Chuyen Cu Ha Noi Tap 2 To Hoai
Cái mũ đã thay hầu hết bằng những cái nón - chớ lẫn miền Nam gọi cái mũ là cái nón. Người đẹp hoa hậu, á hậu đầu tóc rũ rượi. Các cụ bĩu môi bảo: chỉ con điên mới xõa tóc thế. Nhưng mái tóc xoã trước xõa sau bây giờ lại là mốt thế giới. Mỗi thời một khác, người ta chỉ yêu thương thời của mình chẳng còn biết nói thế nào.
Xưa kia, đàn ông, đàn bà và cả trẻ con khi ra đường thì chít khăn, đội mũ, đội nón mới là đứng đắn, là người lớn. Bây giờ những cái nón đã hết thời, chỉ còn có thấp thoáng chiếc nón bài thơ, nón Huế. Còn thì cái nón tam giang, nón quả bứa bằng chiếc lá gồi già họa hoằn mới gặp ở chợ quê các vùng bán sơn địa Ba Vì, Thạch Thất trên Sơn. Và ngắm thấy nàng diễn viên cầm chơi cái nón có khua ở đám hát quan họ và các thứ nón trên sân khấu.
Các nón tương truyền ra đời đã thành tên từ đời Lý. Các danh sĩ Lê Quý Đôn, Phạm Đình Hổ, thời các cụ chưa có các môn xã hội học, phong tục học, nhưng các cụ đã ý thức ghi chép, cẩn thận về mũ áo và cái nón, bởi cái nón cũng tỏ rõ phân biệt địa vị con người.
Bút ký "Vũ trung tùy bút " của Phạm Đình Hổ cắt nghĩa:
"Ngoan xác: nón của người già. Phương đấu đại: nón nhà giàu và nho sĩ. Cổ châu: nón người phường phố. Xuân lôi điểu hạp: nón của người trong làng. Tiêu quang tiểu nhược: nón của người ở ngoài phiên trấn".
Có lẽ những tên nón như thế cũng chỉ là chữ trên sách. Trong dân gian, nôm na hơn, cho nên Phạm Đình Hổ còn chép tên nón theo chất liệu, theo kiểu dáng, theo chức năng sử dụng và cả nơi sản xuất nón.
"Nón lông, nón dứa, nón chóp (của quan lại, học trò, nón đàn ông) Nón nhị thôn, nón lồng lệch.
Nón cạp: cho người có tang. Nón dấu của lính tráng.
Những nơi làm nón: Chuông, Lựa, Thanh, Nghệ, Ba Đồn, Phú Xuân..."
Các bô lão và các nhà sư đội nón cả tàu lá gồi uốn khum hình qủa bứa, gọi là nón tam giang hay nón tu lờ.
Phụ nữ đội nón thúng, hàng ngày thì nón thúng quai sợi mây, ngày hội thì nón thúng ba tầm quai thao, lòng nón sâu, thành nón cao, quai lụa. Xưa nón thúng rộng vành bằng cái mẹt đại, đến khi nón Huế lan ra - mà gọi thơ mộng là nón bài thơ, thì các bà các cô ăn diện không đội nón thúng nữa.
Thời sau cùng của nón, nón bài thơ ra đời cùng lúc với nón cu li, hai kiểu nón khuôn khổ hơi giống nhau nhưng sang hèn khác nhau, nón bài thơ của các tiểu thư khuê các, nón cu li của người làm phu, làm ruộng.
Có lẽ từ miền Trung, nón Ba Đồn ra bắc trước nón Huế. Nhưng cũng đại để như nhau, lá mỏng, nón Huế soi lên, thấp thoáng bóng cành trúc, lá lan và chữ Hán, sau này là quốc ngữ - vì thế, có tên là nón bài thơ, quai nón bằng lụa màu hoa đào, hoa cau, đôi khi giắt kín đáo mặt gương tròn lấp lánh trong lòng nón.Nón cu li cũng giống khuôn nón bài thơ, nhưng vành cứng, khâu dây móc diều, lá dầy, lá già, lòng nông choèn, vàng sậm, quai bằng mảnh giang, sợi mây. Nón cu li của người làm ăn dầu dãi mưa nắng. Trời nóng nực, ngồi nghỉ chân, nón thành cái quạt phe phẩy. Vục nón xuống sông, ra vòi máy hứng lấy nước uống, nước rửa mặt.
