Buc Tranh Dia Chinh Tri The Gioi Va Chau A Qua Cai Nhin Cua Kissinger
Những cuộc tấn công của Đế quốc Ottoman vào trật tự Âu châu lại tiếp tục, đáng kể nhất trong đó là cuộc tấn công thành Vienna vào năm 1683. Cuộc bao vây thành Vienna năm đó dù bị đội quân châu Âu do Hoàng tử Eugène xứ Savoy lãnh đạo phá vỡ, nhưng đã đánh dấu đỉnh cao công cuộc bành trướng của Đế quốc Ottoman. Vào cuối thế kỷ 18 và trong suốt thế kỷ 19, với động lượng ngày càng tăng, các quốc gia châu Âu bắt đầu đảo ngược quá trình này. Đế quốc Ottoman đã dần trở nên xơ cứng khi các phe phái tôn giáo chính thống trong triều đình chống lại hiện đại hóa. Nga gây sức ép chống lại đế quốc này từ phương bắc, hành quân về hướng Biển Đen và tiến vào Caucasus. Nga và Áo tiến vào khu vực Balkans từ phía đông và phía tây, trong khi Pháp và Anh tranh giành ảnh hưởng ở Ai Cập – viên ngọc quý của Đế quốc Ottoman – mà trong thế kỷ 19 đã giành được ở mức độ nhất định quyền tự chủ quốc gia. Bị chấn động bởi những rối loạn nội bộ, Đế quốc Ottoman bị các cường quốc Tây phương coi là "Con bệnh của châu Âu." Số phận những vùng đất rộng lớn mà đế quốc này nắm giữ ở khu vực Balkans và Trung Đông, trong đó là các cộng đồng Ki-tô giáo quan trọng có những liên kết lịch sử với phương Tây, đã trở thành "Câu hỏi phương Đông," và trong hầu hết thế kỷ 19, các cường quốc châu Âu lớn đã cố gắng phân chia các thuộc địa của Đế quốc Ottoman mà không làm xáo trộn sự cân bằng quyền lực của châu Âu. Về phần mình, người Ottoman có sự xoay xở của kẻ
yếu khi cố gắng thao túng các lực lượng đối địch nhau để đạt được sự tối đa trong tự do hành động. Theo cách này, vào cuối thế kỷ 19, Đế quốc Ottoman bước vào cân bằng quyền lực ở châu Âu như là một thành viên tạm thời của trật tự quốc tế theo Hòa ước Westphalia, nhưng với tư cách một cường quốc đang thoái trào không hoàn toàn nắm quyền kiểm soát số phận của mình – một "sức nặng" được tính đến trong việc thiết lập trạng thái cân bằng của châu Âu, nhưng lại không phải là một đối tác đầy đủ trong việc thiết kế ra nó. Anh sử dụng Đế quốc Ottoman để chặn đà tiến quân của Nga về phía các eo biển; Áo liên minh khi thì với Nga, lúc lại với Ottoman để giải quyết các vấn đề Balkans. Thế chiến I đã chấm dứt sự thao túng thận trọng này. Liên minh với Đức, người Ottoman bước vào cuộc chiến với những lý lẽ được rút ra từ cả hai hệ thống quốc tế – Hòa ước Westphalia và Hồi giáo. Vị Sultan cáo buộc Nga vi phạm vị thế "trung lập vũ trang" của đế quốc này khi tiến hành một "cuộc tấn công phi lý, trái với luật pháp quốc tế," và cam kết sẽ "tái vũ trang để bảo vệ những lợi ích hợp pháp của chúng tôi" (một lý do tuyên chiến kiểu Hòa ước Westphalia điển hình). Đồng thời, chức sắc tôn giáo Ottoman cao nhất này tuyên bố "thánh chiến," cáo buộc Nga, Pháp, và Anh về "những cuộc tấn công chống lại vương triều Hồi giáo vì mục đích tiêu diệt Hồi giáo," và công bố một sứ mệnh tôn giáo cho "những người theo Đấng Tiên tri Muhammad ở tất cả các nước" (bao gồm cả những nơi dưới sự quản lý của Anh, Pháp, hay Nga) phải "đẩy nhanh sinh mạng và của cải của mình tới Djat [jihad]" nếu không sẽ phải đối mặt với "cơn thịnh nộ của Thượng đế." Thánh chiến đôi khi hướng những sức mạnh vốn có tới những nỗ lực lớn hơn; tuy nhiên, bất kỳ lúc nào nó cũng có thể bị tiêu diệt nếu coi thường những thực tế chiến lược hay chính trị. Động lực của thời đại là bản sắc dân tộc và lợi ích quốc gia, chứ không phải thánh chiến toàn cầu. Người Hồi giáo ở Anh phớt lờ lời kêu
gọi thánh chiến; các nhà lãnh đạo Hồi giáo chủ chốt ở Ấn Độ thuộc Anh thay vì thánh chiến thì tập trung vào các hoạt động của phong trào đòi độc lập, thường đại kết trong bản chất và trong quan hệ đối tác với đồng bào theo Hindu giáo. Ở Bán đảo Ả- rập, những khát vọng quốc gia – vốn bài Ottoman – được đánh thức. Những hy vọng của người Đức về sự ủng hộ của toàn thế giới Hồi giáo trong chiến tranh tỏ ra là một điều hão huyền. Năm 1918, sau khi chiến tranh kết thúc, những lãnh thổ trước đây của Đế quốc Ottoman bị lôi kéo vào hệ thống quốc tế theo Hòa ước Westphalia bằng một loạt các cơ chế áp đặt.
