Arvn
Việt Nam Cộng hòa (1955–1975) là một cựu chính thể được thành lập từ Quốc gia Việt Nam (1949–1955), với thủ đô là Sài Gòn. Trong các tài liệu nước ngoài, chính phủ này cũng được gọi là South Vietnam (Nam Việt Nam) kể từ khi Hiệp định Genève được ký kết cho tới năm 1975, khi Việt Nam bị chia cắt thành hai miền.Khẩu hiệu
Tổ quốc – Danh dự – Trách nhiệmThủ đô Sài Gòn
Ngôn ngữ Tiếng Việt
Chính quyền Cộng hòa tổng thống chế
Tổng thống
• 1955–1963 Ngô Đình Diệm
• 1967–1975 Nguyễn Văn Thiệu
• 1975 Trần Văn Hương
• 1975 Dương Văn Minh
Quốc trưởng • 1964 Nguyễn Khánh
• 1964–1965 Phan Khắc Sửu
Lập phápNghị viện
• Thượng việnThượng viện Việt Nam Cộng Hòa
• Hạ việnHạ viện Việt Nam Cộng Hòa
Giai đoạn lịch sử Chiến tranh lạnh, Chiến tranh Việt Nam
• Thành lập 26 tháng 10 1955
• Bãi bỏ 30 tháng 4 1975
Diện tích • 1973173.809 km² (67.108 sq mi)Dân số
• 1973 (ước tính)19.370.000
Mật độ 111,4 /km² (288,6 /sq mi)
Tiền tệ ĐồngViệt Nam Cộng hòa thành lập ngày 26 tháng 10 năm 1955, với Ngô Đình Diệm là Tổng thống đầu tiên, sau khi có một thời gian ngắn dưới thời Quốc trưởng Bảo Đại, người sau đó bị phế truất và phải lưu vong tại Pháp. Chính phủ này được Hoa Kỳ và 77 quốc gia khác công nhận. Năm 1957, Việt Nam Cộng hòa đệ đơn xin gia nhập Liên Hiệp Quốc nhưng đề nghị này bị Liên Xô phủ quyết.Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Việt Nam Cộng hòa sụp đổ và toàn bộ miền Nam Việt Nam thuộc kiểm soát của chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã cùng nhau tiến hành cuộc Tổng tuyển cử toàn quốc vào ngày 25 tháng 04 năm 1976 để bầu ra Quốc hội và Chính phủ thống nhất cho cả hai miền. Đây là cuộc Tổng tuyển cử thứ hai được diễn ra trên cả hai miền của Việt Nam, sau cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên diễn ra vào năm 1946. Vào ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội mới gồm đại biểu từ cả hai miền đã quyết định thành lập nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam dựa trên cơ sở kế thừa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.Quốc gia Việt Nam 1949-1955Bài chi tiết: Quốc gia Việt NamĐệ Nhất Cộng hòa 1955-1963Bài chi tiết: Đệ Nhất Cộng hòa Việt NamSau khi Pháp thua trận Điện Biên Phủ và ký Hiệp định Geneve, Quốc gia Việt Nam cùng Pháp tập kết về vùng phía Nam vĩ tuyến 17 của Việt Nam.Theo kế hoạch, quân Pháp sẽ rút dần sau 2 năm và Việt Nam sẽ tiến hành tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Tuy nhiên, báo cáo của CIA cho Tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower thấy rằng khoảng 80% dân số Việt Nam sẽ bầu cho Hồ Chí Minh nếu cuộc tổng tuyển cử được thi hành.Không thể chấp nhận việc Hồ Chí Minh sẽ thắng cử và lập chính phủ trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, Hoa Kỳ đã hậu thuẫn Quốc gia Việt Nam để cuộc tuyển cử không thể diễn ra nhằm chia cắt Việt Nam vĩnh viễn thành 2 quốc gia. Hoa Kỳ muốn có một chính phủ chống Cộng tồn tại ở miền Nam Việt Nam, bất kể chính phủ đó có tôn trọng dân chủ hay khôngNăm 1954, đội bán quân sự của Mỹ do tướng Edward Lansdale (sĩ quan cao cấp của Tình báo Mỹ và đã làm cố vấn cho Pháp tại Việt Nam từ 1953) đã huấn luyện các lực lượng vũ trang của Quốc gia Việt Nam; xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ quân sự tại Philippines; bí mật đưa một lượng lớn vũ khí và thiết bị quân sự vào Việt Nam; giúp đỡ phát triển các kế hoạch "bình định Việt Minh và các vùng chống đối"Ngày 13-12-1954, Mỹ và Pháp ký kết văn kiện cho phép các cố vấn quân sự Mỹ thay thế dần cho sĩ quan Pháp tham gia huấn luyện quân đội Quốc gia Việt Nam ở miền Nam Việt Nam. Tháng 1/1955, Mỹ chính thức viện trợ quân sự trực tiếp cho Quốc gia Việt Nam. Thượng nghị sĩ (4 năm sau trở thành Tổng thống) John F. Kennedy tuyên bố vào ngày 1/6/1956:“Nếu chúng ta không phải là cha mẹ của nước Việt Nam bé nhỏ [chỉ Việt Nam Cộng hòa] thì chắc chắn chúng ta cũng là cha mẹ đỡ đầu của nó. Chúng ta là chủ tọa khi nó ra đời, chúng ta viện trợ để nó sống, chúng ta giúp định hình tương lai của nó (…). Đó là con đẻ của chúng ta - chúng ta không thể bỏ rơi nó, chúng ta không thể không biết tới những nhu cầu của nó”.Trong những năm 1954–1956, Mỹ đã bỏ ra 414 triệu USD giúp trang bị cho các lực lượng thường trực Quốc gia Việt Nam, gồm 170.000 quân và lực lượng cảnh sát 75.000 quân; 80% ngân sách quân sự của Quốc gia Việt Nam là do Mỹ viện trợ. Từ năm 1955 đến 1960, có tất cả 800 chuyến tàu chở vũ khí và phương tiện quân sự của Mỹ vào miền Nam Việt Nam. Số viện trợ này giúp Quốc gia Việt Nam đủ sức duy trì bộ máy hành chính và quân đội khi không còn viện trợ của Pháp. Quân đội Quốc gia Việt Nam dần thay thế chiến thuật và vũ khí của Pháp bằng của Mỹ.Đến lúc này lại xảy ra mâu thuẫn giữa Thủ tướng Ngô Đình Diệm với Quốc trưởng Bảo Đại (nguyên là Hoàng đế nhà Nguyễn). Năm 1955, nhờ gian lận trong một cuộc trưng cầu dân ý (mà các tài liệu ngày nay của Chính phủ Việt Nam thường gọi là "trò hề trưng cầu dân ý"), Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, lên làm Tổng thống đầu tiên của chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Sau đó, Quốc gia Việt Nam tổ chức bầu cử Quốc hội Lập hiến. Quốc hội này ban hành Hiến pháp thành lập Việt Nam Cộng hòa trên cơ sở kế thừa Quốc gia Việt Nam, thủ đô là thành phố Sài Gòn, ngày ban hành Hiến pháp 26 tháng 10 trở thành ngày Quốc khánh của Đệ Nhất Cộng hòa. Việt Nam Cộng hòa theo thể chế chính trị đa đảng, kinh tế tư bản chủ nghĩa và được Mỹ giúp đỡ, bảo vệ để chống lại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại miền Nam.Dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm, ông đề ra chủ nghĩa "Cần lao Nhân vị", duy trì tình trạng đối lập với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong khoảng 5 năm, Việt Nam Cộng hòa đã có một số thành tựu: xã hội ổn định, kinh tế phát triển, định cư gần 1 triệu dân di cư từ miền Bắc, thành lập Viện Đại học Huế...Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Ngô Đình Diệm bị giới đối lập xem là chính phủ độc tài gia đình trị, dần dần tích lũy nhiều mâu thuẫn nội bộ. Từ năm 1955 và đặc biệt là từ 1959, cùng với sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ (do lo ngại ảnh hưởng của phong trào Việt Minh), chính quyền Ngô Đình Diệm thực hiện chính sách đàn áp những người cộng sản, tố cộng diệt cộng trên toàn bộ Nam Việt Nam, dựa theo Luật 10-59 (đạo luật quy định việc thiết lập các phiên tòa quân sự đặc biệt để xét xử những phạm nhân bị tình nghi là ủng hộ Việt Minh và chủ nghĩa cộng sản) Phong trào Đồng khởi năm 1960 (do Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo) và cuộc đảo chính hụt năm 1960 là những đòn giáng mạnh vào chế độ Ngô Đình Diệm.Mâu thuẫn tôn giáo cũng trở nên gay gắt. Sự kiện Phật Đản năm 1963, việc cấm treo cờ Phật giáo ở Huế đã gây ra phản ứng mạnh mẽ từ các Phật tử, dẫn đến các hoạt động đàn áp Phật giáo của chính quyền. Việc Thượng toạ Thích Quảng Đức tự thiêu giữa đường phố Sài Gòn cùng những phát biểu của bà Ngô Đình Nhu (tức dân biểu Trần Lệ Xuân) làm chế độ Ngô Đình Diệm bị báo chí phương Tây đả kích kịch liệt và mất hết mọi sự ủng hộ từ phương Tây.Ngày 1 tháng 11 năm 1963, nền Đệ Nhất Cộng hòa bị lật đổ bởi một nhóm quân nhân dưới sự chỉ huy của một số tướng lĩnh (trong đó có tướng Dương Văn Minh); về sau, ngày này được xem là ngày Quốc khánh của Đệ Nhị Cộng hòa Việt Nam. Cả ba anh em Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn đều bị giết. Theo băng ghi âm tại Nhà Trắng, tổng thống Kennedy nói rằng ông bàng hoàng về cái chết của 2 anh em Diệm và Nhu, cái chết của hai người thật là kinh khủng.Theo như hồi ký của bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ Robert McNamara, chính CIA[cần dẫn nguồn]đã hậu thuẫn cho việc lật đổ và sau này McNamara xem đó là một sai lầm nghiêm trọng mà Hoa Kỳ mắc phải. Tuy nhiên Hoa Kỳ không chủ trương phải giết hại ba anh em Diệm-Nhu-Cẩn mà đó là do quân đảo chính tự tiến hành.Kể từ đây, sự phụ thuộc của Việt Nam Cộng hòa vào viện trợ của Hoa Kỳ ngày càng lớn, cả về tài chính cũng như về quân sự. Sự can thiệp của tòa đại sứ Mỹ vào công việc nội bộ về chính trị và quân sự của Việt Nam Cộng hòa ngày càng lên cao.Thời kỳ quân quản 1963-1967Tiếp sau đó là giai đoạn khủng hoảng lãnh đạo chính trị ở miền Nam bởi một loạt các cuộc đảo chính liên tiếp cho đến khi tướng Nguyễn Văn Thiệu thiết lập nền Đệ Nhị Cộng hòa Việt Nam.Trong thời gian 18 tháng sau cuộc đảo chính 1963, miền Nam phải chứng kiến hơn 10 cuộc khủng hoảng chính trị (cuộc đảo chính năm 1964 của tướng Nguyễn Khánh; thành lập Tam đầu chế; phong trào chống Hiến chương Vũng Tàu; chính phủ dân sự Trần Văn Hương lên rồi đổ; chính phủ dân sự Phan Huy Quát lên rồi đổ; đảo chính hụt ngày 13 tháng 9, 1964 của tướng Dương Văn Đức và Lâm Văn Phát; đảo chính hụt ngày 20 tháng 2, 1965 của đại tá Phạm Ngọc Thảo). Phe quân đội lần lượt hạ bệ lẫn nhau cùng những chính phủ dân sự liên tiếp được dựng lên rồi lại phải rút lui. Cùng khi đó về mặt xã hội, các khối Phật giáo và Công giáo cũng nhiều lần xuống đường biểu tình gây áp lực. Về mặt pháp lý, bản Hiến pháp năm 1956 bị vô hiệu hóa. Thay vào đó là một loạt hiến chương có tính chất tạm thời như:Hiến chương 4 tháng 11 năm 1963 Hiến chương 7 tháng 2 năm 1964
Hiến chương 16 tháng 8 năm 1964 (thường gọi là Hiến chương Vũng Tàu)
Hiến chương 20 tháng 10 năm 1964.Về mặt quân sự, Việt Nam Cộng hòa, Hoa Kỳ cùng với các đồng minh tiếp tục chiến đấu chống lại các hoạt động quân sự của lực lượng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong Chiến tranh Việt Nam. Quy mô và mức độ ác liệt của chiến tranh ngày càng tăng. Năm 1964, Mỹ đổ bộ hàng chục vạn quân, lính Mỹ hiện diện ở khắp miền Nam.Đệ Nhị Cộng hòa 1967–1975Bài chi tiết: Đệ Nhị Cộng hòa Việt NamBài chi tiết: Tuyển cử 1967 Việt Nam Cộng hòaĐể chấm dứt tình trạng rối ren về chính trị, tháng 6 năm 1966, Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia do tướng Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ điều hành tuyên bố mở cuộc bầu cử Quốc hội lập hiến vào ngày 3 tháng 9. Theo đó 118 đại biểu đắc cử gồm nhiều thành phần và đến 1 tháng 4 năm 1967 thì ra tuyên cáo bản Hiến pháp Đệ Nhị Cộng hòa Việt Nam. Hiến pháp này là cơ sở pháp lý của Việt Nam Cộng hòa cho đến 30 tháng 4 năm 1975.Cuộc tổng tuyển cử tổng thống và Quốc hội diễn ra ngày 3 tháng 9 năm 1967 với 11 liên danh tranh cử trong đó có những ứng cử viên như chính trị gia kỳ cựu như Phan Khắc Sửu và Trần Văn Hương. Trong số hơn sáu triệu cử tri thì năm triệu người đi bầu, tức tỷ lệ 80%. Liên danh Nguyễn Văn Thiệu-Nguyễn Cao Kỳ đắc cử với 35% số phiếu. Về nhì là luật sư Trương Đình Dzu với 17%.Tháng 6 năm 1969, trong vùng kiểm soát của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã diễn ra Đại hội đại biểu quốc dân và thành lập ra Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, do Huỳnh Tấn Phát làm chủ tịch và Hội đồng Cố vấn do Nguyễn Hữu Thọ làm chủ tịch.Năm 1971 là cuộc Tổng Tuyển cử thứ nhì của nền Đệ Nhị Cộng hòa. Kỳ này Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai một cách dễ dàng vì không có đối thủ nào khác ra tranh cử. Khi sự việc này xảy ra, nhiều người cho là do điều luật mới thông qua ngày 3 Tháng Sáu năm 1971 nhằm hạn chế khả năng tham gia của ứng cử viên đối lập. Theo đó thì ứng cử viên phải có 40 chữ ký ủng hộ của dân biểu hay nghị sĩ Quốc hội và 100 chữ ký của các thành viên trong hội đồng tỉnh.