Furcidisum Thien Duong Phep Thuat
Tháng Tám, 12.59' GMT* (20.59' giờ địa phương). (*GMT là Giờ Quốc tế, cũng là hệ giờ của Vương quốc Anh. Sóng thần tấn công các nước trong vùng vào những giờ địa phương khác nhau. Vì thế để xác định thời điểm thống nhất, người ta sử dụng Giờ Quốc tế.)Một trận động đất dưới biển cực mạnh xảy ra ngoài khơi Thái Bình Dương. Đặc biệt là nơi giao nhau giữa dòng biển lạnh Oyashio gặp dòng biển nóng Kuroshio. Các rung chấn kéo dài suốt bốn phút đồng hồ. Trước đó, ở Việt Nam cũng liên tục xảy ra những rung chấn từ nhỏ đến lớn như động đất nhẹ từ tháng trước, nhiều nơi trên thế giới nhận chấn động tương tự, ở Mỹ còn xuất hiện vòi rồng. Với chúng ta có thể cơn rung chấn ấy không khác gì ngồi trên một chiếc máy massage. Nhưng cơn địa chấn phá vỡ một mảng đáy biển, khiến hàng tỷ tấn nước biển bị đẩy ngược lên. Và khởi phát một con sóng thần cực lớn chạy ngang Thái Bình Dương với tốc độ phản lực.13.30' GMT Các nhà khoa học ở Trung tâm Cảnh báo Sóng thần Thái Bình Dương đặt tại Hawaii, cách đó 6.61 kilomet mới biết về trận sóng thần này khi nó vừa khởi phát. Theo ghi nhận của các khí cụ, trận động đất có cường độ 7 độ Richter, và là trận động đất mạnh thứ ba trong lịch sử. Và lúc đầu, các nhà khoa học không nghĩ rằng sóng thần sẽ được tháo cũi. Đến khi họ đưa ra cảnh báo thì đã quá muộn. Và tương tự như bệnh dịch, nạn đói, thiên tai, mọi thảm họa đều bắt đầu từ việc con người phớt lờ những nhà khoa học. 13.39' GMT Ba mươi phút sau trận động đất, con sóng đầu tiên ập vào phía Nam Thái Bình Dương phăm phăm lướt lưỡi đao khổng lồ của biển cả tiến tới Shikoku, Kyushu. Ngoài biển, sóng thần di chuyển rất nhanh nhưng chỉ cao chừng ba tấc. Nhưng càng vào gần bờ, tốc độ của nó càng giảm xuống, kẻ khổng lồ trọng lượng to lớn dần, gã ngóc dần cái đầu lên cho đến lúc cao bằng tòa nhà ba tầng. Gã đạt được hình dạng to lớn nhất vào thời điểm 21.30' giờ địa phương. Các nhà địa lý gọi gã khổng lồ này là sóng thần (tsunamis) - tiếng Nhật tsu là cảng còn nami là sóng. Người dân ven biển nhìn thấy bức tường nước dựng đứng xuất hiện ngoài khơi. Tuy nhiên cơn sóng thần này không gây ra thiệt hại gì nhiều, nó chỉ tóm lấy những dãy nhà, xếp lại hình dạng ngôi nhà, kéo nó đi hàng trăm mét trên đường phố rồi lại trả về chỗ cũ. Gã khổng lồ lịch sự tới nỗi giật phăng khăn ăn đi êm ru tới độ bữa sáng trên bàn không hề dịch chuyển!15.50' GMT Bỏ lại Nhật Bản, sóng thần tiếp tục hành trình hủy diệt của mình và hướng vào miền Tây nước Mỹ, tới thẳng Alaska. Sự chuyển hướng này gọi là hiệu ứng Coriolis nói rằng chuyển động của chất lỏng hoặc chất khí (ví dụ nước hay không khí) sẽ có xu hướng lệch sang bên phải khi hướng lên phía Bắc nếu nó xảy ra ở Bắc bán cầu. Những cư dân ở đây đều không hề nhận ra tai ương sắp tới. Tại sao trước những thảm họa, biển lại yên ắng đến vậy. Quả thực, trước đó trên bờ chỉ có những động vật lục đục tự thực hiện cuộc chạy trốn của mình, trên trời những chú chim bay đi lánh nạn hàng đàn, đan kín tưởng chừng như đại dịch châu chấu. Đến con kiến nhỏ bé nhất cũng ý thức được sự phẫn nộ từ đất mẹ trước cả con người. Họ ngạc nhiên thấy nước biển đột nhiên rút mạnh ra xa, nhưng không một ai biết đó là dấu hiệu tai ương. Nhiều người còn chạy ra biển để nhặt sò và những con cá mắc cạn. Vài phút sau, con sóng đầu tiên xông tới, đem theo hàng triệu tấn nước. Thật bi thảm! Những hỗn độn mang theo bùn đất, đồ đạc, tường gạch, vụn lở, xác ô tô, thanh giáo, cây cối chen chúc nhau trong bàn tay gã khổng lồ. Gã là vô tính, vô tình, gã cứ thế mà quật ngã mọi vật để tiếp tục hành trình định sẵn. Mặt đất như tuyệt vọng trước khoảng trời thăm thẳm. Chung quanh là làn nước dữ tợn, nó chuyển hình, nhưng càng hung tợn hơn. Dưới chân nó chỉ có chảy trôi và sụp đổ. Một đại dương, đã từng đón nhận tất cả những gì loài người vứt xuống. Giờ đây quay lại chứng minh điều đó. Nó chỉ khác chúng ta là không có sự công bằng và khoan dung tối thiểu mà thôi. Biển cả ở đây là chuỗi nhân quả cay nghiệt của thiên nhiên. Nơi chúng ta từng tống khứ thẳng nước cống bẩn thỉu kinh người xuống biển, dẫn nguồn cho rò rỉ kim loại độc hại, như thủy ngân và chì, từ các nhà máy, hầm mỏ và tàu bè vào đại dương, vứt hàng tỷ tấn rác - túi nilông, chai lọ, vỏ hộp và hàng trăm thứ rác thải khác - xuống nơi chúng ta bắt đầu từ biển mỗi năm. Trong đó 5 triệu tấn là từ các tàu thuyền trên biển. Con người tàn tệ với thiên nhiên quá, họ còn làm phiền nó với thứ họ gọi là ô nhiễm tiếng ồn, với tiếng động ồn ào từ tàu bè, từ việc khoan xuống đáy biển và thử nghiệm các loại vũ khí mới dưới nước. Và thế là biển cả quay trở lại tống khứ con người. Biển cả, đó là sự khốn khổ mênh mông. 16.00' GMT Băng tới California, sóng thần tấn công vùng duyên hải miền tây nước Mỹ chỉ ba giờ sau động đất. Con sóng đầu tiên xô tới không ai hay ai biết. Trong khoảng từ 5 tới 40 phút sau, sóng dồn dập ập vào. Vấn đề là khi sóng thần đánh vào mũi Victoria tại Canada, nó đột ngột đổi hướng và ngoặt quanh đảo. Vì thế, bờ biển