Biet Kinh Chua Tu Bi
Có Phải Chuỗi Kinh Chúa Tình Thương Ví Bằng Bí Tích Sức Dầu Bệnh Nhân Không? Rober Stackpole, STD Gần đây, tôi nhận được hai câu hỏi có cùng một chủ đề. Cả hai câu hỏi đều bận tâm đến giữa việc niệm Chuỗi Kinh Chúa Tình Thương và việc lãnh nhận Bí Tích Xức Dầu Bệnh Nhân.Một trong những độc giả của chúng tôi, tên của ông là Rose, thắc mắc rằng, Thiên Chúa chúng ta đã hứa với Thánh Faustina rằng bất cứ ai niệm Chuỗi Kinh Chúa Tình Thương thì sẽ nhận được tình thương xót vĩ đại của Người trong giờ lâm tử (Nhật ký thánh Faustina, số 687). Thế thì, ông Rose chỉ đơn sơ đặt câu hỏi: "Có phải sự sùng kính này có quyền thế hơn so với Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân chăng?"Cùng khoảng thời gian đó, tôi nhận được câu hỏi từ một vị phó tế phục vụ như là một tuyên úy bệnh viện như sau:Giáo Hội dạy chúng ta rằng có bảy phép bí tích. Tuy nhiên, để mời được một linh mục đến bệnh viện Xức Dầu cho bệnh nhân thì quả thực là điều rất khó không mấy dễ dàng. Theo Thánh Faustina, nếu niệm Chuỗi Kinh Chúa Tình Thương cho người hấp hối thì họ sẽ được tha tội. Ít ra đó là những gì mà tôi hiểu. Tại sao Giáo Hội không quảng bá cho biết việc niệm Chuỗi Kinh này [cho người hấp hối] có phải hay hơn không?Thưa, câu trả lời ngắn gọn là không có sự gì sánh ví được với các phép bí tích hết - Ngay cả kinh nguyện đặc biệt được Chúa Giêsu Kitô khuyến dạy các tín hữu thành kính khẩn nguyện có kèm theo lời hứa đi nữa cũng không thể nào sánh ví bằng với các Phép Bí Tích. Chuỗi Kinh Chúa Tình thương ư. Kinh Mai Khôi ư, đều không phải. Thậm chí Kinh Lạy Cha cũng không phải luôn!Tại sao vậy? Thưa, bởi vì khi cầu nguyện là chúng ta mở lòng ra cùng với ân sủng của Thiên Chúa nhờ nhân đức tín thác trong tâm hồn của những ai đang khẩn nguyện và những ai đang là đối tượng chúng ta cầu xin. Càng có nhiều linh hồn tín thác, thì ơn sủng càng nhiều mà ai đó có thể xin cho mình và cho tha nhân, mà hễ càng có nhiều linh hồn tín thác, thì càng có thêm nhiều linh hồn nhận được ơn sủng từ tình Chúa Giêsu xót thương khoan dung hơn nhờ bởi những kinh nguyện mà người khác thương thay cầu thay cho.Vì vậy, nếu Chúa Giêsu khuyến dạy cầu nguyện, và có kèm theo sự hứa ban ân sủng đặc biệt cho những ai chân thành khẩn cầu những kinh nguyện này, thì nên hiểu rằng nhờ ơn Hội Thánh mà chúng đạt hiệu quả trong việc thông truyền ơn sủng thiêng liêng cho những linh hồn nào không còn đủ sức "linh động" để van xin, nhưng trong hầu hết mọi trường hợp đều có liên hệ trực tiếp đến mức độ tín thác của những ai đang cầu nguyện, và những ai đang là nhân vật được cầu thay.Các bí tích dẫu có khác nhau đi nữa. Chúng đều thông chuyển ân sủng của Thiên Chúa tác động cho linh hồn ex opere operato (nghĩa là,"do chính việc đã làm"). Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo giải thích trong mục số 1127-1128 như sau:"[Các bí tích] thì hữu hiệu, bởi vì chính Chúa Kitô hành động nơi các bí tích. ... Nhân đó, "bí tích không được thực hiện do sự công chính của người ban hoặc lãnh nhận bí tích, nhưng do quyền năng của Thiên Chúa". Bởi vậy khi một bí tích được cử hành đúng như ý định của Giáo Hội, thì quyền năng của Chúa Kitô và của Chúa Thánh Thần tác hành trong và qua bí tích đó, bất chấp sự thánh thiện bản thân của thừa tác viên." Mặt khác, ngay cả khi linh mục đang cử hành bí tích mất hết tin tưởng vào Thiên Chúa (nói đúng ra, linh mục ấy đang bị rơi vào tình trạng bị khủng hoảng tinh thần và khi vị ấy thi hành sứ vụ của mình vào thời điểm này là chỉ để nhận lãnh tiền công) và thậm chí khi người lãnh nhận bí tích chẳng còn tin tưởng vào Thiên Chúa gì hết cả, thì bí tích vẫn thành sự nơi họ, bí tích thông ban ân sủng thiêng liêng trong linh hồn: tất nhiên, không phải do bởi "ảo thuật", nhưng chỉ đơn thuần do bởi Thiên Chúa hứa ban. Các bí tích đều là những giao ước ân sủng của Thiên Chúa: đã trao ban cho chúng ta như là các dấu hiệu ân sủng bề ngoài làm phương tiện cứu rỗi độc nhất và chắc chắn mà chúng ta có thể lãnh nhận ơn thánh sủng được hiển hiện qua các bí tích ấy.Chắc chắn các bí tích ít nhất sẽ giúp cho chúng ta một chút thiện lành bước đầu [để bật nút cho linh hồn khởi động] mà lúc mới đầu linh hồn thiếu sự tín thác và thiếu sự sẵng sàng cộng tác với ơn thánh nhận được. Như Giáo Lý huấn dạy, "hoa trái của các bí tích cũng còn tuỳ thuộc vào sự chuẩn bị của người lãnh nhận bí tích."(1128). Tuy nhiên, Thiên Chúa sẵn sàng trao ban cho chúng ta ơn Thánh sủng của Ngài qua các bí tích là dựa trên lời hứa trung tín của Người, chứ không phải dựa trên ý muốn của chúng ta. Đó là lý do tại sao ngay cả dù chỉ một linh hồn những ai đó đang ở trong tình trạng mắc tội trọng mà rước Mình và Máu Thánh Chúa Giêsu là tặng sủng thực sự hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể, thì họ cũng giống như bao người rước lễ khác – Dẫu người đó rước lễ như vậy là phạm sự thánh, là tự kết án chính mình đi nữa (xem 1 Cor 11:27).[Người dịch xin chú thích thêm, là tuy linh hồn mắc tội trọng vẫn lãnh nhận ơn sủng của Chúa đầy đủ như bao nhiêu người khác, nhưng vì còn ở trong tình trạng mắc tội trọng, họ đã tự mình đánh mất ơn thánh sủng, cho nên ơn thánh sủng tuy vẫn có đó nhưng không thể sinh ích nơi họ, giống như nước sạch đổ vào bình dơ vậy. Thành ra chúng ta thấy đa số trong chúng ta tuy rước lễ đó, chịu các phép bí tích thường xuyên đó, nhưng tính tình và sự thánh thiện thì hình như vẫn y nguyên như cũ -dậm chân tại chỗ, và không thấy thay đổi mấy hay tiến triển lên sự hoàn thiện cao hơn để sống thánh, hoặc nếu có thì rất chậm hoặc lại trở về thói quen xấu do thiếu quyết tâm, thiếu kiên nhẫn và thờ ơ vô thức với ơn thánh. Nói tóm lại, Ơn Sủng Chúa ban cho chúng ta thì vẫn đầy đủ như lời Ngài đã phán hứa, tuy nhiên mức độ ơn thánh phát triển còn tùy theo mức độ tội trạng bám dính nơi mỗi người bị nó kéo