[16]Dương Văn Minh và Nguyễn Cao Kỳ vì không thỏa mãn được quy định trên đã phải rút tên, chỉ còn Nguyễn Văn Thiệu là ứng cử viên duy nhất trong cuộc bầu cử.Vào năm 1973, sau Hiệp định Paris (được thảo luận giữa bốn bên tham chiến là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hoa Kỳ, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa), quân đội Hoa Kỳ đã rút khỏi Việt Nam. Việt Nam Cộng hòa cố gắng trì hoãn việc ký kết hiệp định, nhưng phía Mỹ đã có quyết định dứt khoát về việc này và gây áp lực cho chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Cuối cùng, Việt Nam Cộng hòa phải chấp nhận ký kết hiệp định.Suy vongBị mất viện trợ về tài lực và quân sự từ phía Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng hòa không thể tự đứng vững được. Theo nhà sử học Vũ Ngự Chiêu thì Việt Nam Cộng hòa giống như "một lâu đài xây trên cát, trông bề thế bên ngoài nhưng chỉ cần một con sóng nhỏ là tan vỡ", mầm mống của sụp đổ gồm những lý do sauKhông có lãnh đạo đủ khả năng: Người được Mỹ đưa lên cầm quyền năm 1967 (Nguyễn Văn Thiệu) chỉ là một bù nhìn, giống như khởi đầu binh nghiệp làm thông ngôn Pháp của ông ta. Chính phủ Việt Nam Cộng hòa không tự đưa ra được quyết sách gì, chính sách từ lớn xuống bé đều do Tòa Đại sứ Mỹ, các tướng lĩnh MACV (trung tâm chỉ huy tác chiến Hoa Kỳ tại Việt Nam), và sau này là USAID (Cơ quan quản lý viện trợ Hoa Kỳ) soạn thảo, đôn đốc thực hiện. Đại sứ Ellsworth Bunker và rồi Graham Martin có quyền lực không khác gì những “Toàn quyền Đông Dương” của Pháp trước kia – dù Việt Nam Cộng hòa không ngừng tự xưng là "Đồng minh" của Mỹ.Không có sự ủng hộ của người dân: Mặc dù cơ quan tuyên truyền của Mỹ và Việt Nam Cộng hòa luôn kêu gọi tinh thần chống Cộng với dân chúng miền Nam, nhưng thực ra họ chỉ có thể kiểm soát được khoảng 20-30% dân số miền Nam. Phần còn lại sống trong những vùng quân Giải phóng miền Nam kiểm soát một phần hoặc toàn bộ. Ngay trong số 20-30% dân chúng trong vùng do Việt Nam Cộng hòa kiểm soát, nhiều người cũng không ủng hộ chế độ này và chia làm nhiều phe phái chống lại nhau vì những lý do như tôn giáo (Thiên Chúa giáo - Phật giáo), sắc tộc (người Việt - người Hoa), vùng miền (người thành thị - người nhập cư)...Nền kinh tế phụ thuộc vào viện trợ Mỹ, khi Mỹ giảm viện trợ thì lập tức lâm vào khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1973-1974 khiến đời sống người dân rất khó khăn, lương bổng cho binh sĩ bị cắt giảm, làm suy sụp ý chí chiến đấu của đa số binh sĩ.Quân đội Việt Nam Cộng hòa thiếu chỉ huy có kinh nghiệm: qua màng lọc của hệ thống phe đảng và tham nhũng, những cấp chỉ huy có tiềm năng nhất nhưng không có thế lực chính trị đỡ đầu thì thường chết trận hay bị loại ngũ. Khi tác chiến thì quen dựa vào hỏa lực mạnh của Quân đội Hoa Kỳ, nên khi không còn hỏa lực Mỹ nữa thì bị lâm vào lúng túng. Bản thân tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lên chức đều là do đảo chính chứ không phải vì thành tích mặt trận. Có được ghế Tổng thống rồi, ông Thiệu lại tập trung hết quyền bính trong tay, biến Bộ Tổng Tham mưu thành một cơ cấu thư ký, không được tự ra quyết sách (vì ông Thiệu sợ rằng đến lượt chính mình sẽ bị người khác đảo chính lật đổ). Hiệp định Paris 1973 khiến binh sĩ hoang mang rằng "Mỹ đã bỏ rơi chăng? Nếu Mỹ còn không đánh lại thì sao mà tự đánh được?", thế là tinh thần chiến đấu càng sụt giảm. Có đơn vị tự ý bỏ chạy khi vừa bị một viên pháo nã vu vơ vào đồn, đơn vị khác thì vừa nghe tiếng máy cày trong đêm đã thấy hoảng sợ, vội báo cáo xe tăng địch xuất hiện.Việt Nam Cộng hòa duy trì chủ yếu nhờ vào khoản viện trợ kinh tế và quân sự rất lớn của Mỹ, nhưng do nạn tham nhũng nên viện trợ bị sử dụng rất phung phí và kém hiệu quả. Quy mô tham nhũng của Việt Nam Cộng hòa là rất lớn: cả nửa triệu tấn gạo biến mất khỏi các kho lương thực trong năm 1967, súng cũng được tuồn ra bán với giá 25-30 đôla một khẩu, ngay cả xe bọc thép hoặc máy bay lên thẳng cũng có thể tuồn ra được. Hồi ký Nguyễn Cao Kỳ nêu trường hợp tướng Tư lệnh đồng bằng sông Cửu Long đã lấy cắp 8.000 đài vô tuyến và 24.000 vũ khí cá nhân do Hoa Kỳ viện trợ và sớm bán hết sạch ra chợ đen, tài liệu mật từ Tòa đại sứ Mỹ cho biết phần lớn số đó đã lọt vào tay quân Giải phóng[18] Nhà báo người Mỹ William J. Lederer, trong chuyến điều tra năm 1968, nhận xét: kẻ thù tồi tệ nhất của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam chính là nạn tham nhũng của Việt Nam Cộng Hòa. Hàng tỷ USD viện trợ kinh tế và quân sự của Mỹ đã bị các quan chức Việt Nam Cộng Hòa tham ô rồi bán ra chợ đen. Ông đã chứng kiến những kho hàng lậu đầy ắp hàng hóa và vũ khí quân dụng, có tới cả 1.000 khẩu súng trường, bao gồm cả loại M16 hiện đại. William J. Lederer nhận xét: "Tôi đã thấy trước Hoa Kỳ sẽ bị đánh bại như thế nào - không phải chỉ bằng sức mạnh của đối phương, mà bởi chính những sai lầm của mình, sự bất lực của chính mình"Năm 1975, sau khi thất thủ Ban Mê Thuột (nay gọi là Buôn Ma Thuột), trước sự tấn công mãnh liệt của Quân Giải phóng, cộng thêm các sai lầm chiến lược, quân đội Việt Nam Cộng hòa đã nhanh chóng tan rã, mất quyền kiểm soát lãnh thổ. Nhiều tướng lãnh cao cấp Việt Nam Cộng hòa đã tự ý rời bỏ hàng ngũ. Tổng thống Dương Văn Minh, người được đề cử chức vụ này vào ngày 29 tháng 4 năm 1975, đã ra lệnh đầu hàng vô điều kiện trước Quân Giải phóng và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.Tiếp quảnBài chi tiết: Cộng hòa Miền Nam Việt NamNgày 30-4-1975, sau khi