[Dã Sử Việt] Nào Hay Xuân Mênh Mông
Chương 89: Nỗi Khổ Tâm Của Chị Trinh
Sau khi trở về từ Vạn Kiếp, có lần chị Trinh bệnh một cơn thập tử nhất sinh, phải nhờ thằng bé Thuyên một mực chăm sóc cạnh bên mới giữ được mạng, nhưng sức khỏe chị từ đó lao dốc không phanh.
Tôi ngồi nghe chị dạy việc, cuối cùng chị cũng trút được gánh nặng của cuộc đời mình.
Chị Trinh năm nay chỉ sắp ba mươi, vẫn chưa đi được nửa chặng đường của đời người, ấy vậy mà dáng vẻ lại như ngọn đèn sắp cạn. Tôi không muốn chị phải lo nghĩ nhiều, những thứ chị truyền dạy tôi học tập rất nghiêm cẩn, thằng nhóc Thuyên cũng y như tôi, gần như là liều mạng học hành. Bây giờ nó chỉ để tâm tới hai việc, một là chăm sóc mẹ nó, hai là học cho mẹ nó vui lòng.
Căn do là vì hôm nọ khi chị Trinh vừa tỉnh lại sau hai ngày mê man. Thấy nó khóc lóc, chị bèn cất giọng mệt mỏi, yếu đến không thể nói ra hơi:
"Trước giờ ta chưa từng khắt khe với con điều gì, hết thảy đều để con tự làm theo ý mình muốn, nhưng gần đây nghe phong thanh việc con ham chơi không thiết tới học hành làm ta cũng phải nhọc lòng lo. Ngày xưa đức tiên đế đã phong con làm hoàng thái tôn ngay khi con mới sinh ra đời, cho dù muốn hay không thì số phận của con cũng đã được định là như thế. Cũng như mẹ, dù muốn hay không thì khi đã ngồi vào ngôi vị hoàng hậu, phải làm tròn trách nhiệm với xã tắc giang sơn. Nay con học hành chểnh mảng, mẹ chợt cảm thấy cố gắng của mình trước giờ bỗng dưng thành xôi hỏng bỏng không."
Chị nói xong, ho như muốn vỡ tan lồng ngực.
Tôi đau xót vuốt ngực cho chị, thằng nhóc Thuyên ở bên cạnh nước mắt cũ nước mắt mới chồng chéo lên nhau, khóc lóc đến khản giọng. Tôi thấy nó có vẻ mệt mỏi, bèn sai nội hầu đưa nó trở về, tránh để hai mẹ con phải nói mấy lời tổn thương nhau nữa.
Tôi lắc đầu, ân cần nói với chị:
"Vậy nên chị phải cố gắng khỏe lại để nhìn con trưởng thành, chị phải sống đến ngày con được kế thừa thánh ý của tổ tiên, trở thành một minh quân hết lòng lo cho đất nước."
Lại có một hôm chị Anh Nguyên ghé sang thăm. Giữa không gian ngập mùi huân hương phiêu đãng, liếc mắt nhìn thấy chị Trinh đang ngủ, tôi liền nhỏ giọng hỏi chị Anh Nguyên:
"Ngày trước lúc em không có trong phủ, chị Trinh đã từng bệnh như thế này rồi đúng không?"
Chị Anh Nguyên ngẫm nghĩ một lát giống như sực nhớ ra liền nói:
"Đúng là có, là một ngày đông chị ấy bị rơi xuống hồ, trước đó sức khỏe của chị cũng không đến nỗi như vậy."
Tôi lại nghĩ quả nhiên, bệnh nặng tới bất ngờ thì khả năng cao là do đã có tiền sử.
Chị Anh Nguyên lại bổ sung:
"Là sau lúc định chuyện hôn phối với quan gia. Dạo đó chị bệnh rất lâu."
Tôi lại miên man suy nghĩ, bỗng nhiên nghe chị Trinh ho một tiếng bên tai, yếu ớt nói:
"Vô tình rơi xuống nhưng lại không muốn tỉnh, may khi ấy chị dâu nói với chị rằng chị vẫn còn trách nhiệm trên vai, vậy nên chị sống được đến hôm nay, mỉa mai thay là nhờ vào trách nhiệm.