Làm nón có ba nguyên liệu chủ chốt:
Lá gồi. Cây gồi trong đồi, lá để lợp nhà. Lá gồi làm nón là giống gồi cây thấp lùn chỉ cao ngang người, lá đanh mặt. Người ta lựa lá làm nón thúng, nón bài thơ, nón cu li. Cái điều giống nhau ở các làng nghề, làm giấy, dệt lụa, làm nón, những nguyên liệu chính đều từ nơi xa đến. Cây gồi không phải cây trồng đằng sau vườn nhà làm nón mà cây gồi, rừng gồi mọc ở những vùng đồi đất ven rừng, người làm nón phải đi xa mua. Các làng ở ven sông có bè mảng đưa lá gồi từ trên ngược về.
Tre để uốn vành. Tre cật ngâm nước cho dẻo ra, khoanh tròn không gãy. Mảnh to buộc ngoài, những vành trong nhỏ dần lại, như sóng nước.
Khâu nón bằng sợi móc diều. Cây móc diều, trong bẹ chùm qủa và ở thân trổ thành nạm dây đen nhánh, dây móc phơi nắng rồi vuốt ra cuốn thành ống như ống tơ.
Không phải chỉ vải, chỉ tơ mà dây móc khâu nón mới chịu được mưa nắng, cũng như tre cật làm vành, lá gồi lợp nón.
Ca dao xưa có câu:
Hỡi cô đội nón ba tầm
Có về Yên Phụ phiên rằm lại sang Phiên rằm chợ chính Yên Quang
Yêu hoa anh đợi hoa nàng mới mua
Bấy giờ các cô yểu điệu "đội nón ba tầm", những khuôn mặt chữ điền hẳn là làm cho đẹp người đẹp nết thật phúc hậu lại nõn nà.
Xưa kia, đàn ông, đàn bà và cả trẻ con khi ra đường thì chít khăn, đội mũ, đội nón mới là đứng đắn, là người lớn. Bây giờ những cái nón đã hết thời, chỉ còn có thấp thoáng chiếc nón bài thơ, nón Huế. Còn thì cái nón tam giang, nón quả bứa bằng chiếc lá gồi già họa hoằn mới gặp ở chợ quê các vùng bán sơn địa Ba Vì, Thạch Thất trên Sơn. Và ngắm thấy nàng diễn viên cầm chơi cái nón có khua ở đám hát quan họ và các thứ nón trên sân khấu.
Các nón tương truyền ra đời đã thành tên từ đời Lý. Các danh sĩ Lê Quý Đôn, Phạm Đình Hổ, thời các cụ chưa có các môn xã hội học, phong tục học, nhưng các cụ đã ý thức ghi chép, cẩn thận về mũ áo và cái nón, bởi cái nón cũng tỏ rõ phân biệt địa vị con người.
Bút ký "Vũ trung tùy bút " của Phạm Đình Hổ cắt nghĩa:
"Ngoan xác: nón của người già. Phương đấu đại: nón nhà giàu và nho sĩ. Cổ châu: nón người phường phố. Xuân lôi điểu hạp: nón của người trong làng. Tiêu quang tiểu nhược: nón của người ở ngoài phiên trấn".
Có lẽ những tên nón như thế cũng chỉ là chữ trên sách. Trong dân gian, nôm na hơn, cho nên Phạm Đình Hổ còn chép tên nón theo chất liệu, theo kiểu dáng, theo chức năng sử dụng và cả nơi sản xuất nón.
