cẩn trọng và chú tâm hết mức, đó là kỹ năng và tính chất nghề nghiệp cần có của Kaveh, thứ anh đã tôi luyện từ khi còn nhỏ dưới sự hướng dẫn của mẹ, điều anh mang theo cả khi mẹ đã rời đi, anh sẽ đem theo đến cuối chặng đường tương lai đằng đẵng phía trước.

Tới lúc hoàn thành xong bản thảo, khi định thần lại thì ngoài trời đã tối đen như mực, những bản sketch cũng đã bị anh gập lại để thành chồng sang một bên, mực vẽ cũng đã gần cạn, hẳn là mai anh phải đi mua lọ mới. Kaveh yên lặng thu gọn đồ đạc lại, cất vào trong chiếc thùng chuyên dụng đặt dưới chân bàn, buộc chồng giấy nháp lại rồi nhét vào trong túi. Đến khi dọn dẹp xong cả, anh mới để ý phía đối diện vẫn có người đang ngồi. Điều này không hiếm khi Thư viện của Giáo Viện luôn đông đúc học sinh bất kể giờ giấc, chẳng qua anh hiếm thấy ai chịu ngồi cạnh bàn của một tên điên đang trầm ngâm với bản thảo phác hoạ, ít nhất là trước giờ chưa có ai làm vậy. Phải nói thật rằng phái Kshahrewar bọn anh không có nhiều tiếng nói trong Giáo Viện, nên thường thì ít ai chịu giao tiếp với học viên của phái trừ khi là có hứng thứ hợp tác. Vậy nên khi Kaveh tò mò ngước hẳn lên nhìn người đối diện, anh bất ngờ rằng cậu nhóc ấy vẫn còn ngồi ở đấy, mặc dù cậu ta có vẻ ngủ gục mất rồi, hẳn phải mệt mỏi lắm. Mà dáng ngủ gục xấu thật, một tay tựa bàn chống má phải, một tay còn đang lật dở trang sách.

Kaveh suy đi tính lại, cuối cùng quyết định lay người cậu nhóc dậy, đằng nào cũng nên để cậu về phòng mà ngủ chứ nằm vậy dễ vẹo cổ lắm. Anh từ từ rời bàn mà xoay người tiến lại gần từ sau lưng, bước chân cẩn thận không phát ra tiếng động để tránh làm phiền người khác, bàn tay chầm chậm vươn ra nắm lấy bờ vai có lực mà nhỏ con đến lạ kia lay một cái. Nhận thấy mái đầu xám điểm trắng kia động đậy nhẹ mới thu tay, nhỏ tiếng gọi cậu dậy.

- Này... này... Dậy đi...

- ... Ừmm...

- Dậy đi nào, đến giờ về rồi.

- ...Biết rồi.

Thấy mái đầu ấy cuối cùng cũng chịu ngẩng dậy, Kaveh thầm thở dài một tiếng ngao ngán, đôi lúc anh ghen tị với những ai có thể dễ dàng rơi vào giấc ngủ, dường như bệnh mất ngủ thâm niên luôn tìm đến với những người đi theo con đường nghệ thuật như anh. Mái đầu ấy từ từ nhô lên, dường như vẫn còn mơ màng nên động tác có chút chậm chạp, trông cả người cậu ta uể oải hẳn. Kaveh thích thú đưa tay vén lại chút tóc rối trên đỉnh đầu cậu, từng ngón tay luồn qua tóc xám mượt mà rồi cào nhẹ xuống như chiếc lược nhỏ, móng tay được cắt gọn gàng khẽ cọ theo từng đường tay đưa. Xong xuôi, anh còn cẩn thận đội lại cho cậu ta chiếc mũ đã rớt xuống mặt bàn từ khi nào. Thú thực thì Kaveh không biết vì sao anh làm thế, có thể là do bản năng gà mẹ trong truyền thuyết chăng?

- Đừng tự ý chạm vào đầu tôi.

Chất giọng hơi khàn và có chút trầm so khác biệt so với gương mặt trẻ măng kia kéo anh về thực tại. Kaveh ngó xuống nhìn cậu nhóc đang xù lông trước mặt, đầy thiện chí cười làm hoà.

- Xin lỗi, tóc cậu có chút rối. Nếu làm cậu thấy khó chịu, lần sau tôi sẽ chú ý hơn.

- ...Không sao cả.

- À phải rồi, lần trước tôi không giới thiệu đàng hoàng. Tôi là Kaveh của phái Kshahrewar, hiện đang là năm 3. Còn cậu... tôi gọi cậu bằng tên, Al-Haitham, được chứ?

Đôi mắt hai màu nhìn chằm chằm anh như đang dò xét kĩ càng, gần như là đang xới tung da mặt anh lên đã suy xét. Một lát sau, tiếng thở dài nhỏ bé phát ra từ cậu nhóc như nén lại trong không khí, gần như không thể nghe thấy truyền đến tai anh.

- ...Được.

- Vậy, Haitham, cậu học năm mấy rồi?

- Đây là năm đầu của tôi.

- Vậy tôi là đàn anh của cậu rồi! Gọi anh là Kaveh nhé, điều gì không biết thì cậu có thể tham khảo ý kiến của anh.

Khá chắc là trên môi anh đang không tự chủ mà nở nụ cười rất tươi, dù sao hiếm lắm anh mới có thể kết bạn với một đàn em thuộc học phái khác mà, phấn khích chết đi được. Bỏ qua ánh mắt vô cảm đang hướng về mình của cậu nhóc, Kaveh tự tin nói rằng: đây sẽ là khởi đầu cho một mối quan hệ tốt đẹp về sau này!

- Vậy đàn anh rốt cuộc đánh thức tôi dậy vì vấn đề gì?

- A! Cảm ơn đã nhắc anh, trời cũng tối rồi, chúng ta về chung chứ?

- ...Để làm chi?

- Ấy, đừng nhìn anh với ánh mắt đề phòng biến thái như thế! Cậu cũng sống ở kí túc xá phải không? Nếu đúng là vậy thì ta chung đích đến rồi.

- ...

- Này! Chờ anh với, cậu đi nhanh ghê! Al-Haitham!

₫@^μ>\@'/πΠ@'?