Mọi thứ rơi vào tĩnh lặng, ngọn đèn dầu lay lắt trong không trung như chực tắt. Mùi thuốc nồng nặc len đến từng ngõ ngách trong căn phòng kín, đáy lòng tôi cũng nặng nề.
Chị Trinh lại nhìn chăm chú vào tấm mành lụa đang lay động, gương mặt chị giống như đang suy nghĩ lung lắm.
"Quan gia về vai vế hay tuổi tác đều là em của chị, chị không thích ngài. Chị biết nếu cứ thân cận cùng ngài thì chị sẽ khinh ghét, sẽ quá phận, vậy nên tốt nhất mỗi người cứ sống một cuộc đời riêng."
Tôi và chị Anh Nguyên nhìn nhau không biết nói gì cho phải, bèn thống nhất yên lặng để chị Trinh trút bỏ nỗi lòng. Bao năm qua ở cùng với nhau chưa lần nào chị hé răng về những gì mà mình suy nghĩ, chỉ toàn lo nghĩ cho tôi và những người xung quanh. Nay bệnh tình trở nặng, chị như muốn trăn trối với bọn tôi trước khi đi xa mãi mãi.
Tôi vẫn còn bình tĩnh, bên kia chị Anh Nguyên đã khóc thút thít rồi.Chị Trinh lại tiếp tục thở dài thườn thượt:
"Tĩnh à, bao năm qua chị luôn thấy có lỗi với em, nhiều lúc muốn nói nhưng lại không thể mở miệng. Năm đó tại sao em lại cứu chị, nếu như người bị bắt đi là chị thì tốt rồi."
Tôi nắm lấy tay chị, cũng không kìm được rơi nước mắt. Tại sao trên đời này lại có những người cứ thích ôm vào người mọi tội lỗi, tại sao chị không trách tôi đã làm hỏng cả cuộc đời của chị lại còn trở về tranh giành, cuối cùng chị còn dằn vặt vì cảm thấy có lỗi với tôi.
"Giá như lúc đó em chết đi chị đã có thể làm lại cuộc đời mới."
Chị Trinh cau mày, giằng mạnh tay tôi ra:
"Nếu em chết, chị sẽ mang niềm ân hận cả đời!" – Đoạn, chị lại nói – "Bây giờ chị không có gì hối tiếc cả, chỉ lo Thuyên còn quá nhỏ, nếu không có mẹ chỉ sợ nó sẽ buồn bã rồi không cố gắng học hành. Quan gia bận rộn, nếu chị không còn nữa thì chỉ biết trông cậy vào em thôi."
Tôi gật đầu, nước mắt rơi xuống ướt cả gối thêu hoa mẫu đơn của chị.
Tôi những tưởng chị Trinh sẽ không qua khỏi, nhưng khi cái lạnh của mùa đông qua đi và những ngày nắng ấm trở lại thì sức khỏe của chị dần dần tốt lên. Có lẽ là do những chất chứa trong lòng bấy lâu nay được giãi bày nên chị cũng không quá khổ tâm như trước nữa, cũng không uổng công thằng bé Thuyên hết mực kề cận chăm nom.
Tôi viết thư về cho cha mẹ, sau đó được tin chị An Hoa đã có tin vui, xem như là an ủi cho những ngày nhuốm màu u ám.
Sau lần đó, một hôm ngồi chăm Quốc Chẩn tập viết, dù biết nó chỉ mới tròn năm tuổi nhưng vẫn buộc miệng:
"Giờ con còn nhỏ, những gì mẹ nói con đều xem là hiển nhiên và tin răm rắp, nhưng sau này lớn lên con sẽ có suy nghĩ của riêng mình. Mẹ không thể ngăn cản được thế giới bên ngoài tác động vào suy nghĩ của con, nhưng mẹ biết con là đứa hiền lành, con phải trợ giúp cho anh con làm nên nghiệp lớn.
Tuy con vẫn có khả năng kế vị như anh của con, nhưng hãy nên học cách làm bề tôi sao cho xứng chứ tuyệt đối không được phép có ý định tranh giành bất cứ thứ gì. Chỉ như vậy mẹ mới an tâm."
Quốc Chẩn không biết có nghe hiểu không nhưng lại ngoan ngoãn gật đầu. Tôi xoa đầu nó thở dài, bỗng thấy tâm trạng của mình nhẹ đi chút ít.