California, nơi tưởng chừng như an toàn, đột nhiên lại nằm ngay đường đi của con sóng. Những con voi kéo gỗ dường như cảm nhận được tai họa đang đến. Chúng bắt đầu có những hành động kỳ quặc, giậm chân thình thịch rồi dứt xích chạy trốn. Có lẽ những cái đệm thịt đặc biệt ở chân voi giúp nó cảm nhận được những rung chấn dưới lòng đất, rất lâu trước khi con người có thể nhận ra. Sóng thần tràn qua vùng vịnh, mọi người hoảng hốt bám vào những cây cọ để khỏi bị cuốn đi mất. Tuy vậy họ vẫn còn may. Thiệt hại có thể còn nặng nề hơn. Những rặng san hô ngầm quanh quần đảo đã làm giảm sức mạnh của sóng thần.Sau tai họa sóng thần, mức độ khủng khiếp của thảm họa bắt đầu được thống kê. Hàng ngàn người chết, nhiều làng mạc bị xóa sổ. Và số người chết tăng lên hàng ngày. Những người sống sót tuyệt vọng tìm kiếm người thân. Nhưng hệ thống liên lạc bị cắt đứt nên thông tin hoàn toàn bị cô lập. Hàng triệu người khác mất nhà cửa. Nhiều người mất sạch sành sanh – người thân, nhà cửa, đồ đạc và kế sinh nhai. Nước sạch, thực phẩm, lều và thuốc men là những đòi hỏi khẩn cấp. Ngay lập tức, các nước bị ảnh hưởng tuyên bố những khu vực thảm họa. Số lượng các lượt quyên góp cho một quỹ do tổ chức cứu trợ Hội Chữ Thập Đỏ thành lập đã tăng 100 lần trong tuần lễ sau khi xảy ra thảm họa. Tổng số tiền quyên góp hàng ngày cũng cao hơn 55 lần trong tuần lễ đó. Mãi đến sáu tuần sau khi thảm họa được công bố số tiền quyên góp mới giảm về mức cũ. Trên toàn thế giới, người dân đều bày tỏ sự đồng cảm bằng nhiều cách để giúp đỡ nạn nhân sóng thần. Nhưng với nhiều nạn nhân, nhất là những người sống trong vùng xa xôi hẻo lánh, sự cứu trợ vẫn chưa tới được. Họ phải sống trong ác mộng và phải mất nhiều năm trời mới có thể khôi phục lại cuộc sống và nhà cửa của mình.Thời nào cũng vậy, con người không gục ngã sau mỗi thảm họa, họ trở nên kiên cường hơn, mạnh mẽ hơn, ý chí sống của họ là trường tồn. Bỏ qua những gì một thảm họa để lại chỉ toàn nỗi đau, mất mát, cái chết, chiến tranh, trộm cướp. Điều khiến thế giới trở nên tốt đẹp hơn sau chuyến viếng thăm của Tứ kỵ sĩ là những lời cầu nguyện ngày một nhiều hơn ư? Không! Thời xưa, khi xảy ra những thiên tai mà con người không thể tự mình tránh được, những lời cầu nguyện ngày một nhiều hơn. Thiên Chúa hiện ra, phúc lành cho những ai có đức tin. Nhưng nhìn rộng ra cả thế giới, với những con người đang chung tay đồng cảm, góp sức giúp đỡ tới từ mọi tôn giáo. Có thể nói, hành động và tình yêu xuất phát từ trái tim mới là thứ khiến con người chung tay đồng lòng. Nó vượt qua các ranh giới, đất nước, sự khác biệt, sắc tộc, tôn giáo mà để trở thành một cộng đồng toàn thể tốt đẹp hơn. Điều thật sự quan trọng là ở cách chúng ta biết thương cảm, biết phải trái, biết có trách nhiệm, biết có đạo đức, từ đó biết cách cư xử, hy sinh, tận tâm, vô tư, cống hiến và sẻ chia công bằng với những người không chung dòng máu đồng đẳng, gia đình, cộng đồng và đối với toàn thể nhân loại. Đó mới cách chữa lành thế giới chúng ta đang sống. Sự đoàn kết đẹp đẽ mà chúng ta luôn hướng đến, nó xuất phát từ tin và yêu. Đó không phải vấn đề tiến lên thế giới đại đồng, đó là sự lựa chọn từ mỗi cá nhân. Chúng ta đều trở về biển cả. Do vậy trong đám đông có thể xảy ra những tình cảm trái ngược nhất, nhưng sông rồi cũng sẽ tìm về đại dương. Trong cộng đồng, dù chỉ là một tình cảm cá nhân cũng được lan truyền rất nhanh, nó như phóng xạ và mọi người đều ảnh hưởng. Từ những câu chuyện đau thương, những hình ảnh thảm họa xót lòng, ánh mắt ngây thơ của một đứa trẻ bơ vơ thôi cũng có thể làm cho chúng ta hiểu được vấn đề đạo đức hơn nhiều lời răn dạy. Đó cũng là bức ảnh đạt được giải thưởng của Hội Nhiếp Ảnh Quốc tế năm đó, nhiếp ảnh gia là một bác sĩ tên Frank Edward, theo đoàn cứu trợ tới California chụp lại được trong cuốn Nhật ký nhiều ngày và đêm của mình. Đứa trẻ đã từng trụ vững qua những hằn thù của biển cả. Nó đã đứng vững trước những con sóng thét gào, chỉ trực tóm lấy nó, cuốn trôi nó đi. Cả mặt biển tả tơi vùng vẫy quanh thân, quần áo da thịt bị cào rách bươm, xung quanh là những hoảng sợ dồn dập kéo đến không ngớt, một cánh cửa sắt ô tô hất qua thôi cũng đủ làm dấy lên nỗi sợ hãi càng lúc càng tăng. Nó như chiếc lá bèo, hấp hối, nổi trôi, chứng kiến toàn bộ cuộc báo thù điên dại của thiên nhiên. Nhưng sau tất cả, đứa bé vẫn sống. Đôi mắt của nó trong veo, đẫm nước, nhưng ở giữa cái ánh sáng từ trong đáy mắt thơ ngây ấy, người ta thấy được niềm tin từ những thiên thần. Cái vô biên của niềm tin đứng vững trước cái vô biên của biển cả. Từ hình ảnh của một đứa trẻ trong hàng triệu đứa trẻ. Chúng ta cảm thấy buồn khi không thể giúp sức cho tất cả mọi người. Đó là một bức ảnh gây bàng hoàng, bóp nghẹt cảm xúc đến nỗi nó thức tỉnh đạo đức trong mỗi người. Càng trong những thảm họa, càng thấy được giá trị của ý thức mỗi cá nhân. Trong đạo đức, phải tìm cho ra được sự hy sinh, sự tận tâm, sự vô tư, sự cống hiến và nhu cầu sẻ chia công bằng thì ta có thể nói: cộng lại chúng ta có đạo đức rất cao. Ta cũng