Kaveh có một cuốn sổ sketch cũ bọc da, lớp bìa bao ngoài đã sờn từ lâu, giấy bên trong có vài trang đã ố vàng, ấy vậy mà anh coi nó như là báu vật gia truyền, nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa. Hình như cuốn sổ ấy còn chẳng thực sự thuộc về anh, nét bút bên ngoài tuy nắn nót và hoa mỹ nhưng lại mảnh mai hơn nét của Kaveh, vả lại chất lượng của cuốn sổ dường như thuộc về thế hệ cha mẹ của anh chứ không phải thứ được sản xuất thời nay. Làm bạn với nhau cũng đã một năm hơn, lần nào gặp mặt anh, nếu không phải là đang phác thảo tư liệu xung quanh thì cũng là chạy đồ án môn học, dù vậy thì cuốn sổ ấy vẫn luôn đều đặn xuất hiện bên người anh. Trong quãng thời gian làm bạn rồi dần gắn kết như hình với bóng ấy, có rất nhiều thứ đã thay đổi, Al-Haitham không còn nhỏ con đến mức chỉ cao bằng vai anh nữa, giờ cậu đã có da có thịt, chiều cao cũng tăng vọt lên bằng anh. Kaveh cũng không búi tóc lên sau gáy mà tết mái tóc dài của mình rồi buông thõng ngang eo, khuôn mặt cũng mất đi nét trẻ con của tuổi niên thiếu, thay vào đó là những đường nét sắc cạnh của tuổi cập kê. Chỉ riêng đôi mắt đỏ ngọc long lanh ấy là không chịu thay đổi, vẫn mãi bừng lên ngọn lửa điên cuồng và rực rỡ không gì cản nổi của nhiệt huyết tuổi trẻ cùng khát vọng tràn trề. Ngoài điều đó thì thói quen phác thảo những gì anh cho là thú vị lên cuốn sổ kia cũng không thay đổi, chỉ là tần suất cậu thấy anh động vào nó ngày một ít hơn trước. Nhưng dường như đó là chuyện riêng của Kaveh nên cậu không tiện nhúng mũi vào.

Nay Kaveh đã lên năm 4, việc học và chạy đồ án ngày càng bận rộn đến mức khó thở, quầng thâm dưới mắt anh ngày càng khó giấu đi. Những trang bản thảo thậm chí còn ám ảnh vào tận sâu trong giấc ngủ của anh, như một vòng lẩn quẩn không thể dứt ra được. Những áp lực đè nặng lên vai, những kỳ vọng vào tài năng của anh, những ánh mắt nhìn chằm chằm về phía anh, tất cả mọi thứ cứ thế dồn thành những chiếc tạ kéo lê bàn tay anh. Vậy nhưng Kaveh vẫn luôn cố dành ra chút thời gian rảnh để đi đây đó với Al-Haitham, dù là đi thử món cà phê mới ở chỗ Puspa hay chỉ đơn giản là nằm dài trên thảm cỏ ngắm mây trời lững lờ trôi, không bao giờ Kaveh chịu hủy hẹn dù lịch trình có bận ngập đầu. Cậu không chắc là do anh thật sự muốn nghỉ xả hơi sau những ngày cật lực chạy đồ án, hay anh chỉ muốn đi đây đi đó để tìm chút ý tưởng mới mẻ. Dù sao thì Kaveh chưa bao giờ chịu than phiền trước mặt cậu về mấy chuyện ấy, cùng lắm chỉ nói vu vơ đôi ba câu " mệt " hay " buồn ngủ " rồi lại thôi. Anh cứ như vậy, đốt cháy sức lực của bản thân cho những gì mình tin tưởng rồi để lại cái xác kiệt quệ đến rã rời giữa muôn vàn lý tưởng vô hình. Anh như con thiêu thân, lao đến thứ ánh sáng mờ ảo trước mắt, bất chấp bản thân có nhận ra đó chỉ là dối trá, lao đến khi sức cùng lực kiệt mới tạm thôi.

Một Kaveh như vậy đã hiện hữu trong đôi mắt cậu suốt một năm trời ròng rã, chạy hoài trên những ước mơ xa mà đến cả bản thân cũng chẳng xác định được, rồi vô tình lạc vào đại não cậu chẳng mấy bất ngờ. Những bước chân vội vã ấy quẩn quanh trong đầu cậu, dồn dập mà quanh co, cứ chạy mãi chạy mãi về một điểm không cố định, như chú ong thợ chăm chỉ không quản ngày đêm. Anh luôn cười khi anh tới, rồi mang nụ cười ấy theo khi rời đi. Một nụ cười mềm mại, dịu dàng mà ngọt lịm, nhưng nó không ngấy mà mịn màng như bọt sữa lăn tăn trên khoé môi hồng. Nụ cười ấy như nụ hoa hồng chúm chím, từ từ và nhẹ nhàng bung nở từng cánh hoa khi xuân tới, và khi anh tới, vườn hồng rộ theo từng gót chân anh qua. Mỗi khi nằm xuống trên thảm cỏ mềm mại, để mái đầu gối lên bắp đùi có chút cứng, lưng chạm lên lớp cỏ dày, để từng ngón tay thon dài có vết chai luồn theo từng đường tóc, để móng tay gọn gãi nhẹ vào da đầu tê dại, nhắm nghiền mắt để tai nghe từng tiếng ngân nga đang dần hoà tan vào không khí ấy. Cuộc sống của cậu chưa từng yên bình đến vậy, từ sau ngày bà đi mất, sự xáo trộn và rối ren như tuột khỏi tầm tay mà trôi về miền ký ức xa vời vợi. Đôi lúc bàn tay kia sẽ rời khỏi mái tóc xám mà cầm lên cuốn sổ vẽ cũ sờn, những tiếng ngân nga được tô điểm bằng tiếng bút chì cọ giấy nghe vui tai. Al-Haitham vẫn luôn biết thứ gì được khắc vào trong ấy, nhưng đôi mắt nhắm nghiền sẽ chẳng động đậy, khuôn mặt này sẽ giữ mãi biểu cảm ấy, như một dấu vết của lịch sử tồn tại mãi mặc thời gian.

Và trong quãng thời gian tươi đẹp của thanh xuân ấy, nụ cười của anh như hằn sâu vào đại não cậu. Nụ cười ấy luôn nở trên môi, bất chấp hiện thực tàn khốc có vùi dập ra sao. Al-Haitham dường như chưa bao giờ chứng kiến nụ cười ấy bị dập tắt hay vùi lấp. Rồi dần dần nụ cười ấy trở nên thật ám ảnh, như cơn ác mộng dai dẳng sẽ chẳng bao giờ biến mất, một sự trừng phạt cho sự ngu ngốc của con người dù bị đẩy đến đường cùng. Kaveh vẫn luôn cười, kể cả lúc mọi thứ đổ vỡ và lụi tàn. Kể cả lúc anh vỡ tan thành hàng ngàn mảnh.

Như cái cách cuốn sổ sketch được nâng niu ấy dần xuất hiện những vết rạch, nụ cười xinh đẹp kia dần rệu rã đến gục ngã.

₫@^μ>\@'/πΠ@'?