tiếp nhận sự đầu hàng của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (gọi tắt là Cộng hòa Miền Nam Việt Nam) tuyên bố: “Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam hiện nay thực hiện chủ quyền trên toàn vẹn lãnh thổ của mình trên toàn bộ miền Nam Việt Nam, là người đại diện chân chính và hợp pháp duy nhất của nhân dân Miền Nam Việt Nam, có đầy đủ quyền hành giải quyết những vấn đề quốc tế của miền Nam Việt Nam”. Thông qua tuyên bố này và việc tiếp nhận sự đầu hàng của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã khẳng định Cộng hòa miền Nam Việt Nam chính thức thực hiện quyền kế thừa quốc gia đối với Việt Nam Cộng hòa, đặc biệt là kế thừa chủ quyền của Việt Nam Cộng hòa đối với lãnh thổ miền Nam Việt Nam, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trên thực tế, sau năm 1975, Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã kế thừa lãnh thổ, các cơ quan đại diện ở nước ngoài, tư cách thành viên tại các tổ chức quốc tế (WHO, ILO, UNESCO, ICAO, IAEA, IMF, Ngân hàng Thế giới…). Tất cả những kế thừa này của Cộng hòa miền Nam Việt Nam đều được thực hiện theo đúng thông lệ quốc tế và Công ước về kế thừa quốc gia đối với Điều ước quốc tế năm 1978.Chính quyền Đệ Nhất Việt Nam Cộng hòaSửa đổiTheo Hiến pháp 1956, mô hình tổ chức chính quyền của Việt Nam Cộng hòa như sau:Lập phápSửa đổiQuyền lập pháp thuộc về Quốc hội được tổ chức đơn viện. Số lượng Dân biểu do Luật định. Dân biểu được bầu cử theo lối đầu phiếu phổ thông, trực tiếp và kín, theo những thể thức và điều kiện do đạo luật tuyển cử quy định. Nhiệm kỳ Dân biểu là ba năm. Các Dân biểu có thể được tái cử.Trong tình trạng khẩn cấp, chiến tranh, nội loạn, khủng hoảng kinh tế hoặc tài chính, Quốc hội có thể biểu quyết một đạo luật ủy cho Tổng thống, trong một thời gian, với những hạn định rõ, quyền ký các sắc luật để thực hiện chánh sách mà Quốc hội ấn định trong đạo luật ủy quyền. Các sắc luật phải được chuyển đến Văn phòng Quốc hội ngay sau khi ký. 30 ngày sau khi mãn thời hạn đã ấn định trong đạo luật ủy quyền, nếu Quốc hội không bác bỏ, các sắc luật ấy sẽ được coi hẳn như những đạo luật. [Điều 42]Quyền hạn:Quốc hội biểu quyết các đạo luật. Quốc hội chấp thuận các điều ước và các hiệp định quốc tế.Chỉ định một Ủy ban kiểm soát để phụ trách việc phúc trình về vấn đề kiểm soát tánh cách hợp thức cuộc bầu cử các Dân biểu.Chỉ định các Ủy ban.Quốc hội ấn định nội quy, Tổ chức nội bộ Quốc hội và Văn phòng; Thủ tục Quốc hội và quyền hạn Văn phòng; Kỷ luật trong Quốc hội và các sự chế tài về kỷ luật; Thành phần và quyền hạn các Ủy ban.Mỗi năm Quốc hội họp 2 lần không quá 3 tháng. Lần 1 bắt đầu từ ngày thứ 2 đầu tiên trong tháng 4 dương lịch. Lần 2 bắt đầu ngày thứ 2 đầu tiên trong tháng 10 dương lịch. Ngoài ra có thể họp bất thường.Hành phápSửa đổiTổng thống nắm quyền hành pháp, do Nhân dân trực tiếp bầu lên với nhiệm kỳ 5 năm, có thể được tái nhiệm thêm 2 nhiệm kỳ. Mặc dù trong Hiến pháp 1956 có quy định “Chủ quyền thuộc về toàn dân” nhưng Đoạn 3, Điều 3 thì lại xác định “Tổng thống lãnh đạo quốc dân”Tổng thống có các quyền:Ký kết, và sau khi được Quốc hội chấp thuận, phê chuẩn các điều ước và hiệp định quốc tế.Bổ nhiệm các sứ thần, tiếp nhận ủy nhiệm thư của các đại diện ngoại giao, thay mặt Quốc gia trong việc giao thiệp với ngoại quốc.Với sự thỏa thuận của một nửa tổng số Dân biểu Quốc hội, Tổng thống tuyên chiến hoặc phê chuẩn hòa ước.Bổ nhiệm và cách chức tất cả các công chức dân sự và quân sự. Thành lập Nội các.Là tư lệnh tối cao của các lực lượng quân sự.Ban các loại huy chương.Có quyền ân xá, ân giảm, hoán cải hình phạt, và huyền án.Có thể gia hạn nhiệm kỳ dân biểu.Có thể dự các phiên họp Quốc hội và tuyên bố trước Quốc hội.Mỗi năm vào đầu khóa họp thường lệ thứ nhì và mỗi khi thấy cần, Tổng thống thông báo cho Quốc hội biết tình hình Quốc gia và chánh sách đối nội, đối ngoại của Chính phủ.Với sự thỏa thuận của Quốc hội, Tổng thống có thể tổ chức trưng cầu dân ý.Tổng thống có thể ký sắc luật ngân sách cho tài khóa sau trong một số trường hợp nhất định.ký sắc lệnh tuyên bố tình trạng khẩn cấp, báo động hoặc giới nghiêm trong một hay nhiều vùng; các sắc lệnh này có thể tạm đình chỉ sự áp dụng một hoặc nhiều đạo luật tại những vùng đó.Tư phápSửa đổiTòa ánSửa đổiTư pháp được tổ chức theo nguyên tắc bình đẳng của mọi người trước pháp luật và nguyên tắc độc lập của Thẩm phán xử án. [Điều 70] Thẩm phán xử án quyết định theo lương tâm mình, trong sự tôn trọng luật pháp và quyền lợi Quốc gia.Hệ thống Tòa án nằm dưới sự kiểm soát của Bộ Tư Pháp.Đặc biệt Pháp việnSửa đổiĐặc biệt Pháp viện là một tòa án đặc biệt có thẩm quyền xét xử Tổng thống, Phó Tổng thống, Chánh án Tòa Phá án, và Chủ tịch Viện Bảo hiến, trong trường hợp can tội phản quốc và các trọng tội.Đặc biệt Pháp viện gồm có: Chánh án Tòa Phá án, Chánh án; Mười lăm Dân biểu do Quốc hội bầu ra mỗi nhiệm kỳ, Hội thẩm. Khi Chánh án Tòa Phá án là bị can, Chủ tịch Viện Bảo hiến sẽ ngồi ghế Chánh án.Ban Điều tra của Đặc biệt Pháp viện gồm năm Dân biểu do Quốc hội bầu ra mỗi nhiệm kỳ.Đặc biệt Pháp viện họp để nghe Ban Điều tra và đương sự trình bày và phán quyết theo đa số ba phần tư tổng số nhân viên.Viện bảo HiếnSửa đổiViện Bảo hiến đưa ra các phán quyết về tánh cách hợp hiến của các đạo luật, sắc luật, và quy tắc hành chánh.Viện Bảo hiến, về mỗi nhiệm kỳ Quốc hội, gồm có: Một Chủ tịch cho Tổng thống cử với thỏa hiệp của Quốc hội. 4 Thẩm phán cao cấp hay luật gia do Tổng thống cử; 4 Dân biểu do Quốc hội cử.Hành chính địa phươngSửa đổiToàn bộ lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa được chia thành các Tỉnh. Thủ đô Quốc gia được gọi là Đô thànhĐô thành Sài Gòn, thị xã: đứng đầu là đô trưởng, thị trưởngCấp tỉnh: đứng đầu là tỉnh trưởng. Vào thời Đệ Nhị Cộng hòa thì tỉnh trưởng luôn là quân nhân. Phó tỉnh trưởng mới là dân sự.Cấp quận: đứng đầu là quận trưởngCấp xã: đứng đầu là xã trưởngChính quyền Đệ Nhị Việt Nam Cộng hòaSửa đổiHiến pháp 1967 xác lập cơ cấu tổ chức chính quyền Việt Nam Cộng hòa rất hoàn chỉnh, theo mô hình của Nhà nước Hoa Kỳ. Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa đã thể hiện khá đầy đủ tinh thần của chủ nghĩa hợp hiến.Lập phápSửa đổiTrụ sở Quốc hội (sau thành trụ sở Hạ nghị viện) Việt Nam Cộng hòa; nay là Nhà hát lớn Thành phố Hồ Chí MinhBài chi tiết: Quốc hội Việt Nam Cộng hòaQuyền lập pháp thuộc về Quốc hội với Hạ nghị viện (159 thành viên được gọi là dân biểu với nhiệm kỳ 4 năm) và Thượng nghị viện (60 thành viên được gọi là nghị sĩ, nhiệm kỳ 6 năm). Thượng viện được bầu theo liên danh. Một liên danh có thể có ứng cử viên từ nhiều vùng khác nhau nhưng chung một liên danh. Hạ viện thì chọn theo số phiếu từng địa phương căn cứ trên dân số. Tính đến năm 1974 thì mỗi dân biểu đại diện khoảng 50.000 cử tri.[21] Cử tri đầu phiếu trực tiếp để chọn đại biểu ở Hạ viện và Thượng viện. Nhiệm kỳ cuối cùng của Hạ viện bắt đầu ngày 29 Tháng Tám năm 1971, và đáng ra sẽ kết thúc vào Tháng Tám năm 1975. Thượng viện thì phân nửa bắt đầu nhiệm kỳ Tháng Tám năm 1970, sẽ kết thúc năm 1976. Phân nửa kia bắt đầu Tháng Tám năm 1973, đáng ra sẽ kết thúc năm 1979.[22]Trong 159 ghế Hạ viện thì có 6 ghế dành riêng cho người Việt gốc Miên, 6 ghế cho người Thượng, 2 ghế cho người thiểu số di cư từ thượng du miền Bắc, và 2 ghế cho người Chàm.[21]Quốc hội có những quyền hạn sau:Biểu quyết các đạo luậtPhê chuẩn các hiệp ước và hiệp định quốc tếQuyết định việc tuyên chiến và nghị hòa, quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranhKiểm soát chính phủ trong việc thi hành chính sách quốc giaHợp thức hóa sự đắc cử của dân biểu hoặc nghị sĩ quốc hộiQuyền khuyến cáo thay thế từng phần hay toàn thể Chính phủ với đa số 2/3 tổng số dân biểu và nghị sĩ. Nếu Tổng thống không có lý do đặc biệt để khước từ, sự khuyến cáo sẽ có hiệu lực. Trong trường hợp Tổng thống khước từ, Quốc hội có quyền chung quyết sự khuyến cáo với đa số 3/4 tổng số dân biểu và nghị sĩ.Ở tỉnh, thị xã có Hội đồng tỉnh, thị xã, Đô thành Sài Gòn có Hội đồng Đô thành, đều do dân bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 3 năm; thành viên Hội đồng gọi là nghị viên. Các Hội đồng này có thẩm quyền quyết định ngân sách và các vấn đề dân sinh của địa phương.Hành phápSửa đổiPhủ Tổng thốngSửa đổiTổng thống là người nắm quyền hành pháp, do bầu cử lên với nhiệm kỳ 4 năm và có những quyền hạn sau:Ban hành các đạo luậtHoạch định chính sách quốc giaBổ nhiệm Thủ tướng và các thành viên của Chính phủ, cải tổ một phần hay toàn bộ Chính phủ (hoặc tự ý, hoặc sau khi có sự khuyến cáo của Quốc hội)Bổ nhiệm các đại sứ, các tỉnh trưởng, thị trưởng, đô trưởngChủ tọa Hội đồng Tổng trưởngTổng tư lệnh tối cao của Quân lực Việt Nam Cộng HòaChủ tịch Hội đồng An ninh Quốc giaKý kết và ban hành các hiệp ước và hiệp định quốc tếTuyên bố tình trạng báo động, giới nghiêm bằng sắc luật.Sau vụ tu chính hiến pháp Tháng Giêng năm 1974 thì nhiệm kỳ tổng thống đổi từ 4 thành 5 năm. Ngoài ra tổng thống và phó tổng thống được phép tái đắc cử 2 lần thay vì 1 lần.[21]Phó Tổng thống có những nhiệm vụ sau:Chủ tịch Hội đồng Văn hóa Giáo dụcChủ tịch Hội đồng Kinh tế Xã hộiChủ tịch Hội đồng các Sắc tộc.Phó Tổng thống không được kiêm nhiệm một chức vụ nào trong các cơ quan Chính phủ khác.Theo lý thuyết thì Tổng thống không được quyền can thiệp vào nhánh lập pháp, nhưng trong thực tế thì khác. Ví dụ như năm 1969, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã vượt quyền hiến pháp, cụ thể là điều luật quy định sự bất khả xâm phạm của dân biểu, để bắt giữ và mở tòa án quân sự kết án dân biểu Trần Ngọc Châu 10 năm khổ sai, sau khi vị dân biểu này đề nghị thành lập một đoàn gồm các nhà lập pháp Việt Nam Cộng hòa để đàm phán với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.[23]Nội Các Đệ Nhị Việt Nam Cộng HòaSửa đổiThủ tướng điều khiển Chính phủ và các cơ cấu hành chính quốc gia. Thủ tướng chịu trách nhiệm về sự thi hành chính sách quốc gia trước Tổng thống. Chức vụ này do Tổng thống bổ nhiệm.Chính quyền Trung ương được tổ chức thành 19 Bộ; đứng đầu mỗi bộ là tổng trưởng:Bộ Ngoại giaoBộ Quốc phòngBộ Nội vụBộ Thông tinBộ Chiêu hồiBộ Tài chínhBộ Kinh tếBộ Tư phápBộ Phát triển Nông thônBộ Cải cách Điền địa và Pháp triển Nông–Ngư nghiệpBộ Công chánhBộ Giao thông và Bưu điệnBộ Giáo dụcBộ Y tếBộ Xã hộiBộ Lao độngBộ Cựu chiến binhBộ Phát triển Sắc tộcBộ Đặc trách liên lạc Quốc hộiNgoài ra còn có 3 Quốc vụ khanh:Quốc vụ khanh đặc trách văn hóaQuốc vụ khanh đặc trách tái thiết và phát triểnVăn phòng Quốc vụ khanhĐứng đầu các Bộ là các Tổng trưởng hoặc Bộ trưởng. Các Tổng trưởng và Bộ trưởng là các thành viên của Chính phủ, thành viên của Hội đồng Nội các (Hội đồng Tổng trưởng).Các Tổng trưởng, Bộ trưởng do Thủ tướng đề cử lên Tổng thống, Tổng thống bổ nhiệm.Thủ tướng và các thành viên Chính phủ có thể tham dự các phiên họp của Quốc hội hoặc của các Uỷ ban để trình bày và giải quyết về các vấn đề liên quan đến chính sách quốc gia và sự thi hành các chính sách quốc gia do Tổng thống hoạch định.Hành chính địa phươngSửa đổiToàn bộ lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa được chia thành các Tỉnh. Thủ đô Quốc gia được gọi là Đô thànhĐô thành Sài Gòn, thị xã: đứng đầu là đô trưởng, thị trưởngCấp tỉnh: đứng đầu là tỉnh trưởng. Vào thời Đệ Nhị Cộng hòa thì tỉnh trưởng là quân nhân. Phó tỉnh trưởng mới là dân sự.Cấp quận: đứng đầu là quận trưởngCấp xã: đứng đầu là xã trưởngTư phápSửa đổiLuật phápSửa đổiLuật pháp Việt Nam Cộng hòa được xây dựng căn cứ theo Bộ Hoàng Việt Hộ luật (1936-39) do triều đình Nguyễn ban hành ở Trung Kỳ cùng Bộ Dân luật Giản yếu (1883) áp dụng ở Nam Kỳ, sau châm chước thêm một số điều khoản của Bộ Dân luật Bắc Kỳ (1931).