ghì xuống. Đó là lý do mà Giáo hội dạy "hoa trái của các bí tích cũng còn tùy thuộc vào sự chuẩn bị của người lãnh nhận bí tích." (1128)]Khi chúng ta đọc thấy Lời Thiên Chúa hứa trong Nhựt Ký của Thánh Faustina về việc niệm Chuỗi Kinh Thương Xót cho người hấp hối, thì chúng ta phải nên nhớ có hai ơn thánh sủng thiêng liêng khác biệt này là; ơn sủng Ngài tuôn đổ cho chúng ta bởi nhờ qua các bí tích và ơn sủng Ngài sẵn ban cho chúng ta nhờ bởi sự thành kính khẩn cầu của chúng ta. Mỗi một lời hứa mà Chúa Giêsu hứa ban đối với những ai hiện diện bên cạnh linh hồn người đang hấp hối tín thác Niệm Chuỗi Kinh tình thương, dẫu linh hồn người đang hấp hối đó không phải là nhân vật đang được chuyển cầu đi nữa thì vẫn được Chúa động lòng đoái thương:Vào giờ chết của họ. Những ai niệm chuỗi kinh này; hoặc những ai nguyện cầu chuỗi kinh này cho người hấp hối, đều nhận được ân xá như nhau, Ta sẽ bảo vệ từng linh hồn họ như chính vinh quang của Ta.Mỗi khi niệm chuỗi kinh này bên cạnh người đang hấp hối, Thiên Chúa mủi lòng nguôi giận, và vì sự thương khó đau khổ của Con Ta, tình thương vô biên vô tận của Ta sẽ động lòng thương xót và bao bọc linh hồn ấy. (Nhật Ký: 811, 687, và 1541)Thế thì tất nhiên Bí tích xức dầu cho người hấp hối cũng như việc niệm chuỗi kinh Thương Xót cho người hấp hối đảm bảo đều có thể cứu rỗi linh hồn ấy. Bởi lẽ ơn cứu rỗi còn tùy thuộc vào chính thiện ý của người có muốn lãnh nhận ơn thánh Chúa ban với hết lòng biết ơn hay không. Những gì mà bí tích đảm bảo thì hết thảy đều là ơn thánh cần thiết sẽ được Thiên Chúa đổ ra cho linh hồn kẻ ấy trên hành trình cuối đời về nhà Cha. Chuỗi Kinh Tình Thương cũng có thể chuyển cầu các ơn thánh này, nhưng với điều kiện nếu Chuỗi Kinh này phải được nguyện cầu với lòng tín thác tuyệt đối vào Tình Thương Xót của Chúa. Trong bất kể trường hợp nào, phần rỗi các linh hồn không những phụ thuộc vào ơn thánh sủng Chúa ban, mà còn tùy vào thiện ý của người đón nhận nữa. Như Thánh Faustina đã giải thích, ngay cả khi thiên Chúa ban ơn hữu hiệu dồi dào hơn vào phút cuối cho người hấp hối thì cũng vẫn còn tùy vào ý họ tự quyết định lựa chọn.Rồi sau đó lòng thương xót của Thiên Chúa mới bắt đầu sinh ích nơi họ, Thiên Chúa luôn ban ơn vào phút cuối và miễn trừ cho linh hồn ấy khỏi bất cứ sự cộng tác nào. Nhưng nếu họ vẫn chối bỏ ơn thánh này, thì Thiên Chúa cũng sẽ vĩnh viễn rời bỏ họ theo như ý họ muốn. Ân sủng này phát sinh từ Trái Tim nhân hậu của Chúa Giêsu và Ngài ban tặng cho các linh hồn một ơn soi sáng đặc biệt để nhờ đó mà linh hồn bắt đầu giác ngộ và thấu hiểu những nỗ lực của Thiên Chúa muốn cứu họ, nhưng sự hoán cải vẫn còn tùy vào chính ý họ muốn. Linh hồn biết rằng, đối với họ, đây là một cơ hội ơn huệ cuối cùng, chỉ cần họ có tí tia thiện chí thôi, thì Chúa tình thương sẽ hoàn tất phần còn lại (Nhật ký, 1486).<sóng biển dịch>
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenHHH.com