Để kết thúc năm học cuối cùng của anh trong Giáo Viện một cách hoành tráng nhất, đạt được kỳ vọng của nhiều người nhất, Kaveh đã quyết định tham gia thành lập một dự án nhóm đa học phái. Dự án học thuật ấy đương nhiên có sự góp mặt của Al-Haitham, anh thậm chí còn đề bạt cậu làm người phụ trách chính của dự án. Cả hai đã thảo luận và suy xét hồi lâu để cho ra chủ đề của học thuật, một sự kết hợp hoàn hảo giữa Haravatat và Kshahrewar, giữa những văn tự và khoa học kỹ thuật: kiến trúc, cổ ngữ và văn tự cổ đại. Đề tài ấy đã thành công thu hút những học viên của cả hai phái cùng tham gia, thậm chí còn hơn số người dự tính. Mọi chuyện đều thật thuận lợi khi bản thảo đầu tiên nộp lên được duyệt ngay mà không cần chỉnh sửa, có thể do đây là một đề tài thú vị mà ít ai tìm tới, hoặc có thể tiếng tăm của cả hai đã đủ tin cậy để bản thảo ấy vượt qua khảo sát dễ dàng đến thế. Trong lòng Kaveh tràn đầy tự tin vào tương lai phía trước, một tương lai mà anh tin rằng sẽ toả ra ánh hào quang rạng rỡ và tươi đẹp, ấm áp và nhiệm màu.

Rồi từ bản thảo ấy, dự án dần được tiến hành. Mỗi người được phân chia công việc rõ ràng, gộp theo từng nhóm nhỏ, Haravatat tập trung tìm hiểu về văn tự cổ và Kshahrewar sẽ chuyên về kiến trúc thời đại đó. Những học viên tham gia cùng hai người luôn thật chăm chỉ và sáng ngời khát vọng toả sáng, họ cần mẫn và tỉ mỉ, chuyên tâm chăm chú hoàn thành công việc của mình. Tiến độ dự án ngày càng tăng cao khiến tinh thần ai nấy đều phấn chấn. Sự hợp tác giữa hai bên học phái dường như chưa bao giờ khăng khít đến vậy, khi bên kiến trúc đi sa mạc để khảo sát và khai quật, một vài thành viên bên văn tự cổ còn chủ động xin đi theo để giúp đỡ. Mọi chuyện khởi đầu thuận lợi đến khó tin, khiến Kaveh đôi lúc tưởng như mình đang mơ trong một thực tại xa lạ.

Sau khi đã khai quật và tìm kiếm đủ vật chứng, hai phái chuyển sang bước tiếp theo. Bên văn tự sẽ mang những mảnh phù điêu hoặc bảng văn cổ để so sánh, đối chiếu nhằm phân tích ngôn ngữ cổ đại kia. Bên kiến trúc sẽ tiếp tục đi thực nghiệm để tìm hiểu sâu hơn về kỹ thuật cũng như cấu trúc của những ngôi đền, tháp và toà nhà cổ ấy. Khi vừa bắt đầu bước thứ hai ấy, mọi chuyện vẫn diễn ra suôn sẻ và thuận lợi. Bên văn tự dần phát hiện ra ý nghĩa cùng kết cấu câu của những mảnh phù điêu, bên kiến trúc cũng có những phát hiện mới về cách hoạt động của khoa học cổ đại. Nhưng rồi, những văn tự dần trở nên rắc rối và khó hiểu, những cách dùng đảo ngược và lộn xộn cùng những mảnh phù điêu không được hoàn chỉnh khiến mọi thứ dần đi vào ngõ cụt. Những cấu trúc phức hợp của các điện thờ dần trở nên nguy hiểm hơn, cùng với bẫy rạp xung quanh và những kỹ thuật dường như đi trước thời đại ẩn sâu trong đó, những câu đố cùng địa hình hiểm trở làm bủn rủn chân tay. Càng tiến sâu hơn thì càng chìm trong vũng lầy, tiến độ dự án dần chậm lại cùng những tiếng thở dài ngao ngán và dứt áo ra đi của học viên. Có nhiều người không thể chịu nổi những áp lực về mặt thể chất hay tinh thần mà từ từ nộp đơn xin rời khỏi dự án. Kaveh cố gắng níu lấy từng cánh tay xa dần, thâm tâm ngày càng nguội lạnh. Lần đầu tiên trong cuộc đời, Al-Haitham thấy nụ cười của anh khựng lại, dù chỉ là vài giây.

Hiện thực vẫn luôn tàn khốc như vậy, nhân lúc anh không phòng bị nhất mà giáng một cú thật mạnh vào mặt anh, để mặc nỗi đau đớn thấu xương tủy gặm nhấm đi từng chút mảnh nhỏ trong tâm hồn anh. Kaveh không muốn tin, rồi bàng hoàng nhìn như ngây dại trước sự thay đổi chóng mặt ấy. Anh nhận ra sự khác biệt giữa thứ được gọi là thiên tài và người thường trong miệng người khác, nhận ra những yếu đuối vô vọng trong nỗi dày vò khốn đốn của thực tại. Anh cố gắng phá vỡ cái giới hạn lố bịch được tạo ra ấy, không ngừng phấn đấu để níu những người trong thâm tâm đã coi như anh em một nhà. Anh học không quản ngày đêm, bất kể là văn tự hay kiến trúc, không ngừng hướng dẫn những người bị coi là bình thường ấy. Nhưng nhiêu đó chỉ là công cốc, họ cứ thế bỏ anh mà đi, rời khỏi dự án mà anh đã dồn không biết bao nhiêu tâm huyết vào trong. Kaveh thực sự không hiểu, hoặc anh không muốn hiểu. Tại sao họ lại rời bỏ nó dễ dàng đến thế, tương lai tươi sáng ấy xa vời đến vậy sao? Là do anh không đủ cố gắng, hay anh không đủ giỏi để níu chân họ lại? Những trí tuệ ấy không đỉ để giữ họ lại hay sao? Những sự hân hoan, tình đoàn kết, cái ấm áp mà anh từng cảm nhận được tựa như một cái tát điếng người của hiện thực nghiệt ngã. Giáo Viện không phải tổ chức công đức, sẽ không để cho những người bị gắn mác tầm thường được chen chân tới đỉnh vinh quang. Một mình anh sẽ chẳng thay đổi được điều đó, khi cả thế giới đều vận hành dựa vào nó.