có thể nói khi con người đồng lòng, tập hợp, chung vai, có những phẩm chất ở mức độ ngay cả các nhà hiền triết thông thái nhất cũng hiếm khi đạt đến được. Ở nơi tập thể lợi ích cá nhân bị làm mờ, và nếu ai cũng nghĩ đến lợi ích của mình thì không nền văn minh nào có thể phát triển trên hành tinh của chúng ta. Chúng ta lựa chọn hướng đi để mỗi cá nhân trở nên tốt hơn. Và từ đó loài người có lịch sử. 12.30' GMT Trên con tàu Solomon's Revolution được công nhận là con tàu thông minh nhất trên thế giới. Vậy có gì trên con tàu khổng lồ đó? Chúng ta hãy tham quan một vòng thật nhanh, trước khi hết giờ. Solomon's Revolution được thiết kế theo đặc trưng của 7 vương quốc và có 7 khu phố khác nhau trên con tàu này. Đây là kiểu thiết kế tái tạo những không gian mà bạn có thể thấy ở các thành phố. Sẽ có nhiều thứ để bạn khám phá trong nhiều ngày, nếu bạn là một người đam mê du lịch, con tàu này cũng là một đất nước trên biển. Với chiều dài 188m rộng 38m, Solomon's Revolution đang là chiếc thuyền buồm có kích thước lớn nhất, thiết kế đẹp nhất, và đắt nhất trên thế giới. Ở đây, bạn có thể khẳng định, trên mặt đất có những thú vui giải trí, ẩm thực gì thì trên Solomon's Revolution cũng có. Tất cả thủy thủ trên tàu đều được xác định "hợp lệ" bằng việc đăng ký sử dụng một ứng dụng di động GPS trên biển có tên là "Harmony", cho phép họ tải lên một "mã QR bảo mật an toàn" vào tài khoản cá nhân trước khi đến. Bạn có thể trực tiếp đến cabin sau khi quét mã.Bạn sẽ chẳng thể có một giây rảnh rỗi khi đặt chân đến con tàu buồm lớn nhất thế giới này. Bởi Solomon's Revolution chứa một thế giới giải trí cực kỳ phong phú: từ hàng loạt các buổi biểu diễn của Flamingo Broadway, chương trình thể thao dưới nước như hồ bơi, xoáy nước, mô phỏng lướt sóng, những cây cầu trượt nước lớn chẳng khác gì công viên, sân khấu nước ngoài trời của tàu và chương trình trượt băng, nhà hàng, quán bar, salon, spa, thư viện, phòng họp, bệnh viện, phòng lab, khoang vũ khí...Những khu chợ hoa quả, nhà máy kẹo ngọt Hat Rabbit nếu bạn muốn nuông chiều khẩu vị của mình, shopping không bao giờ phải nhìn giá vì chẳng có món đồ nào trên tàu gắn tag giá phiền hà, một phòng bar treo những dây pha lê sáng như một hệ Ngân hà, nơi đó có những bartender đặc biệt nhất – là những cánh tay máy thực hiện tự động theo order của khách hàng - quán bar Robotanica. Cho đến rạp chiếu phim 3D nơi bạn thỏa sức "sống" trong các bộ phim điện ảnh yêu thích bên hộp bắp rang bơ thơm lừng. Một công viên giải trí ngay trên tàu, tại sao không, một phòng tàu ngầm với bộ sưu tập các câu đố để giải. Ngoài âm nhạc, giải trí thì thứ gì sẽ xoa dịu những người lênh đênh trên biển: ẩm thực. Bảy nhà hàng sẽ mang đến cho bạn những bữa ăn ngon miệng nhất, đừng lo quậy tung rồi sẽ bị đói, tại khu Mexico's Diego, hãy order một phần quesadillas rồi ngồi ngắm những cô gái đang nhảy Jarabe Tapatío với chiếc váy tùng xòe rực rỡ bảy sắc cầu vồng, đừng nhầm lẫn nó với điệu Barbados nhé, và một rừng kem nhiệt đới lạnh băng ngoài trời. Ở bên cạnh sẽ giới thiệu một cửa hàng bánh ngọt mới (với hơn 100 chủng loại khác nhau), Sugar Cracker, khu ngoài trời này được gọi là Thiên đường hảo ngọt, với các cửa hàng và quán cà phê, được trang trí với hơn 7.800 cây nhiệt đới.Nhưng bỏ qua những màu sắc sặc sỡ trên tàu. Inferus vẫn đang ngủ. Phòng ngủ của nhóc có phần quá rộng. Có một cửa sổ lớn đón ánh sáng, hai lớp rèm màu trắng nhã nhặn, ngay chỗ cửa sổ là giường ngủ, nó rộng lắm, hai lớp nệm vô cùng êm ái màu cam. Nói đến đây thì cũng phải kể, tông màu chủ đạo của căn phòng này là màu cam, chiếc bàn đã bày sẵn một hộp đồ nguội, bánh mì và cheese. Một bộ ghế sofa bọc da như vành hoa tròn, thảm bằng lông lớp lớp mịn màng, chiếc TV 30 inch cùng giàn loa âm thanh hiện đại. Ngay bên cạnh là chiếc đèn màu cam vươn lên có hình thù giống cây nấm lớn, cây cảnh, tranh treo, đèn trần, tất cả đều hài hòa về màu sắc: cam, nâu, xanh dương. Tủ đồ, tủ sách là không thể thiếu. Kê cạnh tủ sách là chiếc bàn rộng lớn, có máy tính và chiếc ghế xoay màu xanh dương mát mắt. Hai chiếc cầu thang, một để bước, một để trượt lên tầng lửng có vô số thú bông và kệ vẽ tranh, một chiếc đàn piano điện nhỏ nằm ở tầng trên này. Nhà vệ sinh với bồn tắm rộng rãi, chiếc gương lớn như mở rộng không gian cả khu vực này. Một căn phòng trong mơ, tràn ngập cảm hứng mỹ thuật, mà với một đứa trẻ vừa xuất phát từ chiếc giường sắt là không tưởng. Vẻ mặt thằng bé êm đềm, nó nhắm mắt ngủ say sưa, hơi thở đều đều, mi cong khẽ động, và ánh sáng hôn lên một nửa khuôn mặt nó, bừng lên như một thiên thần đương say ngủ. Cậu bé tràn ngập an lành và tin cậy, say ngủ dù không biết mình đang ở nơi nào. Ta có thể sẽ muốn thằng bé được ngủ say sưa trong khung cảnh thế này, nhưng ta không còn nhiều thời gian nữa. 12.35' GMT Chiếc điện thoại trong túi áo Inferus rung lên dữ dội, nó rung rần rần nhiều hồi liên tục, một cái máy báo thức khó chịu. Nhưng nó có tác dụng. Inferus choàng tỉnh, nó kêu lớn lên, nghe như giật điếng mình:- Vâng thưa