HỆ THỐNG THEO HÒA ƯỚC WESTPHALIA VÀ THẾ GIỚI HỒI GIÁO Được ký với tàn tích của Đế quốc Ottoman sau Thế chiến I, Hòa ước Sèvres[89] năm 1920 một lần nữa coi Trung Đông là vùng đất chắp vá của các quốc gia, một khái niệm mà trước đây chưa hề xuất hiện trong từ vựng chính trị của khu vực này. Một số quốc gia, như Ai Cập và Iran phi Ả-rập, đã có những kinh nghiệm lịch sử trước đó như là đế quốc và thực thể văn hóa. Những quốc gia khác được phát minh như là "ủy trị" của Anh hoặc Pháp, một cách nói nhằm che đậy chủ nghĩa thực dân hay một nỗ lực gia trưởng, ngụ ý những nước này còn non trẻ nên cần sự giám hộ. Hiệp định Sykes-Picot năm 1916 (được đặt theo tên các nhà đàm phán của Anh và Pháp) đã chia Trung Đông thành những vùng ảnh hưởng trên thực tế. Hệ thống ủy trị, như được Hội Quốc Liên thông qua, đã làm cho sự phân chia này có hiệu lực: Syria và Lebanon được giao cho Pháp; Lưỡng Hà, sau này là Iraq, được đặt dưới sự ảnh hưởng của Anh; Palestine và Transjordan trở thành "Palestine ủy trị" của Anh, trải dài từ bờ biển Địa Trung Hải tới Iraq. Mỗi thực thể này chứa đựng nhiều nhóm sắc tộc và dân tộc khác nhau, một số trong đó từng có lịch sử xung đột với nhau. Điều này cho phép các cường quốc ủy trị trị vì một phần bằng cách thao túng những căng thẳng, trong tiến trình sắp đặt nền tảng cho các cuộc chiến tranh và nội chiến sau này. Với sự lưu tâm tới Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái đang đâm chồi (phong trào dân tộc chủ nghĩa Do Thái nhằm thiết lập một quốc gia trong Vùng đất Israel, một phong trào đã có từ trước chiến tranh nhưng trở nên lớn mạnh khi chiến tranh nổ ra),
Tuyên bố Balfour năm 1917 của chính quyền Anh – một bức thư từ Bộ trưởng Ngoại giao của Anh tới Huân tước Rothschild – thông báo rằng nước này ủng hộ "việc thành lập ở Palestine một quốc gia quê hương của người Do Thái" trong khi đưa ra sự đảm bảo rằng "ai cũng hiểu rõ là không gì sẽ được thực hiện mà có thể phương hại đến các quyền dân sự và tôn giáo của các cộng đồng phi Do Thái đang tồn tại." Anh còn làm phức tạp thêm sự mơ hồ của tuyên bố này khi dường như hứa hẹn cùng lãnh thổ đó cho Sharif[90] của Mecca. Những sự tái sắp xếp chính thức về quyền lực này thúc đẩy những biến động lớn. Năm 1924, các nhà lãnh đạo thế tục-dân tộc của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ mới được tuyên bố thành lập đã bãi bỏ thể chế chủ yếu của sự hợp nhất toàn Hồi giáo (caliphate) và tuyên bố một nhà nước thế tục. Kể từ đó, thế giới Hồi giáo bị mắc kẹt giữa trật tự quốc tế theo Hòa ước Westphalia của phe chiến thắng và khái niệm giờ đây không thể hiện thực hóa được của dar al-Islam. Với kinh nghiệm ít ỏi, các xã hội Trung Đông bắt đầu định nghĩa lại bản thân như những quốc gia hiện đại, trong phạm vi biên giới mà phần lớn không có nguồn gốc lịch sử. Sự xuất hiện của nhà nước thế tục phong cách châu Âu này chưa từng có tiền lệ trong lịch sử Ả-rập. Phản ứng đầu tiên của người Ả-rập là điều chỉnh những khái niệm về chủ quyền và vị thế quốc gia độc lập theo mục đích của riêng mình. Những tầng lớp tinh hoa về thương mại và chính trị đã được hình thành từ lâu bắt đầu hoạt động trong khuôn khổ trật tự theo Hòa ước Westphalia và một nền kinh tế toàn cầu; những gì họ yêu cầu là quyền của dân tộc họ được tham gia như những thành viên bình đẳng. Tuyên bố chung của họ là sự độc lập đích thực đối với các tổ chức chính trị đã được thiết lập từ trước, ngay cả những tổ chức mới được xây dựng, chứ không phải một sự lật đổ của trật tự theo Hòa ước Westphalia. Một xu hướng thế tục hóa đã đạt được động lượng trong việc theo đuổi các mục tiêu này, nhưng nó đã không lên đến đỉnh điểm thành một trật tự đa nguyên như
ở châu Âu. Hai xu hướng đối lập xuất hiện. Phong trào "Liên minh các quốc gia Ả-rập" chấp nhận tiền đề của một hệ thống dựa trên nền tảng chủ quyền quốc gia. Nhưng quốc gia mà họ theo đuổi là một quốc gia Ả-rập thống nhất, một chủ thể dân tộc, ngôn ngữ, và văn hóa duy nhất. Ngược lại, phong trào "Hồi giáo mang tính chính trị" nhấn mạnh việc dựa trên tôn giáo chung như là phương tiện tốt nhất cho một bản sắc Ả-rập hiện đại. Những người theo Hồi giáo – trong đó tổ chức Huynh đệ Hồi giáo[91] giờ đây là biểu hiện quen thuộc nhất – thường được sàng lọc từ các thành viên có học vấn cao của tầng lớp trung lưu mới. Nhiều người coi Hồi giáo như là một cách để tham gia vào thời kỳ hậu chiến mà không cần phải từ bỏ các giá trị của họ, để được hiện đại mà không cần phải trở thành phương Tây. Cho tới Thế chiến II, các cường quốc châu Âu vẫn đủ mạnh để duy trì trật tự khu vực mà họ đã thiết kế cho Trung Đông sau những hậu quả của Thế chiến I. Sau đó, khả năng của các cường quốc châu Âu trong việc kiểm soát quần chúng ngày càng bất ổn đã không còn. Mỹ nổi lên