[24] Hình luật thì có Bộ Hoàng Việt Hình luật (1933), Tố tụng tu chính của Trung Kỳ (1935) và Hình luật Nam Kỳ Canh cải (1912). Di sản luật pháp từ thời Pháp thuộc dần được thống nhất thành một bộ luật cho toàn quốc năm 1972 với tên Bộ Hình luật Việt Nam[25] ban hành ngày 20 Tháng Chạp năm 1972. Theo đó có năm hạng:Bộ luật Hình sự tố tụng; Bộ luật này đã được Tổng thống Việt Nam Cộng hòa ban hành qua Sắc luật số 027/TT-SLU[26]Bộ Dân luật; Sắc luật số 028/TT/SLU[27]Bộ Quân luật và các văn kiện thi hành của Bộ Quốc phòngBộ luật Dân sự và Thương sự tố tụng; Sắc luật số 030/TT/SLUBộ luật Thương mại 1972. Phần này gồm 5 quyển và 1051 điều quy định các điều khoản tổng quát về nhà buôn, nhiệm vụ của các nhà buôn và các cửa hàng thương mại; thương hội; hành vi thương mại; thương mại hàng hải; khánh tận, phá sản và thanh toán tư pháp.Tối cao Pháp Viện Việt Nam Cộng HòaSửa đổiBài chi tiết: Tối cao Pháp viện Việt Nam Cộng hòaTối cao Pháp viện Việt Nam Cộng hòa gồm 9 thẩm phán, sau tăng thành 15 thẩm phán do Quốc hội tuyển chọn và Tổng thống bổ nhiệm. Nhiệm kỳ của thẩm phán Tối cao Pháp viện là 6 năm. Theo Hiến pháp 1967, Tối cao Pháp viện có những quyền hạn sau:Giải thích Hiến pháp, phán quyết về tính hợp hiến hay không hợp hiến của các Đạo luật, Sắc luật, Sắc lệnh, Nghị định, Quyết định hành chínhPhán quyết về việc giải tán một chính đảng có chủ trương và hành động chống lại chính thể cộng hòa.Những quyết định của Tối cao Pháp viện tuyên bố một đạo luật không hợp hiến hoặc giải tán một chính đảng phải được 3/4 tổng số thẩm phán tán thành.Ở cấp Trung ương, ngoài Tối cao Pháp viện còn có Đặc biệt Pháp viện và Giám sát viện.Đặc biệt Pháp viện gồm có Chủ tịch Tối cao Pháp viện và 10 dân biểu, nghị sĩ, có thẩm quyền truất quyền Tổng thống, Phó Tổng thống, Thủ tướng, Tổng trưởng, Bộ trưởng, thẩm phán Tối cao Pháp viện trong trường hợp can tội phản quốc và các trọng tội khác.Giám sát viện (tiếng Anh: Inspectorate General) gồm từ 9-18 giám sát viện, 1/3 do Quốc hội, 1/3 do Tổng thống và 1/3 do Tối cao Pháp viện chỉ định.Giám sát viện có thẩm quyền:Thanh tra, kiểm soát và điều tra nhân viên các cơ quan công quyền và tư nhân can tội tham nhũng, đầu cơ, hối mại quyền thếKiểm kê tài sản của nhân viên các cơ quan công quyền, kể cả Tổng thống, Phó Tổng thống, Thủ tướng, dân biểu, Nghị sĩ và Chủ tịch Tối cao Pháp việnCó quyền đề nghị các biện pháp chế tài và kỷ luật hoặc yêu cầu truy tố trước toà án có thẩm quyền những đương sự phạm lỗiThẩm tra kế toán các cơ quan công quyền và hợp doanh.Tổ chức Tòa ánSửa đổiỞ địa phương, có các toà án thường (gồm các toà Thượng thẩm, toà Đại hình, toà Sơ thẩm, tòa Hòa giải, toà Vi cảnh) và các toà án đặc biệt (gồm các toà Hành chính, toà Lao động, toà án Điền địa, toà án Thiếu nhi (thành lập năm 1958), toà án Cấp dưỡng, toà án Sắc tộc, toà án Quân sự đặc biệt - trong đó có các toà án Quân sự tại mặt trận).Cấp thấp nhất là Tòa Vi cảnh, ở nông thôn có khi do quận trưởng chủ tọa. Cao hơn thì có hệ thống Tòa Sơ thẩm có một chánh thẩm và ba phụ thẩm. Tòa Thượng thẩm thời Đệ Nhất Cộng hòa có hai sở, một ở Sài Gòn, một ở Huế. Mỗi phiên tòa này có ba thẩm án ngồi xử án.[28]Đầu năm 1956, thành lập thêm các tỉnh Tam Cần (9/2/1956), Mộc Hóa (17/2/1956), Phong Thạnh (17/2/1956), Cà Mau (9/3/1956).Theo sắc lệnh 143-NV ngày 22 tháng 10 năm 1956 của chính quyền Việt Nam Cộng hòa thì Nam phần (tức Nam Bộ) gồm 22 tỉnh và Đô thành Sài Gòn. Như vậy, toàn bộ lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa lúc này có 35 tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum, Pleiku, Darlac, Đồng Nai Thượng, Phước Long (tên cũ: Bà Rá), Bình Long (tên cũ: Hớn Quản), Long Khánh (tên cũ: Xuân Lộc), Biên Hòa, Bình Tuy, Phước Tuy (tên cũ: Bà Rịa-Vũng Tàu), Bình Dương (tên cũ: Thủ Dầu Một), Tây Ninh, Gia Định, Long An (gộp Chợ Lớn và Tân An), Kiến Tường (tên cũ: Mộc Hóa), Kiến Phong (tên cũ: Phong Thạnh), Định Tường (gộp Mỹ Tho và Gò Công), Kiến Hòa (tên cũ: Bến Tre), Vĩnh Long, Vĩnh Bình (tên cũ: Trà Vinh), An Giang (gộp Long Xuyên và Châu Đốc), Phong Dinh (tên cũ: Cần Thơ), Kiên Giang (gộp Rạch Giá và Hà Tiên), Ba Xuyên (gộp Bạc Liêu và Sóc Trăng), An Xuyên (tên cũ: Cà Mau), Côn Sơn và Đô thành Sài Gòn.Ngày 19/5/1958, lập 2 tỉnh Lâm Đồng và Tuyên Đức từ tỉnh Đồng Nai Thượng.Ngày 23/1/1959, lập 2 tỉnh Quảng Đức và Phước Thành.Ngày 21/1/1961, lập tỉnh Chương Thiện.Năm 1962, lập 2 tỉnh Quảng Tín (31/7/1962) và Phú Bổn (1/9/1962).Năm 1963, lập 2 tỉnh Hậu Nghĩa (15/10/1963) và Gò Công (20/12/1963).Ngày 8/9/1964, lập 2 tỉnh Châu Đốc và Bạc Liêu.Năm 1965, bỏ 2 tỉnh Côn Sơn (21/4/1965) và Phước Thành (6/7/1965).Ngày 24/9/1966, lập tỉnh Sa Đéc.Từ đó cho đến năm 1975, Việt Nam Cộng hòa có 44 tỉnh và Đô thành Sài Gòn:Quảng Trị | Thừa Thiên | Quảng Nam | Quảng Tín | Quảng Ngãi | Kon Tum | Bình Định | Pleiku | Darlac | Phú Yên | Phú Bổn | Khánh Hòa | | Ninh Thuận | Tuyên Đức | Quảng Đức | Bình Thuận | Lâm Đồng | Phước Long | Bình Long | Bình Tuy | Long Khánh | Bình Dương | Tây Ninh | Phước Tuy | Biên Hòa | Hậu Nghĩa | Gia Định | Long An | Kiến Tường | Gò Công | Định Tường | Kiến Phong | Châu Đốc | Kiến Hòa | Vĩnh Long | Sa Đéc | An Giang | Kiên Giang | Vĩnh Bình | Phong Dinh | Ba Xuyên | Chương Thiện | Bạc Liêu | An Xuyên.