Giữa tôi và chị Trinh tồn tại loại quan hệ khó mà nói rõ được, là chị em thì không hẳn, là tình địch cũng không xong. Là chị em thì tại sao giữa chị ta và chồng tôi lại có con cái? Là tình địch cũng không phải, bởi chị Trinh chưa bao giờ giành giật với tôi. Giữa chị với Trần Khâm tựa hồ cũng không có loại tình cảm để hình thành nên cái thứ quan hệ đó.
Bệnh đến như núi đổ, bệnh đi như kéo tơ, sức khỏe của chị Trinh từ sau trận bệnh thập tử nhất sinh ấy cũng xuống dốc, thường xuyên làm bạn với thuốc than. Tôi biết trong lòng chị khổ không kể xiết, nó cũng góp phần làm sức khỏe của chị không thể hồi phục.
Bệnh của chị Trinh vừa lui chưa lâu thì tháng hai sứ Nguyên lại tới, thái độ như thể gấp rút muốn phục thù. Trần Khâm dùng lời lẽ cương quyết trên điện Thiên An, khiến sứ thần giận xanh mặt. Trong lòng tôi cả cười, ngày trước nhân nhượng chẳng phải bọn chúng cũng kéo quân sang thôn tính nước ta đó sao, hy vọng gì ở một con thú dữ luôn xem mình là con mồi chứ?
Ngày xuân tháng ba, mây trên trời càng nhiều, vạn vật đâm chồi trăm hoa đua nở, cây lê phía sau cung Quân Hoa cũng lấm tấm một vài đóa hoa đầu tiên. Những ngày gần đây Quốc Chẩn đã bắt đầu cắp sách theo nhóc Thuyên đi học, tôi khó mà có được một lúc yên tĩnh bèn kê cái sạp trúc đã cũ kĩ ra phía sau ngắm hoa lê, nghĩ thầm tầm ba bốn tháng nữa là cây lê có quả.
Hôm nọ, tôi nghe Mạc Đĩnh Chi báo tin cô Ngọc Châu vào phủ Chiêu Văn hầu đèn sách thì có phần kinh ngạc, thể loại hầu đèn sách sớm chiều kề cận bên nhau này chẳng phải hay xuất hiện trong ca kịch hay sao? Trần Nhật Duật không ngờ cũng là kiểu người có loại thú vui như thế, đúng là con người ta càng lớn tuổi lại càng có những sở thích lạ lùng. Nhưng tôi có điều thắc mắc, ông chú Văn từ lúc nào lại cần thư đồng vậy, trong phủ của anh ta không phải lúc nào cũng hát hò náo nhiệt hay sao? Việc này...ừm, có vẻ hơi thừa thãi.
Trong lúc mơ màng nhớ lại mấy chuyện phong tình của Trần Nhật Duật, đột nhiên có ai ngồi xuống chiếc sập trúc cũ kĩ của tôi, làm nó phát ra âm thanh kẽo kẹt.
Mắt tôi vẫn nặng trĩu, nhưng miệng lại không kìm được lên tiếng:
"Đã ngủ rồi, ngủ rồi."
Có tiếng phì cười vang lên bên tai, tôi tiếp tục châm chọc:
"Không mấy khi Thanh Phúc đến sớm như vậy, trong lòng có gì bực tức nên tìm chỗ khuây khỏa hay sao?"
Trần Khâm cười cười, trong giọng nói lại hơi hơi kiềm chế:
"Đúng vậy, tôi đến để giải khuây."
Lại cảm giác như chiếc sập có hơi xiêu vẹo, tôi mở mắt ngó anh ta, nói:
"Làm gãy sập trúc của em thì chàng phải đền bằng sập vàng sập bạc."
Trần Khâm chỉ tay vào trán tôi:
"Sập vàng sập bạc thì không có, chỉ có tấm lưng già này thôi."
Trần Khâm đang vận bạch bào ngồi trước mặt, tuy nét cười trên miệng nhưng đôi mày vẫn còn chưa giãn ra. Trên vai áo anh ta điểm mấy cánh hoa lê trắng muốt, sắc trắng của hoa như tan vào sắc trắng trên áo người. Phía sau, ánh mặt trời chói mắt hé ra trên những tán lá bị gió thổi rì rào cũng bị bóng lưng của anh ta che lại.