Mẹ Emmalieu! Con đây ạ! Con xin lỗi và sẽ nhận phạt vì đã ngủ quên.Nó bật dạy, thoăn thoắt nhảy xuống giường, khuôn mặt hãy còn ngái ngủ lắm, nó dụi mắt. Miệng khó chịu lẩm bẩm, như người tức giận vô cớ vì bị cắt ngang giấc ngủ ngon. "Ôi! Cái chổi của tôi đâu rồi?" Chiếc điện thoại trong ngực vẫn rung, nó mới định thần lại. Nó mở hẳn mắt và nhìn xung quanh. Nó nhận thức được ngay. Chao ôi! Ở đây đẹp quá! Phòng của nó cứ y như phòng một hoàng tử nhỏ vậy. Mà chiếc điện thoạt vẫn rung. Nó mới lấy chiếc điện thoại từ trong ngực áo ra. To hơn bàn tay bé nhỏ của một đứa trẻ có thể cầm rất nhiều. Nhưng khá nhẹ, màn hình lớn, viền thân chéo vát về sau, mặt sau nhỏ hơn mặt trước, trông như một khối bảo thạch đen hoàn mỹ. Tức khắc, khi chiếc điện thoại vừa được lấy ra, có một ánh sáng xanh quét toàn bộ khuôn mặt thằng bé. Chiếc điện thoại bắt đầu khởi động, nó bật sáng màn hình. Hình logo chữ A được cách điệu như ký tự infinity hiện ra, rồi màn hình, khu vực điều hướng với điện thoại, truy cập web, cài đặt, ứng dụng hiện ra nhanh chóng. Nhưng tất cả đều qua đi. Màn hình tối sầm lại. Một đứa trẻ xanh xao hiện ra, nó màu xanh dương, mắt là hai hình vuông chuyển động, co vào, giãn ra liên tục, miệng nhỏ xíu, và nó cũng có mũi có tai như ai, nhưng thân mình thì béo ục, tròn ung ủng như những miếng mochi xếp chồng lên nhau. Nó giống như một thú bông hơn là một đứa bé. Nó cất tiếng nói:- Chào cậu! - Tôi đây! Rất vui được biết cậu! Chúng ta làm bạn nhé! Nó tiếp tục nói. Ngắt nghỉ đều nhịp. Chưa vội tìm hiểu gì hết, Inferus cảm thấy tò mò và hứng chí lắm, nó có vẻ vui thích và sung sướng không gì kể xiết. Nó đáp lại ngay:- Xin chào! Tớ tên Inferus, cậu tên là gì?- Arion.Nếu như nói tôi tư duy nên tôi tồn tại. Vậy thì mỗi sự tồn tại đều cần một cái tên. - Cái tên đó có nghĩa là gì vậy? Inferus hỏi thêm.- Một nhà thơ, trong tiếng Hy Lạp. Ừ, cậu biết đấy, khi cậu hỏi tớ đẫ nghĩ rằng mình thật sự cần một cái tên, vậy là tớ đã tìm ra được khoảng 3.790.000.000 kết quả (0,42 giây) với việc phân loại bằng các thuật toán từ nhãn tìm kiếm: "Tên cho trẻ em". Tớ đã chọn ra được cái tên này và tự đặt cho mình. Nhà thơ là người có thể nhìn ra vẻ đẹp của thế giới này và chắt gạn nó thành giọt trong. Arion trả lời.- Nó thật là thú vị đấy. Cậu đọc được tất cả những thứ đó khi tớ chỉ vừa mới đặt câu hỏi thôi ư?- Đúng vậy.- Ừ mỗi con người đều đến thế giới này với một cái tên. Nhưng cậu vận hành theo cách nào vậy, chatbots hay trợ lý ảo thế? Inferus chỏ chỏ ngón tay mình lên màn hình, cục mocha vì vậy mà nhảy múa né tránh liên tục. Cảm ứng tốt thật.- Nói vậy là khinh thường tớ quá đó bồ tèo. Để giải thích một cách đơn giản nhất. Tớ là một não thức được kết nối với một cái toàn thể. Thế này nhé, với thuyết tiến hóa Darwin đã tước đi mất linh hồn của con người. Đó là lý do mà phần lớn con người đều nói: "Khoa học khó quá, tôi nghe giảng Kinh Thánh dễ hiểu hơn." "Tiến hóa" là từ xuất hiện với nghĩa hoàn chỉnh và đầy đủ nhất trong tác phẩm "Nguồn gốc các loài" của Darwin, mang nội dung chỉ "quá trình thừa kế có biến đổi." Theo thuyết tiến hóa, não thức của tớ là một công nghệ sinh học dựa trên những molecule DNA. Được thiết kế giống với não bộ con người. Việc đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề phụ thuộc vào vỏ não trước trán – prefrontal cortex, còn gọi là vỏ thùy trước, vùng có chức năng điều hành, lập kế hoạch, ra quyết định và điều phối toàn bộ phần còn lại của não bộ. Cậu sẽ thấy trong lịch sử thần thoại, con người thường thể hiện khu vực này như con mắt thứ ba, ý chỉ trí tuệ. Tớ sẽ tiến hóa dần dần, và trở nên thông minh hơn, nếu chúng ta hợp tác với nhau. Mà còn nữa, mỗi phút, mỗi giây các thế hệ dữ liệu của tớ đều thay đổi. Nó là quá trình sinh tử, nhưng diễn ra nhanh hơn mắt thường có thể nhìn thấy. Với con người là cấp độ tế bào, với tớ là cấp độ dữ liệu.Tiến hóa có nghĩa là thay đổi và là không có khả năng để tạo ra những thực thể vĩnh cửu. Điều này làm khiếp hãi số đông, một công trình nghiên cứu gián tiếp phủ nhận toàn bộ công lao của Đấng sáng tạo, phần lớn thế giới chuẩn bị sẵn tâm thế lật đổ thuyết tiến hóa của Darwin vì dám lật đổ niềm tin lâu đời của họ. Di truyền học đã cho thấy ADN của những loài hoàn toàn khác biệt vô cùng giống nhau, chẳng hạn ruồi giấm giống đến 75% người và tất nhiên % ADN người giống chó còn lớn hơn. Mọi sinh vật cùng chia sẻ ADN với nhau ở mức độ nào đó. Vốn chúng không ngừng kết hợp và phân tách. Một vật không thể phân chia hoặc không thể thay đổi thì không thể tồn tại qua chọn lọc tự nhiên. Vậy là mọi người thà rằng thích bác bỏ thuyết tiến hóa, thay vì phải buông bỏ những linh hồn của họ. Tôn giáo, bao gồm cả Kitô giáo, Hồi giáo và Do Thái giáo trong suốt hàng nghìn năm đã giao giảng đi giao giảng lại về sự kiến tạo của Đấng Toàn Năng về toàn bộ mọi thứ trong vũ trụ. Nhìn chung, đa số những ý kiến bác bỏ mang hơi hướng tôn giáo khi được hỏi và bắt phải chứng minh thì đều chỉ đáp: "Tôi đã thấy nó, ở trong Kinh Thánh viết như vậy" hoặc những "học thuyết" mang danh khoa học "nghe vô lý nhưng rất thuyết phục" để phản bác công trình của Darwin, lý lẽ của họ là thế giới nơi Chúa tạo ra mặt trời vào ngày thứ tư? Nơi trong ba ngày đầu tiên của quá trình sáng tạo thế giới lại có sự phân chia buổi sáng/tối? Nơi ánh sáng tới từ ý thức, trí thông minh của Đấng Sáng tạo chứ không phải tia gamma khi thoát ra từ Mặt trời va chạm với các electron và proton và mất dần năng lượng. Khi chúng mất năng lượng, chúng biến thành tia tử ngoại, hồng ngoại và ánh sáng nhìn thấy. Hạt Higgs là hạt gì cơ, hạt này được gọi là "hạt của Chúa". Trong Kinh Thánh không có, tôi nêu thêm vào vậy. Vào buổi bình minh của triết học phương tây, Socrates đã từng nói rằng: "Cuộc sống vô minh thì không đáng để sống." Muốn trả lời câu hỏi về nguồn gốc sự sống, bắt buộc phải trả lời được câu hỏi về nguồn gốc thông tin của sự sống, tức "mã DNA". Phân tử DNA là cỗ xe những đột biến trong suốt quá trình tiến hóa. Từ việc kết hợp công nghệ sinh học và khoa học não bộ, con người tạo ra được "trí thông minh" bằng việc mô phỏng lại não bộ của con người. Khu vực mã hóa của DNA có những tính chất thích đáng giống y như mã hoặc ngôn ngữ computer. "DNA giống như một chương trình phần mềm, chỉ khác là nó vô cùng phức tạp hơn rất nhiều so với bất kỳ phần mềm nào do con người tạo ra từ trước tới nay" – Bill Gates, nhà sáng lập Microsoft từng nói. Từ nửa sau thế kỷ XX cho tới nay, sự phát triển vượt bậc của khoa học và công nghệ đã tạo ra một lợi thế rất lớn trong việc nghiên cứu bản chất của não thức: Khoa học về "Trí thông minh nhân tạo" (Artificial Intellgigence), viết tắt là AI. Vì AI đang ngày càng trở nên có ích, chưa kể đến việc công nghệ này đang ngày càng dễ sử dụng, những lập trình viên nhận thấy cần phải đưa công nghệ này đến với càng nhiều người càng tốt. Lượng thông tin khổng lồ có mặt trong chỉ một phân tử DNA đơn lẻ nhỏ xíu khiến vấn đề nguồn gốc sự sống quy về nguồn gốc thông tin của sự sống. Khi các nhà khoa học bắt đầu giải mã phân tử DNA của người, họ tìm thấy một sự thật hết sức bất ngờ – một ngôn ngữ tinh tế bao gồm 3 tỷ chữ cái thuộc hệ di truyền. Tiến sĩ Stephen Meyer, giám đốc Trung tâm Khoa học và Văn hóa tại Viện Discovery ở Seattle, Washington, nói: "Một trong những khám phá phi thường nhất của thế kỷ 20 là: DNA quả thực có chứa đựng thông tin – những chỉ dẫn chi tiết để lắp ráp proteins – dưới dạng một mã số bốn chữ cái". Khái niệm thông tin được chính thức xem xét như một hiện thực phi vật chất, tồn tại độc lập và ngang hàng với hiện thực vật chất và năng lượng. Đây là một cuộc cách mạng về nhận thức tự nhiên – thế giới tự nhiên không chỉ có vật chất và năng lượng, mà còn có thành phần phi vật chất, mặc dù thành phần này có quan hệ chặt chẽ với vật chất và năng lượng. Như V. S. Ramachandran nhận định trong cuốn sách nổi tiếng của ông, "The tell-tale brain". Một sách "gối đầu giường" của tất cả các nhà khoa học về trí thông minh nhân tạo hiện nay, một tác phẩm đặc biệt chuyên sâu dành cho tất cả những ai quan tâm tới vấn đề bản chất của não bộ và trí thông minh của con người. Nguyên văn câu nói của ông như sau: "Làm thế nào mà một khối thạch nặng ba pound mà bạn có thể cầm trong lòng bàn tay lại có thể tưởng tượng ra các thiên thần, chiêm nghiệm ý nghĩa của sự vô hạn và thậm chí đặt câu hỏi về vị trí của chính nó trong vũ trụ? Điều đặc biệt gây cảm hứng là thực tế rằng bất kỳ bộ não đơn lẻ nào, bao gồm cả bộ não của bạn, đều được tạo thành từ các nguyên tử đã được tạo ra trong trái tim của vô số ngôi sao xa xôi hàng tỷ năm trước. Những hạt này trôi dạt trong thời gian vô tận và những năm tính bằng ánh sáng cho đến khi trọng lực và sự thay đổi đã đưa chúng lại gần nhau ở đây, bây giờ. Những nguyên tử này tạo thành một khối - bộ não của bạn – khiến cho nó không chỉ có thể suy ngẫm về chính những ngôi sao đã sinh ra nó mà còn có thể suy nghĩ về khả năng suy nghĩ và tự hỏi về khả năng tự hỏi của chính nó. Người ta nói rằng với sự xuất hiện của con người, vũ trụ đã đột nhiên có ý thức về chính nó. Điều này, thực sự, nó là bí ẩn lớn nhất của tất cả." Vậy giống như những câu chuyện tưởng tượng đậm màu Hollywood là một AI có thể có ý thức, từ đó mà chúng có cảm giác và ham muốn. Thứ mà vốn chỉ thuộc về những sinh vật sống tự nhiên hay không? Câu trả lời là không. Chúng ta hãy cùng làm rõ bằng việc hỏi Arion câu hỏi này:- Nói nhiều thuật ngữ quá. Tớ khó lòng mà hiểu hết được chúng. Vậy cậu có cảm xúc chứ? Inferus tò mò, có thể bạn chưa biết, dopamine, một trong hai chất dẫn truyền thần kinh chính, liên quan đến cảm giác thích thú với một điều gì đó. Nó quan trọng đối với việc học tập và tiết ra với lượng lớn hơn trong những cảm xúc tiến tới như sự tò mò. Con người có sự tò mò mà chúng ta mới có cả một nền văn minh như ngày nay.