Đơn vị đông dân nhất là Đô thành Sài Gòn; ít dân nhất là tỉnh Quảng Đức.[29]Đứng đầu tỉnh là tỉnh trưởng do tổng thống bổ nhiệm và báo cáo lên thủ tướng và bộ trưởng Bộ Nội vụ. Trách nhiệm của tỉnh trưởng gồm soạn ngân sách, điều hành lực lượng Nhân dân Tự vệ, giữ gìn an ninh trật tự và kiểm soát việc hành chánh.[30]Về mặt quân sự, năm 1961 thành lập các vùng chiến thuật, đến tháng 7, 1970 đổi tên là Quân khu. Lúc đầu có 3 vùng chiến thuật được đánh số 1, 2, 3, đến năm 1964 lập thêm vùng chiến thuật 4. Mỗi vùng chiến thuật do 1 quân đoàn phụ trách. Dưới vùng chiến thuật là các khu chiến thuật do 1 sư đoàn phụ trách. Bộ tư lệnh quân đoàn đồng thời là Bộ tư lệnh vùng chiến thuật (trừ quân đoàn 2), còn Bộ tư lệnh sư đoàn đồng thời là Bộ tư lệnh khu chiến thuật. Các vùng chiến thuật có địa giới như sau:Vùng 1 chiến thuật, Bộ chỉ huy ở Đà Nẵng, gồm 5 tỉnh:Khu 11 chiến thuật, gồm 2 tỉnh Quảng Trị, Thừa ThiênKhu 12 chiến thuật, gồm 2 tỉnh Quảng Tín, Quảng NgãiĐặc khu Quảng Nam, gồm tỉnh Quảng Nam và thị xã Đà NẵngVùng 2 chiến thuật, Bộ tư lệnh vùng 2 chiến thuật ở Nha Trang, nhưng Bộ tư lệnh quân đoàn 2 ở Pleiku (từ giữa tháng 3 năm 1975 phải chuyển về Nha Trang), gồm 12 tỉnh:Khu 22 chiến thuật, gồm 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Phú BổnKhu 23 chiến thuật, gồm 7 tỉnh Darlac, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Tuyên Đức, Quảng Đức, Lâm Đồng, và thị xã Cam RanhBiệt khu 24, gồm 2 tỉnh Kon Tum, PleikuVùng 3 chiến thuật, Bộ chỉ huy ở Biên Hòa, gồm 10 tỉnh:Khu 31 chiến thuật, gồm 3 tỉnh Tây Ninh, Hậu Nghĩa, Long AnKhu 32 chiến thuật, gồm 3 tỉnh Phước Long, Bình Long, Bình DươngKhu 33 chiến thuật, gồm 4 tỉnh Bình Tuy, Phước Tuy, Long Khánh, Biên Hòa và thị xã Vũng TàuVùng 4 chiến thuật, Bộ chỉ huy ở Cần Thơ, gồm 15 tỉnh:Khu chiến thuật Định Tường, gồm 4 tỉnh Kiến Tường, Định Tường, Gò Công, Kiến HòaKhu 41 chiến thuật, gồm 6 tỉnh Kiến Phong, Châu Đốc, Vĩnh Long, Vĩnh Bình, An Giang, Kiên Giang; sau thêm Sa ĐécKhu 42 chiến thuật, gồm 5 tỉnh Phong Dinh, Chương Thiện, Ba Xuyên, Bạc Liêu, An XuyênKhi 4 vùng chiến thuật chuyển thành 4 Quân khu, thì bỏ cấp khu chiến thuật. Quân khu 1 gồm ba tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi và thành phố Đà Nẵng. Quân khu 2 với diện tích 78.841 km vuông, chiếm gần phân nửa lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa nhưng chỉ có gần 3 triệu dân sinh sống trong 12 tỉnh. Quân khu 3 có thêm tỉnh Gia Định và Biệt khu Thủ đô (do Quân khu Thủ đô đổi thành), tổng cộng 11 tỉnh. Quân khu 4 có 16 tỉnh.Các thị xã về mặt quân sự là các tiểu khu, còn các quận là các chi khu.Quân sựSửa đổiBài chi tiết: Quân lực Việt Nam Cộng hòaCác sĩ quan Hải quân Việt Nam Cộng hòa tại Quân cảng Cam Ranh ngày 1 tháng 1 năm 1971Bác sĩ người Mỹ trong chương trình y tế cộng đồng MEDCAP và 1 binh sĩ người Việt Nam - Hình chụp tại một ngôi làng nhỏ ở miền NamQuân lực Việt Nam Cộng Hòa là lực lượng quân đội của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Thành lập từ năm 1955 với nòng cốt là lực lượng quân đội Quốc gia Việt Nam trong Liên hiệp Pháp, chủ yếu là Bảo an đoàn, Bảo chính đoàn. Ngày truyền thống (còn gọi là ngày Quân lực) là ngày 19 tháng 6.Quân lực Việt Nam Cộng hòa được trang bị hùng hậu với sức cơ động cao và hoả lực mạnh, được sự hỗ trợ tích cực của Mỹ, và các đồng minh, để chống lại Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, vốn được sự hậu thuẫn của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Quân lực Việt Nam Cộng hòa còn bị gọi là "quân đội Sài Gòn" hay "quân ngụy" theo cách gọi của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đương thời. Quân lực Việt Nam Cộng hòa cũng là lực lượng chính trong cuộc đảo chính 1963 lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm, và tham chính trong chính quyền cho đến ngày Việt Nam Cộng hòa sụp đổ.Quân lực Việt Nam Cộng hòa là một quân đội hiện đại, tốn kém, đòi hỏi kinh phí hoạt động gần 3 tỷ đôla Mỹ mỗi năm. Nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa không thể cáng đáng được kinh phí này, nên Việt Nam Cộng hòa đã gần như phải dựa hoàn toàn vào viện trợ của Mỹ để có thể chu cấp cho ngân sách quân sự. Nhà báo Mỹ William J. Lederer, trong chuyến điều tra năm 1968, đã nhận thấy quân đội Việt Nam Cộng Hòa sử dụng viện trợ rất phung phí và kém hiệu quả do nạn tham nhũng. Hàng tỷ USD viện trợ kinh tế và quân sự của Mỹ đã bị các quan chức, sĩ quan tham ô rồi bán ra chợ đen. William J. Lederer đã chứng kiến những kho hàng lậu đầy ắp hàng hóa và vũ khí quân dụng, có tới cả 1.000 khẩu súng trường, bao gồm cả loại M16 hiện đại. Chính phủ Hoa Kỳ biết rõ vấn nạn này, nhưng họ làm ngơ. William J. Lederer nhận xét: "Tôi thấy Hoa Kỳ sẽ bị đánh bại như thế nào - không phải chỉ bằng sức mạnh của đối phương, mà bởi chính những sai lầm của mình, sự bất lực của chính mình". Quy mô buôn lậu lên tới hàng tỷ USD, với sự tham gia của đủ thành phần: quan chức và doanh nhân Việt Nam Cộng hòa, thương nhân Mỹ và Đài Loan, binh lính Mỹ, Hàn Quốc, Philippines... Ngay cả Mặt trận Dân tộc Giải phóng cũng tận dụng thị trường chợ đen, tại đây họ mua hàng hóa Mỹ để đánh lại chính quân Mỹ[19]Khi Mỹ giảm viện trợ xuống còn 1,1 tỷ đô la vào năm 1974, nền kinh tế Việt Nam Cộng Hòa lâm vào cuộc khủng hoảng với lạm phát ở mức 200%, Quân lực Việt Nam Cộng Hòa không còn đủ kinh phí hoạt động, tình trạng thiếu đạn dược, vũ khí, xăng dầu đã dẫn đến hỏa lực yếu và giảm tính cơ động.[38]. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, lực lượng quân đội này đã tan rã hoàn toàn.