Tôi thầm nghĩ, đúng là cảnh đẹp ý vui.
Tôi ngồi nghe chị dạy việc, cuối cùng chị cũng trút được gánh nặng của cuộc đời mình.
Chị Trinh năm nay chỉ sắp ba mươi, vẫn chưa đi được nửa chặng đường của đời người, ấy vậy mà dáng vẻ lại như ngọn đèn sắp cạn. Tôi không muốn chị phải lo nghĩ nhiều, những thứ chị truyền dạy tôi học tập rất nghiêm cẩn, thằng nhóc Thuyên cũng y như tôi, gần như là liều mạng học hành. Bây giờ nó chỉ để tâm tới hai việc, một là chăm sóc mẹ nó, hai là học cho mẹ nó vui lòng.
Căn do là vì hôm nọ khi chị Trinh vừa tỉnh lại sau hai ngày mê man. Thấy nó khóc lóc, chị bèn cất giọng mệt mỏi, yếu đến không thể nói ra hơi:
"Trước giờ ta chưa từng khắt khe với con điều gì, hết thảy đều để con tự làm theo ý mình muốn, nhưng gần đây nghe phong thanh việc con ham chơi không thiết tới học hành làm ta cũng phải nhọc lòng lo. Ngày xưa đức tiên đế đã phong con làm hoàng thái tôn ngay khi con mới sinh ra đời, cho dù muốn hay không thì số phận của con cũng đã được định là như thế. Cũng như mẹ, dù muốn hay không thì khi đã ngồi vào ngôi vị hoàng hậu, phải làm tròn trách nhiệm với xã tắc giang sơn. Nay con học hành chểnh mảng, mẹ chợt cảm thấy cố gắng của mình trước giờ bỗng dưng thành xôi hỏng bỏng không."
Chị nói xong, ho như muốn vỡ tan lồng ngực.
Tôi đau xót vuốt ngực cho chị, thằng nhóc Thuyên ở bên cạnh nước mắt cũ nước mắt mới chồng chéo lên nhau, khóc lóc đến khản giọng. Tôi thấy nó có vẻ mệt mỏi, bèn sai nội hầu đưa nó trở về, tránh để hai mẹ con phải nói mấy lời tổn thương nhau nữa.
Tôi lắc đầu, ân cần nói với chị:
"Vậy nên chị phải cố gắng khỏe lại để nhìn con trưởng thành, chị phải sống đến ngày con được kế thừa thánh ý của tổ tiên, trở thành một minh quân hết lòng lo cho đất nước."
Lại có một hôm chị Anh Nguyên ghé sang thăm. Giữa không gian ngập mùi huân hương phiêu đãng, liếc mắt nhìn thấy chị Trinh đang ngủ, tôi liền nhỏ giọng hỏi chị Anh Nguyên:
"Ngày trước lúc em không có trong phủ, chị Trinh đã từng bệnh như thế này rồi đúng không?"
Chị Anh Nguyên ngẫm nghĩ một lát giống như sực nhớ ra liền nói:
"Đúng là có, là một ngày đông chị ấy bị rơi xuống hồ, trước đó sức khỏe của chị cũng không đến nỗi như vậy."
Tôi lại nghĩ quả nhiên, bệnh nặng tới bất ngờ thì khả năng cao là do đã có tiền sử.
Chị Anh Nguyên lại bổ sung:
"Là sau lúc định chuyện hôn phối với quan gia. Dạo đó chị bệnh rất lâu."
Tôi lại miên man suy nghĩ, bỗng nhiên nghe chị Trinh ho một tiếng bên tai, yếu ớt nói:
"Vô tình rơi xuống nhưng lại không muốn tỉnh, may khi ấy chị dâu nói với chị rằng chị vẫn còn trách nhiệm trên vai, vậy nên chị sống được đến hôm nay, mỉa mai thay là nhờ vào trách nhiệm.
Mọi thứ rơi vào tĩnh lặng, ngọn đèn dầu lay lắt trong không trung như chực tắt. Mùi thuốc nồng nặc len đến từng ngõ ngách trong căn phòng kín, đáy lòng tôi cũng nặng nề.