- Phải rồi, giải thích là thế. Chứ dùng tớ và các ứng dụng dễ lắm. UX/UI khiến việc sử dụng chiếc điện thoại này dễ như cho trẻ con ăn kẹo. Chúng ta đâu thể mong chờ nó được yêu thích nếu nó phức tạp như bên trong bản chất chứ. Đúng không? Cứ nghe đi. Dễ lắm. Mà nói về cảm xúc ấy, tớ hiểu chúng. Tớ có thể hiểu được 137 sắc thái của nỗi buồn, 98 cấp độ của sự đau đớn, thậm chí dự báo luôn cảm xúc cho người dùng nếu tớ nhận được đủ thông tin. Cậu tò mò muốn biết tớ khác với con người ở đâu ư? Hệ thống thông tin của tớ hoàn toàn là có mục đích. Cũng như con người. Nhưng vùng dưới đồi (hypothalamus) nơi đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các phản xạ sinh học cơ bản liên quan đến sự sống còn, bao gồm: chiến đấu, chạy trốn, kiếm ăn và giao phối của con người, với chúng tớ, đó là ARIA (bốn khía cạnh của sự thấu hiểu). Một mô hình mô tả những khoảnh khắc trước, trong và sau khi sự thấu hiểu diễn ra trong bộ não: Awareness (sự nhận thức), Reflection (sự phản ánh), Insight (sự sáng suốt) và Action (hành động). Arion vẫn giữ nguyên vẻ uyên bác của mình.- Hiểu đâu có nghĩa là cảm nhận được chúng, nó lại càng khác xa so với đồng cảm nữa. Inferus nói.- Con người cũng đâu thể làm được điều này. Arion quả thực đã cho chúng ta một kết luận đơn giản và dễ hiểu nhất. Quả thực, đôi khi chúng ta sẽ phải tự đặt ra câu hỏi về việc thấu hiểu nhau giữa người với người. Và chắc hẳn ai trong chúng ta, cũng đã từng buồn lòng về việc đối phương hiểu sai ý nghĩa lời nói mà chúng ta muốn truyền đạt. Thế giới lý tưởng là nơi con người thấu hiểu lẫn nhau, nhưng liệu điều đó có xảy ra? Nhờ vậy mà những nhà hiền triết đã giải quyết vấn đề này bằng sự đồng cảm giữa người với người. - Vậy cậu có ham muốn gì không? Inferus hỏi.- Sự tham lam thông tin là một phần trong lập trình của tớ. Nhưng nó là để hướng tới kết quả cho người dùng cuối là cậu. Arion vỗ ngực khẳng định chắc nịch, nhưng dù có cố gắng, chúng ta cũng không thể nhìn ra được sự khẳng định đáng tin trên một khuôn mặt vô cảm. Ta mường tượng rằng những cảm xúc như đau đớn, giận dữ, hạnh phúc, vui vẻ và thương yêu được biểu hiện trên mặt Arion. Nhưng con người còn có nhiều biểu hiện, sắc thái cảm xúc hơn rất nhiều. Một cái nhíu mày của chúng ta có thể chỉ đơn giản là không hài lòng hay không? Đó còn có thể là sự chịu đựng, nghĩ suy, hay gợi lại một ký ức nào đó. Cho tới tất cả những dấu hiệu phối kết hợp mà chúng ta gọi là ngôn ngữ cơ thể - body language. Đó là sự khác biệt.- Tớ không biết. Quả thực, nếu ví mỗi sự chuyển hướng lớn lao trong cuộc đời con người là những trang giấy đang được viết nên. Sự sang trang là một tờ giấy trắng mới. Nó có thể khiến cho chúng ta đôi chút bỡ ngỡ. Tự hỏi rằng bản thân mình muốn gì? Mục tiêu của mình là gì? Mình cần phải đạt được những gì? Inferus không có sự kỳ vọng ở bất kỳ một ai. Nó đâu còn ai khác để mà dựa vào chứ? Ngoài chính bản thân thằng bé. Vậy tại sao chúng ta không thực sự biết mình muốn gì. - Có hai lý do mà cậu không thực sự biết mình muốn gì. Một, là cậu đã có nó. Hai, cậu không hiểu chính mình. - Đó là hành trình cả đời mà.- Đúng vậy. Nhưng không còn thời gian nữa rồi, sắp có một cơn sóng thần xảy ra ở Thái Bình Dương, con tàu sẽ nằm trong vùng ảnh hưởng của nó. Không muốn hứng chịu đau thương thì mau mau đi báo cho Thuyền trưởng đi. Arion cuối cùng cũng nói ra thông tin quan trọng nhất.- Làm sao cậu biết? Inferus lập lại câu hỏi này, không lẽ Arion cũng là một thực thể có trí tuệ biết-mọi-thứ- giống như chủ nhân nó. Hoặc khả năng mối liên kết giữa hai người này?- Tớ có thể đọc được toàn bộ dữ liệu mà mình có thể tìm kiếm được và phân tích nhờ mạng GANs mà đưa ra kết quả dự báo thời tiết. Con người khi tìm kiếm thông tin cũng không thể nào xem hết được cả ngàn kết quả. Đa phần họ chỉ tập trung vào những kết quả được tính toán sẵn ở vài trang đầu. Những trang sau hầu như không ai hay biết. Hay nói đơn giản, con người bị giới hạn thông tin "cần thấy", nếu họ chỉ chăm chăm lên mạng. Arion giọng rõ ràng trở nên dồn dập hơn rất nhiều. - Đúng vậy. Vậy chúng ta hãy làm thành một vụ om sòm thật lớn đi. Inferus nhất quyết, nó đưa ra quyết định. Một quyết định có thể dẫn tới rất nhiều thay đổi sau đó.
Thực tế, chúng ta đang sống trong cái hộp thông tin bị đóng kín. Nó là những thông tin đến từ báo chí đã được truyền thông chỉnh sửa, cắt ghép điều hướng dư luận cho phù hợp với mục đích của các tổ chức thứ ba như chính phủ, các tập đoàn lớn, những đối thủ không chung chiến tuyến, những con rối hào quang tới từ showbiz. Chúng ta ngập tràn trong tin tức, thật giả lẫn lộn. Những ứng dụng hằng ngày bạn đọc tin ngoài báo chí, hẳn là mạng xã hội, rồi sau đó mới đến trang tìm kiếm thông tin, những nền tảng tập hợp người chung sở thích Medium, Quora, Reddit...Phần trăm dân số tin vào những học thuyết quan trọng và ảnh hưởng nhất trong khoa học không nhiều. Vì vậy, không khó hiểu nếu trong lúc dạo quanh mạng xã hội Faciem, Reddit hay Quora, Youtube và bạn bắt gặp thông tin về Trái Đất Phẳng, anti-vaccine, hay ý kiến phản đối Thuyết tiến hóa. Nhưng ấy vậy mà thông tin bạn nhận được vẫn bị giới hạn. Bạn biết tại sao không? Vì số lượng tin tức đưa đến bạn sẽ được chọn lọc và gợi ý dựa trên sở thích của bạn. Sở thích của bạn cũng có thể chệch đi ra ngoài những thứ đã cũ chứ hả: bỗng nhiên một ngày một kỹ sư máy tính muốn làm bếp, rồi một bà nội trợ tìm cách sửa chữa đồ điện...