như ảnh hưởng chính từ bên ngoài. Trong những năm 1950 và 1960, các chính phủ phần nào phong kiến và quân chủ ở Ai Cập, Iraq, Syria, Yemen, và Libya bị các nhà lãnh đạo quân sự của họ, những người muốn thiết lập chính quyền thế tục, lật đổ. Những nhà cai trị mới, thường được lựa chọn từ các bộ phận quần chúng từ trước đến nay bị loại khỏi quá trình chính trị, tiến hành thu hút quần chúng ủng hộ bằng những lời kêu gọi dân tộc chủ nghĩa. Văn hóa chính trị theo chủ nghĩa dân túy, mặc dù không hề dân chủ, bắt đầu ăn sâu bám rễ trong khu vực: Gamal Abdel Nasser, nhà lãnh đạo chủ nghĩa dân túy đầy lôi cuốn của Ai Cập giai đoạn 1954-1970, và người kế nhiệm ông là Anwar al- Sadat, từ lai lịch tỉnh lẻ đã vươn lên nắm quyền. Ở Iraq, Saddam Hussein, với nguồn gốc khiêm tốn tương tự, thi hành một phiên bản quản lý quân sự thế tục còn cực đoan hơn: cai trị bằng sự
hăm dọa và hành động tàn bạo từ đầu những năm 1970 (ban đầu là người thiên về bạo lực chính trị trên thực tế, sau đó là Tổng thống bắt đầu từ năm 1979) đến năm 2003, ông ta đã tìm cách gieo rắc sự kinh hoàng tột độ trong khu vực với sự hiếu chiến của mình. Cả Hussein và đồng minh ý thức hệ của ông ta, Hafez al- Assad ranh mãnh và tàn nhẫn của Syria, thừa nhận chủ nghĩa dân tộc toàn Ả-rập để từ đó thừa nhận giáo phái thiểu số của mình có quyền cai trị đông đảo quần chúng (trớ trêu thay, thường ở hướng đối lập – với người theo hệ phái Sunni cai trị người theo hệ phái Shia chiếm đa số ở Iraq, và người thuộc chi Alawite gần như theo hệ phái Shia cai trị người theo hệ phái Sunni chiếm đa số ở Syria). Một cảm giác về vận mệnh quốc gia chung đã hình thành như là sự thay thế cho tầm nhìn Hồi giáo. Nhưng di sản Hồi giáo nhanh chóng tự tái khẳng định. Các nhóm Hồi giáo kết hợp giữa sự phê phán việc có quá nhiều những nhà lãnh đạo thế tục và lại còn bị thất bại, với những lý lẽ dựa trên kinh thánh về sự cần thiết có một sự cai trị được sự soi dẫn thiên thượng, ủng hộ việc thành lập một nền chính trị thần quyền toàn Hồi giáo thay thế các quốc gia hiện tại. Họ phỉ báng cả phương Tây cũng như Liên Xô; nhiều kẻ yểm trợ cho quan điểm của mình bằng những hành động khủng bố đầy tính cơ hội. Những nhà cai trị quân sự phản ứng gay gắt, đàn áp phong trào chính trị Hồi giáo, buộc tội phá hoại sự đoàn kết dân tộc và tiến trình hiện đại hóa. Theo lý lẽ ngày nay, thời đại này là không lý tưởng hóa. Các chính phủ quân đội, quân chủ, và độc tài khác ở Trung Đông coi bất đồng chính kiến như sự nổi loạn, để lại ít không gian cho sự phát triển của xã hội dân sự hay văn hóa đa nguyên, một khiếm khuyết sẽ ám ảnh khu vực này khi bước vào thế kỷ 21. Tuy nhiên, trong bối cảnh chủ nghĩa dân tộc chuyên chế, một quá trình điều chỉnh tạm thời với trật tự quốc tế hiện đại đang hình thành. Một số nhà cai trị tham vọng hơn như Nasser và Saddam Hussein đã cố gắng mở rộng lãnh thổ của họ, hoặc bằng vũ lực
hoặc thông qua những lời kêu gọi mị dân về một Ả-rập thống nhất. Liên minh ngắn ngủi giữa Ai Cập và Syria trong ba năm 1958-1961 phản ánh một nỗ lực như vậy. Nhưng những nỗ lực này đã thất bại, vì các quốc gia Ả-rập đang trở nên bảo vệ quá mức di sản tổ tiên của mình nên không thể nhận chìm nó vào một dự án hợp nhất chính trị rộng lớn hơn. Vì vậy, cơ sở chung cuối cùng của chính sách đối với các nhà cai trị quân sự là quốc gia và chủ nghĩa dân tộc, mà phần lớn tiếp giáp với các biên giới đã được thiết lập. Trong bối cảnh này, họ tìm cách khai thác sự đối địch của các cường quốc Chiến tranh Lạnh để tăng cường ảnh hưởng của mình. Từ cuối những năm 1950 đến đầu những năm 1970, Liên Xô là phương tiện để họ gây áp lực với Mỹ. Nước này trở thành nhà cung cấp vũ khí và ủng hộ ngoại giao chính cho các quốc gia Ả-rập dân tộc chủ nghĩa, đến lượt mình các quốc gia này thường ủng hộ các mục tiêu quốc tế của Liên Xô. Các nhà độc tài quân sự tự nhận là có lòng trung thành chung chung với "chủ nghĩa xã hội Ả-rập" và ngưỡng mộ mô hình kinh tế của Liên Xô, nhưng trong hầu hết trường hợp, nền kinh tế vẫn duy trì truyền thống gia trưởng và tập trung vào các ngành công nghiệp đơn lẻ do những nhà kỹ trị điều hành. Như các chế độ quan niệm, động lực quan trọng hơn là lợi ích quốc gia, chứ không phải ý thức hệ chính trị hay tôn giáo. Về tổng thể, các mối quan hệ thời kỳ Chiến tranh Lạnh giữa thế giới Hồi giáo và phi Hồi giáo đi theo phương cách tiếp cận cơ bản của Hòa ước Westphalia dựa trên sự cân bằng quyền lực. Ai Cập, Syria, Algeria, và Iraq nói chung ủng hộ các chính sách của Liên Xô và theo sự hướng đạo của Liên Xô. Jordan, Ả-rập Saudi, Iran, và Morocco thân thiện với Mỹ và dựa vào sự yểm trợ của Mỹ đối với an ninh của họ. Ngoại trừ Ả-rập Saudi, tất cả các quốc gia này do các nhà nước thế tục quản lý, dù một số dựa trên những hình thức quân chủ truyền thống nhuốm màu tôn giáo để có được tính chính danh chính trị, về bề ngoài theo nguyên tắc