"Nón lông, nón dứa, nón chóp (của quan lại, học trò, nón đàn ông) Nón nhị thôn, nón lồng lệch.
Nón cạp: cho người có tang. Nón dấu của lính tráng.
Những nơi làm nón: Chuông, Lựa, Thanh, Nghệ, Ba Đồn, Phú Xuân..."
Các bô lão và các nhà sư đội nón cả tàu lá gồi uốn khum hình qủa bứa, gọi là nón tam giang hay nón tu lờ.
Phụ nữ đội nón thúng, hàng ngày thì nón thúng quai sợi mây, ngày hội thì nón thúng ba tầm quai thao, lòng nón sâu, thành nón cao, quai lụa. Xưa nón thúng rộng vành bằng cái mẹt đại, đến khi nón Huế lan ra - mà gọi thơ mộng là nón bài thơ, thì các bà các cô ăn diện không đội nón thúng nữa.
Thời sau cùng của nón, nón bài thơ ra đời cùng lúc với nón cu li, hai kiểu nón khuôn khổ hơi giống nhau nhưng sang hèn khác nhau, nón bài thơ của các tiểu thư khuê các, nón cu li của người làm phu, làm ruộng.
Có lẽ từ miền Trung, nón Ba Đồn ra bắc trước nón Huế. Nhưng cũng đại để như nhau, lá mỏng, nón Huế soi lên, thấp thoáng bóng cành trúc, lá lan và chữ Hán, sau này là quốc ngữ - vì thế, có tên là nón bài thơ, quai nón bằng lụa màu hoa đào, hoa cau, đôi khi giắt kín đáo mặt gương tròn lấp lánh trong lòng nón.Nón cu li cũng giống khuôn nón bài thơ, nhưng vành cứng, khâu dây móc diều, lá dầy, lá già, lòng nông choèn, vàng sậm, quai bằng mảnh giang, sợi mây. Nón cu li của người làm ăn dầu dãi mưa nắng. Trời nóng nực, ngồi nghỉ chân, nón thành cái quạt phe phẩy. Vục nón xuống sông, ra vòi máy hứng lấy nước uống, nước rửa mặt.
Làm nón có ba nguyên liệu chủ chốt:
Lá gồi. Cây gồi trong đồi, lá để lợp nhà. Lá gồi làm nón là giống gồi cây thấp lùn chỉ cao ngang người, lá đanh mặt. Người ta lựa lá làm nón thúng, nón bài thơ, nón cu li. Cái điều giống nhau ở các làng nghề, làm giấy, dệt lụa, làm nón, những nguyên liệu chính đều từ nơi xa đến. Cây gồi không phải cây trồng đằng sau vườn nhà làm nón mà cây gồi, rừng gồi mọc ở những vùng đồi đất ven rừng, người làm nón phải đi xa mua. Các làng ở ven sông có bè mảng đưa lá gồi từ trên ngược về.
Tre để uốn vành. Tre cật ngâm nước cho dẻo ra, khoanh tròn không gãy. Mảnh to buộc ngoài, những vành trong nhỏ dần lại, như sóng nước.
Khâu nón bằng sợi móc diều. Cây móc diều, trong bẹ chùm qủa và ở thân trổ thành nạm dây đen nhánh, dây móc phơi nắng rồi vuốt ra cuốn thành ống như ống tơ.
Không phải chỉ vải, chỉ tơ mà dây móc khâu nón mới chịu được mưa nắng, cũng như tre cật làm vành, lá gồi lợp nón.
Ca dao xưa có câu:
Hỡi cô đội nón ba tầm
Có về Yên Phụ phiên rằm lại sang Phiên rằm chợ chính Yên Quang
Yêu hoa anh đợi hoa nàng mới mua
Bấy giờ các cô yểu điệu "đội nón ba tầm", những khuôn mặt chữ điền hẳn là làm cho đẹp người đẹp nết thật phúc hậu lại nõn nà.
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenHHH.com