Chị Trinh lại nhìn chăm chú vào tấm mành lụa đang lay động, gương mặt chị giống như đang suy nghĩ lung lắm.
"Quan gia về vai vế hay tuổi tác đều là em của chị, chị không thích ngài. Chị biết nếu cứ thân cận cùng ngài thì chị sẽ khinh ghét, sẽ quá phận, vậy nên tốt nhất mỗi người cứ sống một cuộc đời riêng."
Tôi và chị Anh Nguyên nhìn nhau không biết nói gì cho phải, bèn thống nhất yên lặng để chị Trinh trút bỏ nỗi lòng. Bao năm qua ở cùng với nhau chưa lần nào chị hé răng về những gì mà mình suy nghĩ, chỉ toàn lo nghĩ cho tôi và những người xung quanh. Nay bệnh tình trở nặng, chị như muốn trăn trối với bọn tôi trước khi đi xa mãi mãi.
Tôi vẫn còn bình tĩnh, bên kia chị Anh Nguyên đã khóc thút thít rồi.Chị Trinh lại tiếp tục thở dài thườn thượt:
"Tĩnh à, bao năm qua chị luôn thấy có lỗi với em, nhiều lúc muốn nói nhưng lại không thể mở miệng. Năm đó tại sao em lại cứu chị, nếu như người bị bắt đi là chị thì tốt rồi."
Tôi nắm lấy tay chị, cũng không kìm được rơi nước mắt. Tại sao trên đời này lại có những người cứ thích ôm vào người mọi tội lỗi, tại sao chị không trách tôi đã làm hỏng cả cuộc đời của chị lại còn trở về tranh giành, cuối cùng chị còn dằn vặt vì cảm thấy có lỗi với tôi.
"Giá như lúc đó em chết đi chị đã có thể làm lại cuộc đời mới."
Chị Trinh cau mày, giằng mạnh tay tôi ra:
"Nếu em chết, chị sẽ mang niềm ân hận cả đời!" – Đoạn, chị lại nói – "Bây giờ chị không có gì hối tiếc cả, chỉ lo Thuyên còn quá nhỏ, nếu không có mẹ chỉ sợ nó sẽ buồn bã rồi không cố gắng học hành. Quan gia bận rộn, nếu chị không còn nữa thì chỉ biết trông cậy vào em thôi."
Tôi gật đầu, nước mắt rơi xuống ướt cả gối thêu hoa mẫu đơn của chị.
Tôi những tưởng chị Trinh sẽ không qua khỏi, nhưng khi cái lạnh của mùa đông qua đi và những ngày nắng ấm trở lại thì sức khỏe của chị dần dần tốt lên. Có lẽ là do những chất chứa trong lòng bấy lâu nay được giãi bày nên chị cũng không quá khổ tâm như trước nữa, cũng không uổng công thằng bé Thuyên hết mực kề cận chăm nom.
Tôi viết thư về cho cha mẹ, sau đó được tin chị An Hoa đã có tin vui, xem như là an ủi cho những ngày nhuốm màu u ám.
Sau lần đó, một hôm ngồi chăm Quốc Chẩn tập viết, dù biết nó chỉ mới tròn năm tuổi nhưng vẫn buộc miệng:
"Giờ con còn nhỏ, những gì mẹ nói con đều xem là hiển nhiên và tin răm rắp, nhưng sau này lớn lên con sẽ có suy nghĩ của riêng mình. Mẹ không thể ngăn cản được thế giới bên ngoài tác động vào suy nghĩ của con, nhưng mẹ biết con là đứa hiền lành, con phải trợ giúp cho anh con làm nên nghiệp lớn.
Tuy con vẫn có khả năng kế vị như anh của con, nhưng hãy nên học cách làm bề tôi sao cho xứng chứ tuyệt đối không được phép có ý định tranh giành bất cứ thứ gì. Chỉ như vậy mẹ mới an tâm."
Quốc Chẩn không biết có nghe hiểu không nhưng lại ngoan ngoãn gật đầu. Tôi xoa đầu nó thở dài, bỗng thấy tâm trạng của mình nhẹ đi chút ít.