Và cái hiện thực méo mó, đổ vỡ ấy tác động mạnh mẽ đến anh, dường như thay đổi con người anh. Khi cái ngày mà dự án lớn ấy giờ chỉ còn vỏn vẹn trong hai cá thể, hai con người, hai nhân cách đối lập. Mầm mống đối lập đã gieo hạt từ lâu nhanh chóng sinh trưởng rồi nở rộ, cảm xúc uất ức và tuyệt vọng cuối cùng cũng tìm đến anh, phá hủy đi mối quan hệ tưởng chừng bền chặt gắn bó hơn tất cả ấy. Người nói trước là anh, vẫn luôn là anh. Những lời nói nhắm về Al-Haitham, về sự tự cao và xa cách của cậu, rằng đó là lỗi của cậu khi từ chối trách nhiệm giúp đỡ người khác. Và cậu phản bác lại, vẫn luôn là như vậy. Câu chuyện về một Kaveh mong manh và ngu ngốc, về cái lý tưởng xa vời thực tại đáng chê trách ấy, về sự lố bịch cho cái mặc cảm tội lỗi sẽ kéo anh xuống vực sâu một ngày không xa. Và chỉ khoảnh khắc ấy thôi, những con dao găm vô hình như cứa vào tim anh đau điếng. Từng câu từng chữ mà cậu thốt lên vạch trần những gì xấu xí và trần tục nhất trong anh, cái hiện thực ghê tởm đến buồn nôn mà anh vẫn luôn trốn chạy nay mò đến tận mặt. Trong cơn đau quặn thắt đến tê rần da đầu ấy, Kaveh chết lặng trên bàn cân của số phận, nhìn người mình tin tưởng nhất đâm từng nhát dao xuống đáy lòng nặng trịch, khốn khổ thốt lên đầy ai oán để cắt đứt chút hữu hảo còn lại. Mắt anh cay xè như bị kim chích, mũi tắc nghẹn đến khó thở, cổ họng buốt rát chẳng buồn thốt lên lời.

Kaveh xé tung những trang luận mà mình dày công tìm tòi, xé đi bao tâm huyết tuổi trẻ như một đống giấy nát vụn, xé bỏ đi chút tình cảm vấn vương còn đang âm ỉ, xé bỏ cả một mảng trời xanh êm đềm có mây và có nắng. Những giọt lệ tuôn trào trong nỗi căm phẫn cho sự yếu đuối và bất lực của mình, cho niềm đau vì sự phản bội đến bất ngờ, cho cái kiếp ba chìm bảy nổi lênh đênh vô bờ này. Giọt lệ đọng trên khoé môi mặn đắng mà tê dại, chẳng còn nụ cười trên khuôn mặt xinh xắn ấy. Theo gót chân quay đi là những lời đau đớn bộn bề, trải dài theo bóng lưng lẻ loi biến mất khỏi nơi ấy. Sẽ chẳng có gì thay đổi, không chỉ anh, mà cả cậu ấy. Sẽ chẳng còn lại gì.

Sau một quãng thời gian, anh nghe tin dự án về thời đại Vua Deshret ấy đã mang lại nhiều tiến bộ và thành tựu cho sự phát triển của tri thức, thậm chí Giáo Viện còn muốn dành tặng cho anh một căn nhà sau thành tựu vang dội mà nó mang lại, chỉ để nhận một lời từ chối thẳng thừng từ anh. Kaveh bước đi từ quá khứ và tiến về phía trước, anh không mong sẽ ngoảnh đầu lại, mà trông chờ vào ngày mai tươi sáng hơn. Suy cho cùng, những đã mất sẽ mãi không quay lại vẹn nguyên, như bình gốm đã vỡ sẽ không được như ban đầu. Kaveh phải học cách tạm quên đi, để bước tiếp.

₫@^μ>\@'/πΠ@'?

Những thăng trầm trong cuộc sống là không thể tránh khỏi, kể cả khi là người bị gắn mác thiên tài như anh cũng không thể trốn chạy khỏi cuộc đời vô thường. Từ sau khi tốt nghiệp, guồng quay cuộc sống của anh chỉ quanh đi quẩn lại với công việc. Những ngày chạy vặt cho đàn anh, đàn chị dần trở thành chuỗi ngày làm chủ bản thân, bán mặt cho tư sản cùng những đồng tiền đầy mồ hôi sương máu. Danh tiếng về tài năng của anh càng bay xa, những mối làm ăn lớn càng đổ dồn về. Cho tới khi các Đại Hiền giả dần dần xoá bỏ nghệ thuật ra khỏi cuộc sống thường ngày, những tiêu chuẩn về thẩm mỹ càng ngày càng hạ bậc, cho tới khi những gì tinh túy và đẹp đẽ nhất của con người anh bị chà đạp khắc nghiệt. Những ngày dầm mưa dãi nắng đi vuốt mũi cho khách, sửa từng li từng tí một trên tấm bản thảo ngày càng công nghiệp hoá, tinh thần anh ngày càng tụt xuống đáy sâu bể lặng vô bờ. Sau tất cả, Kaveh sẽ trở về một căn nhà không thực sự là " nhà ", trở về nơi che mưa chắn gió nhưng không chút hơi ấm ấy. Anh sẽ nấu ăn trong căn bếp nhỏ không chút hơi người, ăn trên chiếc bàn gỗ rộng lớn một mình, trở về chiếc phòng ngủ chỉ đơn giản để ngủ cho qua ngày. Kaveh sẽ sống, sống mà như đã chết, ngọn lửa cháy bừng trong anh chỉ còn đốm than hồng nhỏ bé.

Một ngày bình thường như bao ngày, anh nhận được thư mẹ, người đã đi thật xa đến Fontaine rộng lớn ấy, người thân duy nhất còn lại trên đời của anh. Và rồi người duy nhất ấy cũng trở thành của người khác, phong thư là tờ thiệp cưới cho tình yêu vô bờ của hai trái tim chung nhịp đập, một minh chứng cho hạnh phúc của tình yêu đôi lứa, cũng là minh chứng cho hạnh phúc gõ cửa nhầm nhà. Kaveh đến tham dự trong bộ trang phục long trọng nhất mà anh có, nhìn mẹ cười tươi như nắng hạ khi ôm cổ người đàn ông kia, nhìn người thân duy nhất của mình rời bỏ mình mà đi. Nhưng anh không được khóc, anh biết anh không thể khóc khi mẹ cuối cùng cũng có thể buông bỏ, rằng mẹ đã tìm được cho mình một mái ấm mới tốt hơn bao giờ hết. Kaveh chợt nhận ra mẹ chưa bao giờ thuộc về anh, bà tự do hơn ai hết và tuyệt vời hơn bất cứ ai, và anh phải để mẹ rời đi, rời khỏi nỗi đau đã đeo bám bà hơn nửa cuộc đời ấy. Kaveh từ chối lời mời ở lại, thanh thản hơn bao giờ hết. Anh đã chẳng còn cái được gọi là " nhà ".

Cho đến khi Kaveh một tay dựng nên Cung điện Alcazarzaray, nợ nần chồng chất đến không một xu dính túi, chỉ có thể nuốt rượu qua ngày đã là một quãng thời gian rất lâu về sau. Khi anh trầm mình trong men rượu và hơi cồn xộc thẳng lên mũi, men cay làm mắt anh nhoè đi trong ánh đèn vàng ấm, chìm thật sâu trong chiếc bàn đặt ẩn nơi góc nhỏ quán Lambad, giữa cái lâng lâng và mông lung của chất cồn cay khàn cổ họng. Trong cơn mê màng ấy, bộ não mệt mỏi của anh dần trở về quá khứ, về những miền đất hứa mênh mông và bát ngát khi xưa, nơi anh chưa từng biết đến đau khổ, để khi trở lại hiện thực, cú sốc tê dại lôi anh bật dậy khỏi cơn đê mê. Có chết anh cũng không bao giờ quên được mái tóc màu khói ấy, những sợi xám bạc đan xen vào nhau, điểm thêm sắc trắng ngỡ ngàng như để tạo điểm nhấn. Đôi đồng tử hai màu, sắc xanh lục như màu lá ngày hạ điểm thêm vòng elip cam đỏ như cát sa mạc cuối ngày ấy nhìn xoáy sâu vào tâm hồn anh. Tựa như chưa từng biến mất khỏi thế giới nhỏ bé này, chưa từng đâm thủng lỗ chỗ trái tim anh, chưa từng rời xa chẳng câu tạm biệt. Đôi mắt ấy nhìn thấu tất cả, nhưng chẳng thốt lên lời, vẫn luôn im lặng như vậy, chờ anh cất tiếng. Đôi mắt ấy như niệm câu thần chú lên người anh, khiến toàn thân bất động.