quản lý nhà nước dựa trên lợi ích quốc gia. Sự phân biệt căn bản là ở chỗ các nước nhận thấy lợi ích của họ đạt được bằng cách liên kết với một siêu cường nhất định. Trong giai đoạn 1973-1974, sự liên kết này đã thay đổi. Tin rằng Liên Xô chỉ có thể cung cấp vũ khí chứ không phải một tiến bộ ngoại giao để tiến tới việc giành lại Bán đảo Sinai khỏi sự chiếm đóng của Israel (Israel đã chiếm Bán đảo này trong cuộc Chiến tranh Sáu ngày[92] năm 1967), Tổng thống Ai Cập Anwar al-Sadat đã đổi phe. Từ đó trở đi, Ai Cập hoạt động như là một đồng minh của Mỹ trên thực tế; an ninh của nước này dựa vào vũ khí của Mỹ, chứ không phải của Liên Xô. Syria và Algeria chuyển đến vị trí giữ khoảng cách xa như nhau giữa hai phe trong Chiến tranh Lạnh. Vai trò của Liên Xô trong khu vực đã suy giảm nghiêm trọng. Một vấn đề ý thức hệ thống nhất quan điểm của cả thế giới Ả- rập là sự xuất hiện của Israel như một nước có chủ quyền và là mảnh đất quê hương của những người Do Thái được quốc tế công nhận. Sự phản đối của thế giới Ả-rập đối với viễn cảnh đó đã dẫn đến bốn cuộc chiến tranh trong các năm 1948, 1956, 1967, và 1973. Trong mỗi cuộc chiến này, vũ khí của Israel đều thắng thế. Trên thực tế, sự chuyển đổi dựa trên lợi-ích-quốc-gia của Sadat sang quỹ đạo chống Liên Xô đã mở ra một thời kỳ ngoại giao căng thẳng dẫn đến hai thỏa thuận không can thiệp giữa Ai Cập và Israel và một thỏa thuận hòa bình với Israel vào năm 1979. Ai Cập bị trục xuất khỏi Liên đoàn Ả-rập. Sadat bị phỉ báng và cuối cùng bị ám sát. Tuy nhiên, những hành động dũng cảm của ông được nhiều người noi theo khi sẵn sàng tìm sự điều chỉnh tương tự với nhà nước Do Thái. Năm 1974, Syria và Israel ký kết một thỏa thuận không can thiệp để xác định và bảo vệ các tiền tuyến quân sự giữa hai nước. Sự sắp đặt này đã được duy trì trong bốn thập kỷ, đi qua các cuộc chiến tranh và khủng bố, và thậm chí cả trong sự hỗn loạn của cuộc nội chiến Syria. Jordan
và Israel thi hành sự kiềm chế lẫn nhau, cuối cùng lên đến đỉnh điểm là một thỏa thuận hòa bình. Trên bình diện quốc tế, các chế độ độc tài chuyên chế của Syria và Iraq vẫn tiếp tục ngả về phía Liên Xô, nhưng trong từng trường hợp vẫn để ngỏ cho việc ủng hộ các chính sách khác. Đến cuối những năm 1970, các cuộc khủng hoảng Trung Đông bắt đầu có vẻ ngày càng giống các cuộc khủng hoảng Balkans vào thế kỷ 19, các quốc gia hạng hai thao túng sự đối địch giữa các cường quốc thống trị nhân danh các mục tiêu quốc gia riêng của họ. Tuy nhiên, liên kết ngoại giao với Mỹ cuối cùng không thể giải quyết được vấn đề nan giải mà các chế độ độc tài quân sự dân tộc chủ nghĩa phải đối mặt. Liên kết với Liên Xô đã không thúc đẩy các mục tiêu chính trị, liên kết với Mỹ đã không xoa dịu những thách thức xã hội. Những chế độ độc tài này đã giành được sự độc lập đáng kể từ sự cai trị thực dân và có khả năng thao túng giữa các trung tâm quyền lực chính của Chiến tranh Lạnh. Nhưng tiến bộ kinh tế của họ đã quá chậm chạp, và sự tiếp cận đối với các lợi ích của nó rất không đồng đều để có thể đáp ứng tốt nhu cầu của người dân, trong nhiều trường hợp vấn đề còn trầm trọng hơn khi mà sự thịnh vượng từ nguồn tài nguyên năng lượng làm cho ngân sách quốc gia gần như phụ thuộc hoàn toàn vào dầu lửa, và một văn hóa kinh tế không thuận lợi đối với đổi mới sáng tạo và đa dạng hóa. Hơn tất cả, kết thúc đột ngột của Chiến tranh Lạnh làm suy yếu vị thế mặc cả của những quốc gia này và khiến họ trở nên không cần thiết về mặt chính trị. Họ đã không học được cách để huy động quần chúng, và trong trường hợp nếu không có một kẻ thù ngoại bang hay khủng hoảng quốc tế thì phải ngày càng coi mục tiêu của nhà nước không phải là chính nó mà là nghĩa vụ cải thiện đời sống của quần chúng. Kết quả là, những tầng lớp tinh hoa thấy mình có nghĩa vụ đấu tranh với những bất mãn trong nước như làn sóng thủy triều trào dâng đang thách thức tính chính danh của họ. Những
nhóm cực đoan hứa hẹn thay thế hệ thống hiện tại ở Trung Đông bằng một trật tự Trung Đông dựa trên tôn giáo phản ánh hai cách tiếp cận phổ quát khác biệt về trật tự thế giới: phiên bản dòng Sunni theo cách của tổ chức Huynh đệ Hồi giáo có phạm vi hoạt động rộng lớn trong khu vực được thành lập năm 1928, Hamas[93] – phong trào cấp tiến đã nắm quyền ở Gaza năm 2007, và phong trào khủng bố toàn cầu al-Qaeda; phiên bản dòng Shia qua cuộc cách mạng Khomeini và nhánh của nó, tổ chức Hezbollah[94] "nhà nước trong nhà nước" của người Lebanon. Tuy xung đột bạo lực với nhau, các tổ chức này lại thống nhất trong cam kết về việc phá bỏ trật tự khu vực hiện tại và xây dựng lại nó như một hệ thống được sự soi dẫn thiên thượng.
