TruyenHHH.com

Chuong3 Dat Trong Trot

Chương 3: ĐẤT TRỒNG TRỌT

I. Quá trình hình thành đất trồng trọt:

1. Khái niệm về đất trồng trọt và độ phì:

1.1 Khái niệm về đất trồng trọt:

KN: Đất là lớp mặt tơi xốp của vỏ lục địa có thể sản xuất ra sản phẩm cây trồng.

- Đất gồm 3 thể: rắn, lỏng, khí:

+ Thể rắn: gồm những chất vô cơ và hữu cơ khác nhau, tp hoá học khác nhau, nó ảnh hưởng tới t/c của đất trồng trọt. Thể rắn giúp cây dứng vững trong không gian.

+ Thể lỏng : cung cấp nước tạo nên màu sắc đất khi kết hợp với các ion kloại trong đất. Ảnh hưởng đến t/c đất và quá trình hình thành đất

VD: Fe3+ thừa nước  vàng; thiếu nước đỏ, nâu sẫm

+ Thể khí : cung cấp điều kiện sống cho các vsv và cây trồng trong đất. Ảnh hưởng tới quá trình hình thành và tính chất đất.

- Tính chất cơ bản của đất là khả năng tạo ra sản phẩm, đây chính là mấu chốt để phân biệt đá và đất.

1.2. Độ phì đất: là khả năng của đất cung cấp cho cây trồng không ngừng và cũng một lúc cả nước lẫn thức ăn.

- Muốn sử dụng từng loại đất thì phải đánh giá khả năng tạo ra sản phẩm chất lượng của đất và đó là độ phì của đất. 3 hạng đất đánh giá độ phì:

+ Nhất đăng điền( ruộng loại 1)

+ Nhị đăng điền ( ruộng loại 2)

+ Bạc điền (ruộng xấu)

2. Quá trình hình thành đất:

2.1 Bản chất quá trình hình thành đất:

Đá mẹ phong hóa thành mẫu chất là nguyên liệu hình thành đất.

Phong hóa là quá trình pha hủy đá mẹ dưới tác dụng của tự nhiên để tạo thành nguyên liệu để tạo thành đất.

Đất được hình thành từ đá mẹ qua các quá trình phong hóa sau:

* Phong hóa lý học: là quá trình vỡ vụn đá thành sp bé hơn và ko làm thay đổi tác dụng hóa học của nó. Tác nhân là to, nước và gió:

- Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm làm cho đá bị vỡ ra hay chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa, tốc độ chênh lệch lớn thì bị phá nhanh.

- Nước chảy làm cuốn trôi đá va đập vào nhau gây vỡ vụn hay nước xâm nhập vào trong các kẽ nứt của đá và gặp to lạnh thì phá vỡ đá ra.

- Gió thổi mạnh gây va đập và bào mòn đá...

- Phong hóa hóa học: là sự phá hủy đá bằng các phản ứng hóa học làm cho chúng biến thành các chất mới. Tác nhân: nước, CO2, O2. Có 4 loại quá trình phong hóa:

+ Quá trình oxy hóa: Do tác dụng của O2, H2O đá sẽ bị phá hủy

theo quá tình oxy hóa tạo thành chất dễ tan hơn.

+ Quá trình hydrat hóa (Thủy hợp): là quá trình kết hợp vói khoáng vật. Nc tham gia vào mạng lưới kết tinh của khoáng vật, bị tách ra khi khoáng vật bị phá hủy và bị nung.

+ Quá trình hòa tan: Do tác dụng của CO2 và H2O đá sẽ bị phá hủy theo phản ứng hòa tan tạo thành chất dễ tan hơn.

+ Quá trình sét hóa (Thủy phân): Dưới tác dụng của CO2 và H2¬O các kloai kiềm và kiềm thổ bị tách ra dưới dạng cácbonat còn lại là đất sét.

- Phong hóa sinh học: Đá được các sinh vật (vsv, thực vật, động vật) phá hủy bằng cách thải ra CO2 và hữu cơ hóp vào việc hình thành đất và phong hóa đá.

2.2 Các yếu tố hình thành đất:

- Khí hậu: Tùy thuộc vào vùng có đk khí hậu khác nhau mà đá bị phong hóa thành những loại đất nhất định.

- Đá mẹ: Có vai trò cung cấp chất khoáng và ảnh hưởng đến t/c hóa học, lý học của đất.