Và rồi, cậu nhóc khi xưa ngồi xuống, nơi đối diện, hệt như lần đầu gặp mặt nhau. Vẫn dáng ngồi thẳng tắp mà nghênh ngang, trên tay cầm cuốn sách dày cộm mà anh sẽ chẳng bao giờ quan tâm tới, vẫn khuôn mặt chẳng chịu biểu lộ cảm xúc nào. Nhưng cơ thể kia đã biến hoá quá nhiều, một hình thể đầy sức trai đôi mươi, mạnh mẽ như vũ bão và to lớn như diều hâu, những đường nét non trẻ nay biến mất hẳn khỏi con người ấy, chẳng còn đọng lại gì. Chỉ việc ngồi xuống thôi, Kaveh cũng đã bị đánh bật về hồi ức, về những kỉ niệm mà khi nhắc tới chỉ còn lại vị chua của chanh và đắng của mướp. Chỉ một hành động nhỏ vậy thôi, đã đủ khiến nước mắt tuôn trào khoé mi, chảy ướt hai gò má. Khi cậu vẫn giữ những thứ đầy đặc trưng như thế suốt bao lâu nay, anh lại cay đắng nhận ra mình đã thay đổi quá nhiều, trong tay không còn là cây bút cùng những tấm bản thảo và sách tham khảo dày cộm, tay anh chỉ có ly rượu đã cạn, trên mặt bàn là những vỏ chai lăn lốc. Có lẽ anh là một kẻ ủy mị, dễ mít ướt và hay bốc đồng. Đó là sự thật, là cơn say hay chút nhung nhớ thuở nào khiến anh phun ra luồng cảm xúc bất tận ấy? Kaveh chẳng còn quan tâm nữa, anh để mặc mọi thứ diễn ra, để mặc sự chát chúa trào ra khỏi lồng ngực, để những giọt lệ rơi ướt tay áo. Tất cả những thứ cần nói hay không cần nói, cần giấu kín hay không giấu kín cứ thế ùn ùn như bão lũ đổ ra, lấp đầy cả một khoảng không vô hình giữa hai người. Tại sao, tại sao hy vọng và khât vọng lại đau đến thế?

Đến khi cả hai đã bước ra khỏi cửa, để lại đằng sau tiếng reo hò, cười đùa cùng hơi rượu cay nồng trong không khí, để cái lạnh của sương đêm thấm đẫm da thịt, mặt trăng đã qua đỉnh đầu. Ánh trăng sáng khác màu nắng, những dải lụa trắng ấy đan xen trong màn đêm tĩnh mịch, luồn lách trong không gian, phủ lên mặt nước sắc bạch kim lấp lánh. Ánh trăng mờ ảo chiếu lên mặt đường trắng sứ, lên những cột đèn đường kiểu cách, lên những ngôi nhà gần xa. Kaveh nhìn theo ánh trăng, như nhìn thấy lý tưởng vô vọng, nhìn thấy chút hư ảnh của cái gọi là " nhà " ẩn hiện trong đêm tối, qua những ánh đèn đường hắt hiu chiếu lên khung cửa từng căn nhà. Anh nhắm mắt, nghe được tiếng gió thổi vi vu, tiếng lá đung đưa xào xạc, tiếng thở đều trong mỗi căn nhà và tiếng tim đập ấm nồng trong lồng ngực. Anh biết Al-Haitham đang nhìn anh, anh vẫn luôn biết.

Trong ánh nhìn cẩn trọng và tỉ mỉ ấy, người đã từng cho anh cảm giác của một mái ấm, một mái " nhà " chậm cất tiếng:

- Trải nghiệm với lý tưởng đã cho anh những gì?

Kaveh bình thản hướng đôi mắt còn sưng đỏ về phía hình bóng trộn lẫn quá khứ và hiện tại ấy. Trong đôi mắt là vực sâu không đáy ánh lên đốm lửa đỏ, nụ cười nở rộ trên môi. " Nhà ".

₫@^μ>\@'/πΠ@'?

Có một nỗi ám ảnh luôn chực chờ trong lòng Kaveh, nó cuộn xoáy và xoay vòng trong tâm trí anh không ngừng nghỉ, bất ngờ xuất hiện trong chớp nhoáng rồi im ỉm lặng xuống khi anh còn đang mơ hồ. Al-Haitham có thể nhận thấy một phần hiện diện của nó, như một khối u ác tính không chịu buông tha cho nạn nhân mà càng ngày càng mọc lan ra khắp cơ thể. Cậu không thể xác định chính xác thứ đó là gì, phải chăng là một niềm hy vọng lấn át cả kỳ vọng hư ảo, một giấc mộng ùn ùn như bão lũ kéo đến hoá thành thứ ác mộng dai dẳng ngày qua ngày? Điều gì đã khiến anh phải lao tâm khổ tứ đến mất ăn mất ngủ, chỉ còn biết hành hạ dày vò bản thân đến khi tạm quên nó đi? Cách Kaveh suy nghĩ luôn là một vấn nạn đáng lo ngại của cậu, anh luôn tự hạ thấp bản thân nhưng cũng tự tin đầy bất ngờ, anh trao tặng lòng tốt cho người khác nhưng mong chờ cái đau đớn khổ cực sẽ đến với bản thân. Kaveh ước những gì tốt đẹp nhất sẽ đến với người xung quanh, nhưng bản thân anh lại cảm nhận được sự cứu rỗi trong cái đoạ đày. Anh hy sinh tất cả cho lý tưởng vĩ đại của mình, bất chấp sự cười nhạo và chê bai, dò xét và soi mói của người xung quanh, dù có nhận lại trái đắng và xây xát đầy mình cũng cố bước tiếp.

Kaveh luôn cố làm chủ chính mình, tự chủ, như anh đã nói, là thứ duy nhất mà anh còn giữ trong tay. Dù biết việc cậu mời anh về sống chung không đơn thuần vì lòng tốt, Al-Haitham không làm điều thừa thãi và đó là tác phong làm việc của cậu, nhưng anh vẫn cố dồn hết việc nhà vào tay mình với cảm giác tội lỗi tràn đầy trong tim. Anh không thể chịu đựng được việc thiện nguyện mà người khác dành cho mình, sự áy náy và đau khổ luôn vẩn vương trong tâm tria anh, đè nặng xuống bờ vai rồi đáy lòng, kéo anh chìm dần. Kaveh không thể đơn giản chấp nhận chuyện nộp tiền trọ, anh cảm thấy chỉ tiền là không đủ để đáp trả lại phần ân tình này. Đó là lí do anh ôm đồm mọi thứ vào tay, từ việc quét dọn, nấu nướng, giặt giũ đến chăm lo, sắm sửa và tân trang căn nhà này. Anh làm tất cả những gì có thể, kiểm soát chặt chẽ những thứ mình nắm trong tay, không bao giờ đi quá giới hạn. Sự tự chủ của anh khiến Al-Haitham nhiều lúc cảm thấy đau nhói, tựa như bị ai đâm một nhát dao vào lồng ngực. Nhưng cuối cùng, cậu vẫn chẳng nói lấy một lời, mặc kệ anh muốn làm gì thì làm, dù sao thì căn nhà này đã cho anh một nơi để che mưa chắn gió. Vậy là đủ rồi.

Tuy khi mới bắt đầu chung sống trong một không gian đủ lớn, lối sống và sinh hoạt của hai người có chút khác biệt, dù sao thì công việc của cả hai cũng khác lĩnh vực, không thể ngày một ngày hai mà quen được. Đôi lúc Al-Haitham thức dậy và bước ra khỏi phòng, cậu sẽ bị khựng lại khi cảm nhận được sự hiện diện của người khác trong nhà, rồi tự mình đính chính lại tình hình và lui vào phòng tắm để sửa soạn. Nhiều khi Kaveh tỉnh dậy, anh sẽ giật mình khi thấy trên đầu mình là trần nhà trắng sữa mà không phải trần sàn gỗ nâu của quán Lambad, rồi anh sẽ dậy nấu bữa sáng cho hai người. Đôi khi ra khỏi nhà và chạy vèo đi gặp khách hàng, Kaveh thường phải ngó kĩ xung quanh để khẳng định chắc chắn những gì anh nhớ là đúng, cẩn thận chọn đường đi ít người ra thật xa căn nhà kia mới chậm lại bước chân đến điểm hẹn. Có vài lúc Al-Haitham từ Giáo Viện trở về, cậu sẽ nhìn thấy dáng người thanh mảnh sắc vàng nắng cùng chiếc khăn choàng đỏ rực ngồi trước bệ cửa mà vẽ gì đó trong cuốn sổ cũ sờn, cậu chỉ có thể thở dài rồi lấy từ trong túi bên hông hai chiếc chìa khoá bị móc vào nhau, tiến lại gần đá mông người kia trong khi giả điếc trước những tiếng càu nhàu mắng nhiếc và mở cửa nhà cho cả hai. Những tối phải làm việc và chỉnh sửa bản thảo cho khách, Kaveh sẽ đôi khi quên mất bản thân đang ở đâu mà lỡ làm ồn, đoi khi còn phải thức đêm mà làm khiến cho không chỉ anh mà cậu cũng mất ngủ, mặc dù có đeo tai nghe thì tần suất âm thanh cùng độ rung va chạm trong không khí và mặt đất cũng khiến cậu trằn trọc. Những đêm ra ngoài tụ họp ở chỗ Lambad rồi uống say bí tỉ, Al-Haitham luôn là người nhận nhiệm vụ trả tiền cho cả hai rồi xách anh về. Lúc đầu mọi người còn bỡ ngỡ, sau cũng quen dần với cảnh ngài Quan Thư ký của Giáo Viện tay không vác Kiến trúc sư thiên tài phái Kshahrewar ra khỏi cửa nhẹ tênh.

Sau một quãng thời gian quen dần với nhịp sống của người kia, cả hai đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, cũng đã thuộc lòng những quy tắc riêng của người còn lại. Mỗi sáng thức dậy, Al-Haitham chỉ việc bước ra khỏi phòng ngủ với mái tóc rối bù, tiến vào phòng bếp và ngồi xuống bàn ăn, ngay lập tức sẽ có một cốc cà phê màu lục ấm nồng đặt ngay trước mặt cùng một đĩa thức ăn được thay đổi theo ngày, sau đó là dáng người mềm mại ngồi xuống đối diện bắt đầu thưởng thức bữa sáng. Trước khi Kaveh bước ra khỏi cửa cho công cuộc xử lý yêu cầu hà khắc của khách hàng, anh luôn nhìn thấy khuôn mặt bình chân như vại đang cúi đầu đọc bất cứ thứ tri thức nào trong tay với đĩa thức ăn còn dở trên bàn, mái đầu xám ấy luôn thể hiện mình chăm chú vào bất kì nội dung gì trên trang giấy, nhưng khi anh vừa mở cửa chuẩn bị rời đi, sẽ luôn có tiếng chào bình thản cất lên trước khi cánh cửa lớn đóng lại. Mỗi khi Al-Haitham trở về nhà sau một ngày làm việc nhàm chán và đơn giản, nếu không phải bóng người ngồi trên bệ cửa cùng cuốn sổ sketch, thì là tiếng chổi ma sát với mặt sàn gỗ vang lên trong căn nhà ngập tràn ánh sáng, bóng người nhỏ nhắn ríu rít như những chú chim Thiên Đường kể chuyện hoặc phàn nàn bất cứ điều gì trên đời ngay khi nhìn thấy cậu sau tiếng mừng trở về thân thuộc. Mỗi khi Kaveh trở về sau cuộc tranh luận vô nghĩa với khách hàng về bản thảo hoặc những chuyến thực nghiệm cho công trình sắp tới, chỉ cần mở cửa trong cái mệt mỏi và rã rời về cả tinh thần và thể xác, trên bàn trà giữa phòng khách luôn đặt một đĩa trái cây thay đổi theo mùa cùng bóng người to lớn ngồi dựa lưng vào ghế bành đầy thoải mái, khi ấy anh sẽ lặng lẽ ngồi xuống phía đối diện và từ tốn đặt xuống những đồ mang theo, để Mehrak sang bên cạnh ở chế độ ngủ, ăn chút trái cây cùng chút nước đã được để sẵn bên cạnh rồi mới bắt đầu kể chuyện mặc kệ người kia có nghe hay không (anh khắc chắc là có). Mỗi buổi tối hiếm hoi mà cả hai đều rảnh, Al-Haitham luôn yên lặng ngồi trên ghế bành đọc sách về thứ kiến thức mà khá chắc là ngoài trừ cậu thì không ai rảnh để nghĩ tới nó, Kaveh thì ngồi phía đối diện với cuốn sổ vẽ trên tay khi loay hoay phác hoạ bất cứ ý tưởng gì nảy ra trong đầu. Đôi lúc hai người sẽ uống chút rượu, bàn luận về đôi ba chủ đề với góc nhìn đối nghịch, thậm chí có lúc sẽ căng thẳng đến mức tức giận (chỉ mình Kaveh thôi) mà cãi tay đôi. Đôi lúc hai người sẽ tranh luận rồi chí choé như hai đứa trẻ to đầu, có khi còn vung nắm đấm về phía đối phương nhưng có chừng mực. Tuy nhiên, chỉ ngay sau đấy thôi, khi cả hai đã bình tĩnh lại, Al-Haitham sẽ tự tay nấu một nồi thịt hầm mà cậu đặt tên là " Tình Huống Lý Tưởng " cho anh, và Kaveh sẽ đưa cậu một mô hình thủ công nhỏ về những công nghệ kỹ thuật mà anh bắt gặp khi đi khảo sát địa hình ở nhiều nơi khác nhau.