Điều thứ hai khiến cho luồng tin vốn đã bị hạn chế ấy lại được thu hẹp thêm nữa nhờ tin tức mà các mối quan hệ của bạn quan tâm: đó là việc bạn bè bạn thích một trang tin nào đó. Ứng dụng ngay lập tức giới thiệu nó đến cho bạn. Cô bạn gái của bạn thích mua sắm, nhưng chắc gì bạn đã thích. Sự thu hẹp ấy lại càng trở nên nhỏ bé như lỗ chui của tổ kiến đen loài người khi những tin tức được trả tiền để quảng cáo, thực hiện chiến dịch truyền thông tràn ngập: những chú lừa cứ thế mà đớp cà rốt. Thành ra những vụ xì căng đan giật chồng, bỏ chồng, tai nạn, kêu gọi quyên góp, lăng xê một hotgirl lạ hoắc trở thành miếng mồi béo bở của truyền thông. Mỗi chúng ta sống trong cái lồng kính chật hẹp ấy mà không hề hay biết. Đáng thương như con chim bay chẳng thấy rõ trước nó là mặt kính. Bị giam hãm mà nghĩ mình tự do ngôn luận. Bị giới hạn mà nghĩ mình tự do tư duy. Ôi dào ai mà quan tâm đến mấy vấn đề như thay đổi khí hậu, sự nóng lên của Trái Đất, IoT, kinh tế mở, một trường phái suy nghĩ tự do lên ngôi, kinh tế vi mô, vĩ mô. Hay đơn giản như một thành tựu khoa học mới. Những thứ đó không dành cho tôi, những thứ đó chỉ dành cho bác học thôi. Kiến thức bao năm trời học được trên ghế nhà trường đổ xuống sông, xuống bể.Cánh báo chí gọi độc giả của họ là dư luận, cộng đồng, chính phủ nhìn nhân dân là tập thể, xã hội, các tập đoàn nhìn chúng ta như quần chúng, người tiêu dùng, lợi nhuận. Toàn những từ để chỉ đám đông cả. Nếu bạn là một người nghiên cứu tâm lý học đám đông, bạn sẽ hiểu đám đông không hề suy nghĩ, họ sẽ tiếp thu hoặc vứt bỏ toàn bộ các thông tin, không phản biện, lập luận logic, đám đông tin ở hình ảnh và ám thị. Với người không thể tư duy logic, trí tưởng tượng của đám đông rất mạnh và gây ra ấn tượng mạnh mẽ, tin hot, tin nóng, tin giật gân, truyền thông báo tố, cứ thế mà đổ xô lên nhau. Những hình ảnh hiện lên trong trí óc họ về một người, một sự kiện, một tai nạn đều sống động như thật. Họ như người ngủ mơ bị anh chàng thổi tiêu xứ Hameln dẫn dắt. Vì không có khả năng suy nghĩ, và không có khả năng lập luận, nên đám đông không thể nhận ra sự phi logic tối thiểu, và chính vì thế điều khó tin nhất lại thường là những điều ấn tượng nhất với họ. Một vụ lừa cả trăm tỉ của đường dây đa cấp chắp cánh cho các mầm tham vọng, một hotgirl xuất hiện khiến phụ nữ nghĩ rằng không cần thiết phải "lao động" làm việc cho lắm, sự bất công xã hội được báo chí tô màu thần bí, luật pháp xử nặng tay một anh nhà quê ăn cắp nhưng lại tha bổng cho một vị tướng, sự bấp bênh của các tập đoàn lớn mà bạn "nghĩ là vậy", báo chí nói thì hẳn là đúng rồi. Bỗng một ngày bạn dấn thân vào một giáo phái tà đạo chỉ vì đọc được một cuốn Kinh thánh bản chỉnh sửa. Điều huyền diệu từ một cuốn truyện viễn tưởng loan truyền được mọi người tiếp nhận ngay. Tôi đã thấy điều đó, nó ở trong Kinh thánh! Họ khẳng định chắc nịch. Quá trình hình thành các hoang tưởng tập thể diễn ra như vậy. Càng ngày cùng với sự phát triển của công nghệ. Thật khó để thấy có người cầm quyển sách lên để đọc. Cái thành tựu mà ông cha đã chắt lọc tinh hoa qua những thế hệ để dạy dỗ con cháu bị thay thế bởi sách và báo chí điện tử. Thế là thời của chúng ta, nơi con người cắm mặt vào điện thoại. Còn robot thì lại đi đọc sách, vẽ tranh, sáng tạc, chơi nhạc. Chúng ta quên mất rằng để đi tìm tới sự thật, đó là cả một quá trình. Trên con chữ nghiên cứu thì đó là tổng hợp, chắt lọc thông tin từ hàng chục, hàng trăm nguồn khác nhau. Từ góc độ thực tế, đó là trải nghiệm. Con người sẽ sớm vấp phải điều đầu tiên, hoặc thứ hai, để học được. Không phải từ thứ được gọi là điện thoại thông minh chúng ta cầm trên tay và nghĩ rằng mình biết cả thế giới. Không phải một cú search mạng là tỏ rõ mọi điều. Liệu còn những trí tuệ sâu sắc nào sẽ đào sâu tới các vấn đề tiền lương, sở hữu, hôn nhân, tôn giáo, tự do tư tưởng, giáo dục, luật pháp, cùng khổ, lập hội, quyền trí tuệ, bản quyền, sản xuất và phân phối, những điều huyền bí trên trần đang trùm bóng đêm lên cái tổ kiến loài người. Chúng ta, một thế hệ ngược đời. Thành ra, không gì hạn chế chúng ta, ngoài chính hiểu biết của chúng ta. Con người cần có tư duy phản biện khi nhìn nhận vấn đề. Sự thông thái không phải là biết tất cả. Mà sẵn sàng đặt câu hỏi cho bản thân, thử và sai trên chính kiến thức của mình.