yếu khi cố gắng thao túng các lực lượng đối địch nhau để đạt được sự tối đa trong tự do hành động. Theo cách này, vào cuối thế kỷ 19, Đế quốc Ottoman bước vào cân bằng quyền lực ở châu Âu như là một thành viên tạm thời của trật tự quốc tế theo Hòa ước Westphalia, nhưng với tư cách một cường quốc đang thoái trào không hoàn toàn nắm quyền kiểm soát số phận của mình – một "sức nặng" được tính đến trong việc thiết lập trạng thái cân bằng của châu Âu, nhưng lại không phải là một đối tác đầy đủ trong việc thiết kế ra nó. Anh sử dụng Đế quốc Ottoman để chặn đà tiến quân của Nga về phía các eo biển; Áo liên minh khi thì với Nga, lúc lại với Ottoman để giải quyết các vấn đề Balkans. Thế chiến I đã chấm dứt sự thao túng thận trọng này. Liên minh với Đức, người Ottoman bước vào cuộc chiến với những lý lẽ được rút ra từ cả hai hệ thống quốc tế – Hòa ước Westphalia và Hồi giáo. Vị Sultan cáo buộc Nga vi phạm vị thế "trung lập vũ trang" của đế quốc này khi tiến hành một "cuộc tấn công phi lý, trái với luật pháp quốc tế," và cam kết sẽ "tái vũ trang để bảo vệ những lợi ích hợp pháp của chúng tôi" (một lý do tuyên chiến kiểu Hòa ước Westphalia điển hình). Đồng thời, chức sắc tôn giáo Ottoman cao nhất này tuyên bố "thánh chiến," cáo buộc Nga, Pháp, và Anh về "những cuộc tấn công chống lại vương triều Hồi giáo vì mục đích tiêu diệt Hồi giáo," và công bố một sứ mệnh tôn giáo cho "những người theo Đấng Tiên tri Muhammad ở tất cả các nước" (bao gồm cả những nơi dưới sự quản lý của Anh, Pháp, hay Nga) phải "đẩy nhanh sinh mạng và của cải của mình tới Djat [jihad]" nếu không sẽ phải đối mặt với "cơn thịnh nộ của Thượng đế." Thánh chiến đôi khi hướng những sức mạnh vốn có tới những nỗ lực lớn hơn; tuy nhiên, bất kỳ lúc nào nó cũng có thể bị tiêu diệt nếu coi thường những thực tế chiến lược hay chính trị. Động lực của thời đại là bản sắc dân tộc và lợi ích quốc gia, chứ không phải thánh chiến toàn cầu. Người Hồi giáo ở Anh phớt lờ lời kêu
gọi thánh chiến; các nhà lãnh đạo Hồi giáo chủ chốt ở Ấn Độ thuộc Anh thay vì thánh chiến thì tập trung vào các hoạt động của phong trào đòi độc lập, thường đại kết trong bản chất và trong quan hệ đối tác với đồng bào theo Hindu giáo. Ở Bán đảo Ả- rập, những khát vọng quốc gia – vốn bài Ottoman – được đánh thức. Những hy vọng của người Đức về sự ủng hộ của toàn thế giới Hồi giáo trong chiến tranh tỏ ra là một điều hão huyền. Năm 1918, sau khi chiến tranh kết thúc, những lãnh thổ trước đây của Đế quốc Ottoman bị lôi kéo vào hệ thống quốc tế theo Hòa ước Westphalia bằng một loạt các cơ chế áp đặt.