- Yếu tố sinh học: Sự hoạt động của sv và đặc biệt là thảm thực vật có vai trò quan trọng, sản phẩm cây xanh để lại trong đất quyết định tỷ lệ mùn cao hay thấp.

- Địa hình: Địa hình khác nhau tạo nên sự khác nhau về khí hậu thời tiết và quá trình phong hóa đá.

- Thời gian: được dùng để đánh giá tác động đến sự hình thành tuổi của đất.

- Hoạt động sản xuất của con người: Con người tiến hành các hoạt động sản xuất nông nghiệp, tác động vào đất theo hướng có lọi cho con người làm cho đất bị biến đổi.

3. Phẫu diện đất:

3.1. KN: là lát cắt thẳng đứng xuyên quá các lớp đất, các tầng khác nhau cho ta một hình ảnh tổng quát về sự hình thành, rửa trôi, sự tích lũy..của một loại đất.

3.2. Các tầng đất trong phẫu diện: (có 4 tầng)

- Tầng A: là tầng mặt đất chịu sự tác động của các yếu tố ngoại cảnh như mưa gió nhiệt độ thay đổi...nhưng lại là tầng được con người và xác động thực vật để lại một lượng hữu cơ lớn.

- Tầng B: là tầng tích tụ, ở đây tập trung các chất từ tầng A lắng xuống, đất cứng, ít tơi xốp, chứa nhiều sét, thường tích tự, dí dẽ, màu sắc nhạt hơn tầng A.

- Tâng C: là tầng mẫu chất

- Tâng D: là tầng đá mẹ chưa phong hóa.

II. Đặc điểm vật lý của đất:

1. Thành phần cơ giới:

1.1. Vai trò của các phần tử đất:

- Cát: tạo đk thoáng khí cho đất làm cho đất có tính thấm nước và lưu thông không khí tốt.

- Limon: tạo cho đất có kết cầu tốt, gồm đất thịt và bụi.

- Sét: tạo keo đất và khả năng hấp phụ cation lên bề mặt của đất.

- Hợp chất vôi: tạo tính đệm ngăn cản quá trình chua, gắn kết các phần tử đất tạo kết cấu và ảnh hưởng lớn đến hoạt động của sv trong đất.

- Mùn và chất hữu cơ: dễ tạo keo hữu cơ và kết hợp với các khoáng chất tạo thành keo hữu-vô cơ có tác dụng hấp phụ d2 để giữ lại trong đất và trao đổi với cây trồng cung cấp d2 cho cây.

1.2. Phân loại đất theo thành phần cơ giới có ý nghĩa: nhằm bố trí cây trồng phù hợp với từng loại đất và áp dụng các biện pháp kỹ thuật thích hợp trên từng chân đất cụ thể.

2. Kết cấu đất và độ xốp:

2.1 Kết cấu đât: là sự kết gắn các phần tử trong đất do keo hữu cơ, keo vô cơ và keo hữu-vô cơ tạo thành những hạt kết.

2.2 Độ xốp của đất: là tỉ lệ phần trăm các khe hở trong đất so với thể tích chung của đất.

- Độ xốp cảu đất phụ thuộc vào tỷ trọng, dung trọng, kết cấu của đất và các biện pháp canh tác như: cày, bừa, xới xáo..

- Độ xốp của đất có thể biến động từ 30-70% tùy thuộc vào loại đất và kết cấu đất.

- Ý nghĩa: tăng khả năng hút và thấm nước, k2 trong đất và tạo đk cho bộ rễ phát triển.

3. Đặc tính vật lý:

3.1 Nước trong đất:

a) Tính thấm nước của đất:

Phụ thuộc: độ xốp, độ dỳ tầng đất, độ ẩm đất, lớp che phủ, thành phần cơ giới và cation trong đất.

b) Tính giữ nước của đất: là một đặc tính quan trọng, nó đặc trưng cho từng loại đất, đất có giữ nước tốt cây mới được cung cấp nước đầy đủ và thường xuyên.

3.2 Nhiệt độ đất phụ thuộc:

- Vĩ độ: càng cao nhiệt độ càng thấp.

- Độ cao và hướng dốc: càng lên cao nhiệt độ càng giảm, hướng dốc phía mặt trời nhiệt độ rất cao.

- Màu sắc đất: đất màu sẫm nhiệt độ rất cao.

- Độ ẩm đất: độ ẩm đất cao nhiệt đọ đất điều hòa ít biến đổi.

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenHHH.com