Giữa tôi và chị Trinh tồn tại loại quan hệ khó mà nói rõ được, là chị em thì không hẳn, là tình địch cũng không xong. Là chị em thì tại sao giữa chị ta và chồng tôi lại có con cái? Là tình địch cũng không phải, bởi chị Trinh chưa bao giờ giành giật với tôi. Giữa chị với Trần Khâm tựa hồ cũng không có loại tình cảm để hình thành nên cái thứ quan hệ đó.
Bệnh đến như núi đổ, bệnh đi như kéo tơ, sức khỏe của chị Trinh từ sau trận bệnh thập tử nhất sinh ấy cũng xuống dốc, thường xuyên làm bạn với thuốc than. Tôi biết trong lòng chị khổ không kể xiết, nó cũng góp phần làm sức khỏe của chị không thể hồi phục.
Bệnh của chị Trinh vừa lui chưa lâu thì tháng hai sứ Nguyên lại tới, thái độ như thể gấp rút muốn phục thù. Trần Khâm dùng lời lẽ cương quyết trên điện Thiên An, khiến sứ thần giận xanh mặt. Trong lòng tôi cả cười, ngày trước nhân nhượng chẳng phải bọn chúng cũng kéo quân sang thôn tính nước ta đó sao, hy vọng gì ở một con thú dữ luôn xem mình là con mồi chứ?
Ngày xuân tháng ba, mây trên trời càng nhiều, vạn vật đâm chồi trăm hoa đua nở, cây lê phía sau cung Quân Hoa cũng lấm tấm một vài đóa hoa đầu tiên. Những ngày gần đây Quốc Chẩn đã bắt đầu cắp sách theo nhóc Thuyên đi học, tôi khó mà có được một lúc yên tĩnh bèn kê cái sạp trúc đã cũ kĩ ra phía sau ngắm hoa lê, nghĩ thầm tầm ba bốn tháng nữa là cây lê có quả.
Hôm nọ, tôi nghe Mạc Đĩnh Chi báo tin cô Ngọc Châu vào phủ Chiêu Văn hầu đèn sách thì có phần kinh ngạc, thể loại hầu đèn sách sớm chiều kề cận bên nhau này chẳng phải hay xuất hiện trong ca kịch hay sao? Trần Nhật Duật không ngờ cũng là kiểu người có loại thú vui như thế, đúng là con người ta càng lớn tuổi lại càng có những sở thích lạ lùng. Nhưng tôi có điều thắc mắc, ông chú Văn từ lúc nào lại cần thư đồng vậy, trong phủ của anh ta không phải lúc nào cũng hát hò náo nhiệt hay sao? Việc này...ừm, có vẻ hơi thừa thãi.
Trong lúc mơ màng nhớ lại mấy chuyện phong tình của Trần Nhật Duật, đột nhiên có ai ngồi xuống chiếc sập trúc cũ kĩ của tôi, làm nó phát ra âm thanh kẽo kẹt.
Mắt tôi vẫn nặng trĩu, nhưng miệng lại không kìm được lên tiếng:
"Đã ngủ rồi, ngủ rồi."
Có tiếng phì cười vang lên bên tai, tôi tiếp tục châm chọc:
"Không mấy khi Thanh Phúc đến sớm như vậy, trong lòng có gì bực tức nên tìm chỗ khuây khỏa hay sao?"
Trần Khâm cười cười, trong giọng nói lại hơi hơi kiềm chế:
"Đúng vậy, tôi đến để giải khuây."
Lại cảm giác như chiếc sập có hơi xiêu vẹo, tôi mở mắt ngó anh ta, nói:
"Làm gãy sập trúc của em thì chàng phải đền bằng sập vàng sập bạc."
Trần Khâm chỉ tay vào trán tôi:
"Sập vàng sập bạc thì không có, chỉ có tấm lưng già này thôi."
Trần Khâm đang vận bạch bào ngồi trước mặt, tuy nét cười trên miệng nhưng đôi mày vẫn còn chưa giãn ra. Trên vai áo anh ta điểm mấy cánh hoa lê trắng muốt, sắc trắng của hoa như tan vào sắc trắng trên áo người. Phía sau, ánh mặt trời chói mắt hé ra trên những tán lá bị gió thổi rì rào cũng bị bóng lưng của anh ta che lại.
Tôi thầm nghĩ, đúng là cảnh đẹp ý vui.
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenHHH.com