HỆ THỐNG THEO HÒA ƯỚC WESTPHALIA VÀ THẾ GIỚI HỒI GIÁO Được ký với tàn tích của Đế quốc Ottoman sau Thế chiến I, Hòa ước Sèvres[89] năm 1920 một lần nữa coi Trung Đông là vùng đất chắp vá của các quốc gia, một khái niệm mà trước đây chưa hề xuất hiện trong từ vựng chính trị của khu vực này. Một số quốc gia, như Ai Cập và Iran phi Ả-rập, đã có những kinh nghiệm lịch sử trước đó như là đế quốc và thực thể văn hóa. Những quốc gia khác được phát minh như là "ủy trị" của Anh hoặc Pháp, một cách nói nhằm che đậy chủ nghĩa thực dân hay một nỗ lực gia trưởng, ngụ ý những nước này còn non trẻ nên cần sự giám hộ. Hiệp định Sykes-Picot năm 1916 (được đặt theo tên các nhà đàm phán của Anh và Pháp) đã chia Trung Đông thành những vùng ảnh hưởng trên thực tế. Hệ thống ủy trị, như được Hội Quốc Liên thông qua, đã làm cho sự phân chia này có hiệu lực: Syria và Lebanon được giao cho Pháp; Lưỡng Hà, sau này là Iraq, được đặt dưới sự ảnh hưởng của Anh; Palestine và Transjordan trở thành "Palestine ủy trị" của Anh, trải dài từ bờ biển Địa Trung Hải tới Iraq. Mỗi thực thể này chứa đựng nhiều nhóm sắc tộc và dân tộc khác nhau, một số trong đó từng có lịch sử xung đột với nhau. Điều này cho phép các cường quốc ủy trị trị vì một phần bằng cách thao túng những căng thẳng, trong tiến trình sắp đặt nền tảng cho các cuộc chiến tranh và nội chiến sau này. Với sự lưu tâm tới Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái đang đâm chồi (phong trào dân tộc chủ nghĩa Do Thái nhằm thiết lập một quốc gia trong Vùng đất Israel, một phong trào đã có từ trước chiến tranh nhưng trở nên lớn mạnh khi chiến tranh nổ ra),
Tuyên bố Balfour năm 1917 của chính quyền Anh – một bức thư từ Bộ trưởng Ngoại giao của Anh tới Huân tước Rothschild – thông báo rằng nước này ủng hộ "việc thành lập ở Palestine một quốc gia quê hương của người Do Thái" trong khi đưa ra sự đảm bảo rằng "ai cũng hiểu rõ là không gì sẽ được thực hiện mà có thể phương hại đến các quyền dân sự và tôn giáo của các cộng đồng phi Do Thái đang tồn tại." Anh còn làm phức tạp thêm sự mơ hồ của tuyên bố này khi dường như hứa hẹn cùng lãnh thổ đó cho Sharif[90] của Mecca. Những sự tái sắp xếp chính thức về quyền lực này thúc đẩy những biến động lớn. Năm 1924, các nhà lãnh đạo thế tục-dân tộc của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ mới được tuyên bố thành lập đã bãi bỏ thể chế chủ yếu của sự hợp nhất toàn Hồi giáo (caliphate) và tuyên bố một nhà nước thế tục. Kể từ đó, thế giới Hồi giáo bị mắc kẹt giữa trật tự quốc tế theo Hòa ước Westphalia của phe chiến thắng và khái niệm giờ đây không thể hiện thực hóa được của dar al-Islam. Với kinh nghiệm ít ỏi, các xã hội Trung Đông bắt đầu định nghĩa lại bản thân như những quốc gia hiện đại, trong phạm vi biên giới mà phần lớn không có nguồn gốc lịch sử. Sự xuất hiện của nhà nước thế tục phong cách châu Âu này chưa từng có tiền lệ trong lịch sử Ả-rập. Phản ứng đầu tiên của người Ả-rập là điều chỉnh những khái niệm về chủ quyền và vị thế quốc gia độc lập theo mục đích của riêng mình. Những tầng lớp tinh hoa về thương mại và chính trị đã được hình thành từ lâu bắt đầu hoạt động trong khuôn khổ trật tự theo Hòa ước Westphalia và một nền kinh tế toàn cầu; những gì họ yêu cầu là quyền của dân tộc họ được tham gia như những thành viên bình đẳng. Tuyên bố chung của họ là sự độc lập đích thực đối với các tổ chức chính trị đã được thiết lập từ trước, ngay cả những tổ chức mới được xây dựng, chứ không phải một sự lật đổ của trật tự theo Hòa ước Westphalia. Một xu hướng thế tục hóa đã đạt được động lượng trong việc theo đuổi các mục tiêu này, nhưng nó đã không lên đến đỉnh điểm thành một trật tự đa nguyên như
ở châu Âu. Hai xu hướng đối lập xuất hiện. Phong trào "Liên minh các quốc gia Ả-rập" chấp nhận tiền đề của một hệ thống dựa trên nền tảng chủ quyền quốc gia. Nhưng quốc gia mà họ theo đuổi là một quốc gia Ả-rập thống nhất, một chủ thể dân tộc, ngôn ngữ, và văn hóa duy nhất. Ngược lại, phong trào "Hồi giáo mang tính chính trị" nhấn mạnh việc dựa trên tôn giáo chung như là phương tiện tốt nhất cho một bản sắc Ả-rập hiện đại. Những người theo Hồi giáo – trong đó tổ chức Huynh đệ Hồi giáo[91] giờ đây là biểu hiện quen thuộc nhất – thường được sàng lọc từ các thành viên có học vấn cao của tầng lớp trung lưu mới. Nhiều người coi Hồi giáo như là một cách để tham gia vào thời kỳ hậu chiến mà không cần phải từ bỏ các giá trị của họ, để được hiện đại mà không cần phải trở thành phương Tây. Cho tới Thế chiến II, các cường quốc châu Âu vẫn đủ mạnh để duy trì trật tự khu vực mà họ đã thiết kế cho Trung Đông sau những hậu quả của Thế chiến I. Sau đó, khả năng của các cường quốc châu Âu trong việc kiểm soát quần chúng ngày càng bất ổn đã không còn. Mỹ nổi lên như ảnh hưởng chính từ bên ngoài. Trong những năm 1950 và 1960, các chính phủ phần nào phong kiến và quân chủ ở Ai Cập, Iraq, Syria, Yemen, và Libya bị các nhà lãnh đạo quân sự của họ, những người muốn thiết lập chính quyền thế tục, lật đổ. Những nhà cai trị mới, thường được lựa chọn từ các bộ phận quần chúng từ trước đến nay bị loại khỏi quá trình chính trị, tiến hành thu hút quần chúng ủng hộ bằng những lời kêu gọi dân tộc chủ nghĩa. Văn hóa chính trị theo chủ nghĩa dân túy, mặc dù không hề dân chủ, bắt đầu ăn sâu bám rễ trong khu vực: Gamal Abdel Nasser, nhà lãnh đạo chủ nghĩa dân túy đầy lôi cuốn của Ai Cập giai đoạn 1954-1970, và người kế nhiệm ông là Anwar al- Sadat, từ lai lịch tỉnh lẻ đã vươn lên nắm quyền. Ở Iraq, Saddam Hussein, với nguồn gốc khiêm tốn tương tự, thi hành một phiên bản quản lý quân sự thế tục còn cực đoan hơn: cai trị bằng sự
hăm dọa và hành động tàn bạo từ đầu những năm 1970 (ban đầu là người thiên về bạo lực chính trị trên thực tế, sau đó là Tổng thống bắt đầu từ năm 1979) đến năm 2003, ông ta đã tìm cách gieo rắc sự kinh hoàng tột độ trong khu vực với sự hiếu chiến của mình. Cả Hussein và đồng minh ý thức hệ của ông ta, Hafez al- Assad ranh mãnh và tàn nhẫn của Syria, thừa nhận chủ nghĩa dân tộc toàn Ả-rập để từ đó thừa nhận giáo phái thiểu số của mình có quyền cai trị đông đảo quần chúng (trớ trêu thay, thường ở hướng đối lập – với người theo hệ phái Sunni cai trị người theo hệ phái Shia chiếm đa số ở Iraq, và người thuộc chi Alawite gần như theo hệ phái Shia cai trị người theo hệ phái Sunni chiếm đa số ở Syria). Một cảm giác về vận mệnh quốc gia chung đã hình thành như là sự thay thế cho tầm nhìn Hồi giáo. Nhưng di sản Hồi giáo nhanh chóng tự tái khẳng định. Các nhóm Hồi giáo kết hợp giữa sự phê phán việc có quá nhiều những nhà lãnh đạo thế tục và lại còn bị thất bại, với những lý lẽ dựa trên kinh thánh về sự cần thiết có một sự cai trị được sự soi dẫn thiên thượng, ủng hộ việc thành lập một nền chính trị thần quyền toàn Hồi giáo thay thế các quốc gia hiện tại. Họ phỉ báng cả phương Tây cũng như Liên Xô; nhiều kẻ yểm trợ cho quan điểm của mình bằng những hành động khủng bố đầy tính cơ hội. Những nhà cai trị quân sự phản ứng gay gắt, đàn áp phong trào chính trị Hồi giáo, buộc tội phá hoại sự đoàn kết dân tộc và tiến trình hiện đại hóa. Theo lý lẽ ngày nay, thời đại này là không lý tưởng hóa. Các chính phủ quân đội, quân chủ, và độc tài khác ở Trung Đông coi bất đồng chính kiến như sự nổi loạn, để lại ít không gian cho sự phát triển của xã hội dân sự hay văn hóa đa nguyên, một khiếm khuyết sẽ ám ảnh khu vực này khi bước vào thế kỷ 21. Tuy nhiên, trong bối cảnh chủ nghĩa dân tộc chuyên chế, một quá trình điều chỉnh tạm thời với trật tự quốc tế hiện đại đang hình thành. Một số nhà cai trị tham vọng hơn như Nasser và Saddam Hussein đã cố gắng mở rộng lãnh thổ của họ, hoặc bằng vũ lực
hoặc thông qua những lời kêu gọi mị dân về một Ả-rập thống nhất. Liên minh ngắn ngủi giữa Ai Cập và Syria trong ba năm 1958-1961 phản ánh một nỗ lực như vậy. Nhưng những nỗ lực này đã thất bại, vì các quốc gia Ả-rập đang trở nên bảo vệ quá mức di sản tổ tiên của mình nên không thể nhận chìm nó vào một dự án hợp nhất chính trị rộng lớn hơn. Vì vậy, cơ sở chung cuối cùng của chính sách đối với các nhà cai trị quân sự là quốc gia và chủ nghĩa dân tộc, mà phần lớn tiếp giáp với các biên giới đã được thiết lập. Trong bối cảnh này, họ tìm cách khai thác sự đối địch của các cường quốc Chiến tranh Lạnh để tăng cường ảnh hưởng của mình. Từ cuối những năm 1950 đến đầu những năm 1970, Liên Xô là phương tiện để họ gây áp lực với Mỹ. Nước này trở thành nhà cung cấp vũ khí và ủng hộ ngoại giao chính cho các quốc gia Ả-rập dân tộc chủ nghĩa, đến lượt mình các quốc gia này thường ủng hộ các mục tiêu quốc tế của Liên Xô. Các nhà độc tài quân sự tự nhận là có lòng trung thành chung chung với "chủ nghĩa xã hội Ả-rập" và ngưỡng mộ mô hình kinh tế của Liên Xô, nhưng trong hầu hết trường hợp, nền kinh tế vẫn duy trì truyền thống gia trưởng và tập trung vào các ngành công nghiệp đơn lẻ do những nhà kỹ trị điều hành. Như các chế độ quan niệm, động lực quan trọng hơn là lợi ích quốc gia, chứ không phải ý thức hệ chính trị hay tôn giáo. Về tổng thể, các mối quan hệ thời kỳ Chiến tranh Lạnh giữa thế giới Hồi giáo và phi Hồi giáo đi theo phương cách tiếp cận cơ bản của Hòa ước Westphalia dựa trên sự cân bằng quyền lực. Ai Cập, Syria, Algeria, và Iraq nói chung ủng hộ các chính sách của Liên Xô và theo sự hướng đạo của Liên Xô. Jordan, Ả-rập Saudi, Iran, và Morocco thân thiện với Mỹ và dựa vào sự yểm trợ của Mỹ đối với an ninh của họ. Ngoại trừ Ả-rập Saudi, tất cả các quốc gia này do các nhà nước thế tục quản lý, dù một số dựa trên những hình thức quân chủ truyền thống nhuốm màu tôn giáo để có được tính chính danh chính trị, về bề ngoài theo nguyên tắc