Lâu dần, cả hai hình thành nên những thói quen khó bỏ. Hai người không còn ngồi đối diện nhau mà dần thoải mái ngồi cạnh nhau thư giãn, Al-Haitham sẽ yên lặng đọc sách trong khi anh dựa đầu vào vai cậu, tay anh không phác thảo thì gảy vài điệu nhạc với cây đàn lia gỗ, anh sẽ ngân nga vài câu hát mình nghe được ở Cảnh Ormos hay từ lũ trẻ ở làng Gandharva khi đi thăm Đội trưởng Kiểm lâm Tighnari và Collei. Những ngày nghỉ thảnh thơi, Kaveh sẽ kéo cậu ra khỏi nhà để đi chợ hoặc xuống Đại Khu Bazaar với lí do vận động xương cốt, anh sẽ kéo tay cậu đến từng gian hàng để chọn lựa từng món hàng, cậu sẽ để mặc anh dẫn mình tới đâu mà chăm chú đọc cuốn sách trên tay. Những đêm Al-Haitham không thể chịu nổi tiếng anh thức làm bản thảo thêm nữa, cậu sẽ xông vào phòng anh rồi lôi anh ra như một chú bò mộng, mạnh mẽ vác Kaveh sang phòng mình rồi thả anh xuống giường mà cuốn chăn lại, cứ thế mặc kệ tiếng kêu bên tai rồi ôm anh đi ngủ dù biết sáng hôm sau sẽ bị càu nhàu. Những khi cậu bị ép phải tăng ca về muộn, sau bữa tối no nê, Kaveh sẽ kéo cậu xuống ghế rồi đặt đầu cậu lên đùi mình, đưa bàn tay thon gọn vuốt ve mái tóc xám bạc đầy trìu mến, lắng nghe từng vấn đề của Al-Haitham trong yên lặng, nhẹ nhàng không tiếng động ru cậu vào giấc ngủ êm đềm. Nhưng dù vậy, thật khó để nói rằng hai người chỉ là bạn cùng nhà, sự thật rằng mối quan hệ của hai chưa có gì thay đổi chỉ khiến mọi thứ ngày càng rối rắm. Rõ ràng có một mối liên kết bền chặt, có một thứ cảm xúc đang bao trùm lấy không gian này, những hành động cử chỉ thân mật, những cái nhìn dịu dàng và trìu mến, những cái ôm nồng cho giấc ngủ bình yên. Thứ tình cảm vô hình nắm chặt hai trái tim nhưng dường như thật xa cách, không ai đủ dũng khí để mở lời, hoặc ít nhất là anh nghĩ vậy.

₫@^μ>\@'/πΠ@'?

- Tôi yêu anh.

Một câu nói thay lời chào, ngay khi Kaveh vừa trở về nhà sau cuộc tranh luận mệt mỏi với khách hàng. Câu nói ấy làm anh chết sững ở ngay cửa, toàn thân anh tê dại và lạnh toát kể cả khi đang giữa mùa hè chói chang, não anh như dừng hoạt động ngay khi nghe trọn vẹn câu nói ấy. Tựa như một lời nguyền dai dẳng và độc ác đang nhăm nhe nuốt chửng lấy tất cả, và anh phải cử động, Kaveh phải đáp lại lời nói kia, anh biết mình phải làm vậy. Nhưng dường như không thứ gì có thể thoát khỏi ánh mắt sắc bén kia, sự chần chừ của anh dường như đã được lý giải hoàn toàn chỉ trong giây phút, điều mà anh sợ nhất cuối cùng đã xảy ra.

- ...Ý em là sao?

Anh rụt rè nhìn về phía cậu trai năm nào nay đã trưởng thành, mái đầu xám bạc với vệt trắng nơi đuôi tóc giờ đã cao hơn cả anh. Nhìn rõ sự kiên định trong đôi mắt xanh lục viền cam đỏ luôn hướng thẳng về phía trước ấy, cảm nhận rõ thứ cảm xúc nay đã thành lời hằn sâu trong hai đồng tử sâu thẳm. Anh vốn đã lờ mờ nhận ra nhưng không dám xác định. Kaveh biết ngày này rồi sẽ tới, anh sẽ phải đối mặt với nó, đối mặt với thứ tình cảm mà anh đã chạy trốn bao năm trời.

- Anh nghe rõ lời tôi nói, anh vẫn luôn biết điều đó, Kaveh.

Al-Haitham nhìn thẳng vào mắt người đối diện, môi vô thức mím chặt thành một đường. Cậu tin anh không phải kẻ hèn nhát, cậu quá hiểu anh để có thể suy đoán sai. Hoặc có lẽ cậu đã nhầm.

- Haitham... Anh quý em... như người thân trong gia đình...

- ...Vậy tại sao anh lại khóc?

Kaveh đưa tay lên, khẽ chạm vào gò má đã ướt đẫm từ khi nào, những giọt nước mắt tuôn rơi như muốn nhấn chìm tất cả xuống đáy biển sâu. Anh không thể xác định thứ cảm xúc trong lòng, mọi suy nghĩ rối tung lên thành một mớ bòng bong và đầu anh thì đau điếng người. Kaveh không nhận ra mình đang khóc, cho đến khi cậu lên tiếng. Cổ họng khô khốc như sa mạc cằn cỗi và điên dại. Anh chỉ biết bần thần đứng đấy, cùng đống hổ lốn của cảm xúc lẫn lộn, nhịp tim đập dồn dập bên tai như muốn vỡ tung thành ngàn mảnh.

- Kh-Không... Không...

Những tiếng nói vỡ vụn khó khăn thoát ra khỏi cuống họng quặn thắt, anh thấy khó thở như bị ai bóp nghẹn lại. Cần phải thoát ra, anh cần phải thoát ra, Kaveh cần phải thoát ra khỏi đây! Anh không thể để nó lặp lại, anh không thể để mọi thứ một lần nữa đổ sụp và tan tành, anh không thể... anh không thể chịu được nữa... Làm ơn, làm ơn đây chỉ là một giấc mộng, một cơn ác mộng! Thật điên rồ, thật quái lạ, phải chăng anh đang mơ? Phải chăng anh đã không còn đủ tỉnh táo nữa? Anh đã điên thật rồi sao?