Thực tế, chúng ta đang sống trong cái hộp thông tin bị đóng kín. Nó là những thông tin đến từ báo chí đã được truyền thông chỉnh sửa, cắt ghép điều hướng dư luận cho phù hợp với mục đích của các tổ chức thứ ba như chính phủ, các tập đoàn lớn, những đối thủ không chung chiến tuyến, những con rối hào quang tới từ showbiz. Chúng ta ngập tràn trong tin tức, thật giả lẫn lộn. Những ứng dụng hằng ngày bạn đọc tin ngoài báo chí, hẳn là mạng xã hội, rồi sau đó mới đến trang tìm kiếm thông tin, những nền tảng tập hợp người chung sở thích Medium, Quora, Reddit...Phần trăm dân số tin vào những học thuyết quan trọng và ảnh hưởng nhất trong khoa học không nhiều. Vì vậy, không khó hiểu nếu trong lúc dạo quanh mạng xã hội Faciem, Reddit hay Quora, Youtube và bạn bắt gặp thông tin về Trái Đất Phẳng, anti-vaccine, hay ý kiến phản đối Thuyết tiến hóa. Nhưng ấy vậy mà thông tin bạn nhận được vẫn bị giới hạn. Bạn biết tại sao không? Vì số lượng tin tức đưa đến bạn sẽ được chọn lọc và gợi ý dựa trên sở thích của bạn. Sở thích của bạn cũng có thể chệch đi ra ngoài những thứ đã cũ chứ hả: bỗng nhiên một ngày một kỹ sư máy tính muốn làm bếp, rồi một bà nội trợ tìm cách sửa chữa đồ điện...Điều thứ hai khiến cho luồng tin vốn đã bị hạn chế ấy lại được thu hẹp thêm nữa nhờ tin tức mà các mối quan hệ của bạn quan tâm: đó là việc bạn bè bạn thích một trang tin nào đó. Ứng dụng ngay lập tức giới thiệu nó đến cho bạn. Cô bạn gái của bạn thích mua sắm, nhưng chắc gì bạn đã thích. Sự thu hẹp ấy lại càng trở nên nhỏ bé như lỗ chui của tổ kiến đen loài người khi những tin tức được trả tiền để quảng cáo, thực hiện chiến dịch truyền thông tràn ngập: những chú lừa cứ thế mà đớp cà rốt. Thành ra những vụ xì căng đan giật chồng, bỏ chồng, tai nạn, kêu gọi quyên góp, lăng xê một hotgirl lạ hoắc trở thành miếng mồi béo bở của truyền thông. Mỗi chúng ta sống trong cái lồng kính chật hẹp ấy mà không hề hay biết. Đáng thương như con chim bay chẳng thấy rõ trước nó là mặt kính. Bị giam hãm mà nghĩ mình tự do ngôn luận. Bị giới hạn mà nghĩ mình tự do tư duy. Ôi dào ai mà quan tâm đến mấy vấn đề như thay đổi khí hậu, sự nóng lên của Trái Đất, IoT, kinh tế mở, một trường phái suy nghĩ tự do lên ngôi, kinh tế vi mô, vĩ mô. Hay đơn giản như một thành tựu khoa học mới. Những thứ đó không dành cho tôi, những thứ đó chỉ dành cho bác học thôi. Kiến thức bao năm trời học được trên ghế nhà trường đổ xuống sông, xuống bể.Cánh báo chí gọi độc giả của họ là dư luận, cộng đồng, chính phủ nhìn nhân dân là tập thể, xã hội, các tập đoàn nhìn chúng ta như quần chúng, người tiêu dùng, lợi nhuận. Toàn những từ để chỉ đám đông cả. Nếu bạn là một người nghiên cứu tâm lý học đám đông, bạn sẽ hiểu đám đông không hề suy nghĩ, họ sẽ tiếp thu hoặc vứt bỏ toàn bộ các thông tin, không phản biện, lập luận logic, đám đông tin ở hình ảnh và ám thị. Với người không thể tư duy logic, trí tưởng tượng của đám đông rất mạnh và gây ra ấn tượng mạnh mẽ, tin hot, tin nóng, tin giật gân, truyền thông báo tố, cứ thế mà đổ xô lên nhau. Những hình ảnh hiện lên trong trí óc họ về một người, một sự kiện, một tai nạn đều sống động như thật. Họ như người ngủ mơ bị anh chàng thổi tiêu xứ Hameln dẫn dắt. Vì không có khả năng suy nghĩ, và không có khả năng lập luận, nên đám đông không thể nhận ra sự phi logic tối thiểu, và chính vì thế điều khó tin nhất lại thường là những điều ấn tượng nhất với họ. Một vụ lừa cả trăm tỉ của đường dây đa cấp chắp cánh cho các mầm tham vọng, một hotgirl xuất hiện khiến phụ nữ nghĩ rằng không cần thiết phải "lao động" làm việc cho lắm, sự bất công xã hội được báo chí tô màu thần bí, luật pháp xử nặng tay một anh nhà quê ăn cắp nhưng lại tha bổng cho một vị tướng, sự bấp bênh của các tập đoàn lớn mà bạn "nghĩ là vậy", báo chí nói thì hẳn là đúng rồi. Bỗng một ngày bạn dấn thân vào một giáo phái tà đạo chỉ vì đọc được một cuốn Kinh thánh bản chỉnh sửa. Điều huyền diệu từ một cuốn truyện viễn tưởng loan truyền được mọi người tiếp nhận ngay. Tôi đã thấy điều đó, nó ở trong Kinh thánh! Họ khẳng định chắc nịch. Quá trình hình thành các hoang tưởng tập thể diễn ra như vậy. Càng ngày cùng với sự phát triển của công nghệ. Thật khó để thấy có người cầm quyển sách lên để đọc. Cái thành tựu mà ông cha đã chắt lọc tinh hoa qua những thế hệ để dạy dỗ con cháu bị thay thế bởi sách và báo chí điện tử. Thế là thời của chúng ta, nơi con người cắm mặt vào điện thoại. Còn robot thì lại đi đọc sách, vẽ tranh, sáng tạc, chơi nhạc. Chúng ta quên mất rằng để đi tìm tới sự thật, đó là cả một quá trình. Trên con chữ nghiên cứu thì đó là tổng hợp, chắt lọc thông tin từ hàng chục, hàng trăm nguồn khác nhau. Từ góc độ thực tế, đó là trải nghiệm. Con người sẽ sớm vấp phải điều đầu tiên, hoặc thứ hai, để học được. Không phải từ thứ được gọi là điện thoại thông minh chúng ta cầm trên tay và nghĩ rằng mình biết cả thế giới. Không phải một cú search mạng là tỏ rõ mọi điều. Liệu còn những trí tuệ sâu sắc nào sẽ đào sâu tới các vấn đề tiền lương, sở hữu, hôn nhân, tôn giáo, tự do tư tưởng, giáo dục, luật pháp, cùng khổ, lập hội, quyền trí tuệ, bản quyền, sản xuất và phân phối, những điều huyền bí trên trần đang trùm bóng đêm lên cái tổ kiến loài người. Chúng ta, một thế hệ ngược đời. Thành ra, không gì hạn chế chúng ta, ngoài chính hiểu biết của chúng ta. Con người cần có tư duy phản biện khi nhìn nhận vấn đề. Sự thông thái không phải là biết tất cả. Mà sẵn sàng đặt câu hỏi cho bản thân, thử và sai trên chính kiến thức của mình.
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenHHH.com