quản lý nhà nước dựa trên lợi ích quốc gia. Sự phân biệt căn bản là ở chỗ các nước nhận thấy lợi ích của họ đạt được bằng cách liên kết với một siêu cường nhất định. Trong giai đoạn 1973-1974, sự liên kết này đã thay đổi. Tin rằng Liên Xô chỉ có thể cung cấp vũ khí chứ không phải một tiến bộ ngoại giao để tiến tới việc giành lại Bán đảo Sinai khỏi sự chiếm đóng của Israel (Israel đã chiếm Bán đảo này trong cuộc Chiến tranh Sáu ngày[92] năm 1967), Tổng thống Ai Cập Anwar al-Sadat đã đổi phe. Từ đó trở đi, Ai Cập hoạt động như là một đồng minh của Mỹ trên thực tế; an ninh của nước này dựa vào vũ khí của Mỹ, chứ không phải của Liên Xô. Syria và Algeria chuyển đến vị trí giữ khoảng cách xa như nhau giữa hai phe trong Chiến tranh Lạnh. Vai trò của Liên Xô trong khu vực đã suy giảm nghiêm trọng. Một vấn đề ý thức hệ thống nhất quan điểm của cả thế giới Ả- rập là sự xuất hiện của Israel như một nước có chủ quyền và là mảnh đất quê hương của những người Do Thái được quốc tế công nhận. Sự phản đối của thế giới Ả-rập đối với viễn cảnh đó đã dẫn đến bốn cuộc chiến tranh trong các năm 1948, 1956, 1967, và 1973. Trong mỗi cuộc chiến này, vũ khí của Israel đều thắng thế. Trên thực tế, sự chuyển đổi dựa trên lợi-ích-quốc-gia của Sadat sang quỹ đạo chống Liên Xô đã mở ra một thời kỳ ngoại giao căng thẳng dẫn đến hai thỏa thuận không can thiệp giữa Ai Cập và Israel và một thỏa thuận hòa bình với Israel vào năm 1979. Ai Cập bị trục xuất khỏi Liên đoàn Ả-rập. Sadat bị phỉ báng và cuối cùng bị ám sát. Tuy nhiên, những hành động dũng cảm của ông được nhiều người noi theo khi sẵn sàng tìm sự điều chỉnh tương tự với nhà nước Do Thái. Năm 1974, Syria và Israel ký kết một thỏa thuận không can thiệp để xác định và bảo vệ các tiền tuyến quân sự giữa hai nước. Sự sắp đặt này đã được duy trì trong bốn thập kỷ, đi qua các cuộc chiến tranh và khủng bố, và thậm chí cả trong sự hỗn loạn của cuộc nội chiến Syria. Jordan
và Israel thi hành sự kiềm chế lẫn nhau, cuối cùng lên đến đỉnh điểm là một thỏa thuận hòa bình. Trên bình diện quốc tế, các chế độ độc tài chuyên chế của Syria và Iraq vẫn tiếp tục ngả về phía Liên Xô, nhưng trong từng trường hợp vẫn để ngỏ cho việc ủng hộ các chính sách khác. Đến cuối những năm 1970, các cuộc khủng hoảng Trung Đông bắt đầu có vẻ ngày càng giống các cuộc khủng hoảng Balkans vào thế kỷ 19, các quốc gia hạng hai thao túng sự đối địch giữa các cường quốc thống trị nhân danh các mục tiêu quốc gia riêng của họ. Tuy nhiên, liên kết ngoại giao với Mỹ cuối cùng không thể giải quyết được vấn đề nan giải mà các chế độ độc tài quân sự dân tộc chủ nghĩa phải đối mặt. Liên kết với Liên Xô đã không thúc đẩy các mục tiêu chính trị, liên kết với Mỹ đã không xoa dịu những thách thức xã hội. Những chế độ độc tài này đã giành được sự độc lập đáng kể từ sự cai trị thực dân và có khả năng thao túng giữa các trung tâm quyền lực chính của Chiến tranh Lạnh. Nhưng tiến bộ kinh tế của họ đã quá chậm chạp, và sự tiếp cận đối với các lợi ích của nó rất không đồng đều để có thể đáp ứng tốt nhu cầu của người dân, trong nhiều trường hợp vấn đề còn trầm trọng hơn khi mà sự thịnh vượng từ nguồn tài nguyên năng lượng làm cho ngân sách quốc gia gần như phụ thuộc hoàn toàn vào dầu lửa, và một văn hóa kinh tế không thuận lợi đối với đổi mới sáng tạo và đa dạng hóa. Hơn tất cả, kết thúc đột ngột của Chiến tranh Lạnh làm suy yếu vị thế mặc cả của những quốc gia này và khiến họ trở nên không cần thiết về mặt chính trị. Họ đã không học được cách để huy động quần chúng, và trong trường hợp nếu không có một kẻ thù ngoại bang hay khủng hoảng quốc tế thì phải ngày càng coi mục tiêu của nhà nước không phải là chính nó mà là nghĩa vụ cải thiện đời sống của quần chúng. Kết quả là, những tầng lớp tinh hoa thấy mình có nghĩa vụ đấu tranh với những bất mãn trong nước như làn sóng thủy triều trào dâng đang thách thức tính chính danh của họ. Những
nhóm cực đoan hứa hẹn thay thế hệ thống hiện tại ở Trung Đông bằng một trật tự Trung Đông dựa trên tôn giáo phản ánh hai cách tiếp cận phổ quát khác biệt về trật tự thế giới: phiên bản dòng Sunni theo cách của tổ chức Huynh đệ Hồi giáo có phạm vi hoạt động rộng lớn trong khu vực được thành lập năm 1928, Hamas[93] – phong trào cấp tiến đã nắm quyền ở Gaza năm 2007, và phong trào khủng bố toàn cầu al-Qaeda; phiên bản dòng Shia qua cuộc cách mạng Khomeini và nhánh của nó, tổ chức Hezbollah[94] "nhà nước trong nhà nước" của người Lebanon. Tuy xung đột bạo lực với nhau, các tổ chức này lại thống nhất trong cam kết về việc phá bỏ trật tự khu vực hiện tại và xây dựng lại nó như một hệ thống được sự soi dẫn thiên thượng.
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenHHH.com