- Kaveh.

Một bàn tay ấm áp bao bọc lấy tay anh, một cái nắm thật chặt kéo anh về thực tại. Tựa như ánh trăng hiền dịu giữa trời thu mát lành, bàn tay ấy dẫn anh về phía trước, kéo anh ngồi xuống chiếc ghế banh thân thuộc. Bàn tay ấy ôm gọn lấy tay anh, khẽ xoa dịu đi những tiếng thét gào điên cuồng trong đại não.

- Kaveh.

Giọng nói trầm ấm quen thuộc ấy lại cất lên, nó đang gọi tên anh, tên của anh. Và Kaveh như bừng tỉnh khỏi cơn ác mộng khốn khổ, nước mắt chẳng thể ngừng rơi, tầm mắt anh mịt mờ và trống rỗng. Anh cúi gằm mặt, mặc kệ những giọt lệ thấm đẫm cổ áo và khăn choàng, bàn tay run rẩy siết chặt lại.

- ...Không được đâu em.

- Nói tôi biết đi, Kaveh. Lý do vì sao chúng ta không thể.

Kaveh im lặng, dường như chẳng thể thốt thành lời. Có quá nhiều suy nghĩ bủa vây trong đầu anh. Kaveh cười thầm với vẻ kiệt quệ, anh thậm chí còn chẳng thể nghĩ cho ra hồn. Tại sao anh lại trốn tránh, tại sao lại đến mức này? Kaveh nghĩ rằng mình biết, và cũng không muốn mình biết.

- Cho tôi một lí do để từ bỏ đi, Kaveh.

Giọng nói ấm áp ấy bao trọn lấy tai anh, chậm rãi và thoải mái. Kaveh không cảm nhận được dù chỉ một chút bất bình trong đấy, tựa như một câu hỏi rất đỗi bình thường cho trẻ nhỏ, như cách giáo viên hỏi 1+1 bằng mấy và chờ học trò trả lời. Anh lấy hết can đảm nhìn lên, chớp mắt để gạt bỏ những giọt lệ đang cản trở tầm nhìn, đối diện với đôi mắt thu hút nửa hồn anh.

- ...Sợ.

- Ừ?

- Anh sợ...

Kaveh nói với vẻ không chắc chắn, dường như không quá bằng lòng thoả hiệp.

- ...Anh không muốn phải mất đi ai nữa. Quá đủ rồi, Haitham, quá đủ rồi.

Những giọt nước mắt lại lăn dài trên má anh, không có dấu hiệu dừng lại. Al-Haitham siết chặt bàn tay mình, như để cổ vũ anh tiếp tục.

- Anh sợ mất đi những người mình thân thuộc... Anh sợ mất em.

- ...

Cậu không trả lời, yên lặng chờ anh tiếp tục.

- Anh đã kể với em... chuyện về cha... Sau khi chúng ta chia cắt, anh đã nhận được thư của mẹ... Bà ấy đã tìm được người để dựa dẫm cả đời...

Kaveh lại cúi đầu, đôi mắt anh trống rỗng.

- Mẹ đã vượt qua được quá khứ, và anh rất vui mừng cho bà... Anh không muốn thấy mẹ phải đau khổ... Nhưng rồi...

Nhưng rồi... Kaveh ngừng lại. Anh đặt bàn tay còn lại lên trên hai bàn tay đang nắm chặt của cậu.

- ...Anh cảm thấy như bị bỏ lại. Tất nhiên anh biết điều đó không đúng! Nhưng cảm giác khi người thân cuối cùng của mình rời đi, ở một nơi xa thật xa, tận chân trời...

Kaveh thở hắt ra, tiếng thở như rũ bỏ tất cả cùng một lúc. Anh nhắm mắt lại.

- ..." Nhà ". Anh luôn mơ ước về một mái nhà... Em biết đấy, một nơi để trở về. Một nơi để rũ bỏ mọi cảm xúc tiêu cực, một nơi dành riêng cho bản thân, một nơi được là chính mình... Nhưng liệu anh có xứng đáng với điều ấy không? Anh, Kaveh, có đáng để được yêu thương không?

Kaveh rụt tay lại, để sau lưng. Bờ môi hồng mím chặt lại, đầu quay sang một bên như để tránh người trước mặt. Anh cảm thấy tay mình như bị bỏng, và bản thân mệt rã rời như vừa bị rượt đuổi cả ngày dài. Rồi anh đứng bật dậy, trong sự im lặng của Al-Haitham, trong cái đắng ngắt của cuộc sống. Không nhanh không chậm tiến về phía cửa phòng của riêng anh, không chút vội vã mà mở cửa phòng, không ngó lại nhìn, không tiếng động. Kaveh biến mất sau cánh cửa phòng.

Trong bầu không khí tĩnh lặng, những mảnh vỡ của trái tim đập liên hồi rơi xuống sàn đất lạnh căm.

___________________________________

Tôi quay trở lại rồi nè.
Xin lỗi vì lâu ngày không gặp, đọc cmt thấy có người nói ngược cả Kaveh nữa mới công bằng nên chương này xuất hiện nè.

Xin lỗi vì khum trồi lên trong một khoảng thời gian dài, tôi tặng mọi người gần 13k từ cho hoan hỉ hoan hỉ, hạnh phúc sum vầy luôn nhé.

Mọi người có muốn ra phần 2 không? Nếu có thì nói tôi hay nhe.

À với cả, tôi đang cần người giúp beta truyện ấy, kiểu đọc qua bản thảo xong sửa chính tả giúp. Tất nhiên là không công vì tôi nghèo, xin lỗi nhiều huhu. Nhưng mà nếu ai có hứng thú thì có thể nhắn tin tôi, link Fb có ở wall nhé. Tại dạo gần đây không biết sao mà chất xám của tôi kéo ra nhiều quá, dạo này cũng bận nên tôi không thể dành thời gian tự beta lại hết những chương cũ và mới được.

Nếu ai làm cảnh sát chính tả đọc chương này và phát hiện lỗi, thì tôi chân thành xin lỗi và làm ơn đừng bắt tôi về đồn huhu, khi nào rảnh tôi hứa sẽ beta lại.

Cảm ơn mọi người đã ủng hộ truyện tôi đến tận bây giờ.

P/s: Có ai ship Neuvithesley không? Tôi đang đu và có ý định viết oneshot cho thuyền đấy.

Update: để hỏi thui á, mọi người nghĩ sao nếu tôi viết truyện có yếu tố kinh dị? À với cả tôi có nên viết chương có yếu tố R18 hẳn không? Tại tôi có ý tưởng mà không biết nên viết hay không, nếu mọi người thấy không thích thì cứ thoải mái cmt nhé.

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenHHH.com