Tổ quốc – Danh dự – Trách nhiệmThủ đô Sài Gòn
Ngôn ngữ Tiếng Việt
Chính quyền Cộng hòa tổng thống chế
Tổng thống
• 1955–1963 Ngô Đình Diệm
• 1967–1975 Nguyễn Văn Thiệu
• 1975 Trần Văn Hương
• 1975 Dương Văn Minh
Quốc trưởng • 1964 Nguyễn Khánh
• 1964–1965 Phan Khắc Sửu
Lập phápNghị viện
• Thượng việnThượng viện Việt Nam Cộng Hòa
• Hạ việnHạ viện Việt Nam Cộng Hòa
Giai đoạn lịch sử Chiến tranh lạnh, Chiến tranh Việt Nam
• Thành lập 26 tháng 10 1955
• Bãi bỏ 30 tháng 4 1975
Diện tích • 1973173.809 km² (67.108 sq mi)Dân số
• 1973 (ước tính)19.370.000
Mật độ 111,4 /km² (288,6 /sq mi)
Tiền tệ ĐồngViệt Nam Cộng hòa thành lập ngày 26 tháng 10 năm 1955, với Ngô Đình Diệm là Tổng thống đầu tiên, sau khi có một thời gian ngắn dưới thời Quốc trưởng Bảo Đại, người sau đó bị phế truất và phải lưu vong tại Pháp. Chính phủ này được Hoa Kỳ và 77 quốc gia khác công nhận. Năm 1957, Việt Nam Cộng hòa đệ đơn xin gia nhập Liên Hiệp Quốc nhưng đề nghị này bị Liên Xô phủ quyết.Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Việt Nam Cộng hòa sụp đổ và toàn bộ miền Nam Việt Nam thuộc kiểm soát của chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã cùng nhau tiến hành cuộc Tổng tuyển cử toàn quốc vào ngày 25 tháng 04 năm 1976 để bầu ra Quốc hội và Chính phủ thống nhất cho cả hai miền. Đây là cuộc Tổng tuyển cử thứ hai được diễn ra trên cả hai miền của Việt Nam, sau cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên diễn ra vào năm 1946. Vào ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội mới gồm đại biểu từ cả hai miền đã quyết định thành lập nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam dựa trên cơ sở kế thừa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.Quốc gia Việt Nam 1949-1955Bài chi tiết: Quốc gia Việt NamĐệ Nhất Cộng hòa 1955-1963Bài chi tiết: Đệ Nhất Cộng hòa Việt NamSau khi Pháp thua trận Điện Biên Phủ và ký Hiệp định Geneve, Quốc gia Việt Nam cùng Pháp tập kết về vùng phía Nam vĩ tuyến 17 của Việt Nam.Theo kế hoạch, quân Pháp sẽ rút dần sau 2 năm và Việt Nam sẽ tiến hành tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Tuy nhiên, báo cáo của CIA cho Tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower thấy rằng khoảng 80% dân số Việt Nam sẽ bầu cho Hồ Chí Minh nếu cuộc tổng tuyển cử được thi hành.Không thể chấp nhận việc Hồ Chí Minh sẽ thắng cử và lập chính phủ trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, Hoa Kỳ đã hậu thuẫn Quốc gia Việt Nam để cuộc tuyển cử không thể diễn ra nhằm chia cắt Việt Nam vĩnh viễn thành 2 quốc gia. Hoa Kỳ muốn có một chính phủ chống Cộng tồn tại ở miền Nam Việt Nam, bất kể chính phủ đó có tôn trọng dân chủ hay khôngNăm 1954, đội bán quân sự của Mỹ do tướng Edward Lansdale (sĩ quan cao cấp của Tình báo Mỹ và đã làm cố vấn cho Pháp tại Việt Nam từ 1953) đã huấn luyện các lực lượng vũ trang của Quốc gia Việt Nam; xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ quân sự tại Philippines; bí mật đưa một lượng lớn vũ khí và thiết bị quân sự vào Việt Nam; giúp đỡ phát triển các kế hoạch "bình định Việt Minh và các vùng chống đối"Ngày 13-12-1954, Mỹ và Pháp ký kết văn kiện cho phép các cố vấn quân sự Mỹ thay thế dần cho sĩ quan Pháp tham gia huấn luyện quân đội Quốc gia Việt Nam ở miền Nam Việt Nam. Tháng 1/1955, Mỹ chính thức viện trợ quân sự trực tiếp cho Quốc gia Việt Nam. Thượng nghị sĩ (4 năm sau trở thành Tổng thống) John F. Kennedy tuyên bố vào ngày 1/6/1956:“Nếu chúng ta không phải là cha mẹ của nước Việt Nam bé nhỏ [chỉ Việt Nam Cộng hòa] thì chắc chắn chúng ta cũng là cha mẹ đỡ đầu của nó. Chúng ta là chủ tọa khi nó ra đời, chúng ta viện trợ để nó sống, chúng ta giúp định hình tương lai của nó (…). Đó là con đẻ của chúng ta - chúng ta không thể bỏ rơi nó, chúng ta không thể không biết tới những nhu cầu của nó”.Trong những năm 1954–1956, Mỹ đã bỏ ra 414 triệu USD giúp trang bị cho các lực lượng thường trực Quốc gia Việt Nam, gồm 170.000 quân và lực lượng cảnh sát 75.000 quân; 80% ngân sách quân sự của Quốc gia Việt Nam là do Mỹ viện trợ. Từ năm 1955 đến 1960, có tất cả 800 chuyến tàu chở vũ khí và phương tiện quân sự của Mỹ vào miền Nam Việt Nam. Số viện trợ này giúp Quốc gia Việt Nam đủ sức duy trì bộ máy hành chính và quân đội khi không còn viện trợ của Pháp. Quân đội Quốc gia Việt Nam dần thay thế chiến thuật và vũ khí của Pháp bằng của Mỹ.Đến lúc này lại xảy ra mâu thuẫn giữa Thủ tướng Ngô Đình Diệm với Quốc trưởng Bảo Đại (nguyên là Hoàng đế nhà Nguyễn). Năm 1955, nhờ gian lận trong một cuộc trưng cầu dân ý (mà các tài liệu ngày nay của Chính phủ Việt Nam thường gọi là "trò hề trưng cầu dân ý"), Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, lên làm Tổng thống đầu tiên của chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Sau đó, Quốc gia Việt Nam tổ chức bầu cử Quốc hội Lập hiến. Quốc hội này ban hành Hiến pháp thành lập Việt Nam Cộng hòa trên cơ sở kế thừa Quốc gia Việt Nam, thủ đô là thành phố Sài Gòn, ngày ban hành Hiến pháp 26 tháng 10 trở thành ngày Quốc khánh của Đệ Nhất Cộng hòa. Việt Nam Cộng hòa theo thể chế chính trị đa đảng, kinh tế tư bản chủ nghĩa và được Mỹ giúp đỡ, bảo vệ để chống lại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại miền Nam.Dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm, ông đề ra chủ nghĩa "Cần lao Nhân vị", duy trì tình trạng đối lập với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong khoảng 5 năm, Việt Nam Cộng hòa đã có một số thành tựu: xã hội ổn định, kinh tế phát triển, định cư gần 1 triệu dân di cư từ miền Bắc, thành lập Viện Đại học Huế...Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Ngô Đình Diệm bị giới đối lập xem là chính phủ độc tài gia đình trị, dần dần tích lũy nhiều mâu thuẫn nội bộ. Từ năm 1955 và đặc biệt là từ 1959, cùng với sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ (do lo ngại ảnh hưởng của phong trào Việt Minh), chính quyền Ngô Đình Diệm thực hiện chính sách đàn áp những người cộng sản, tố cộng diệt cộng trên toàn bộ Nam Việt Nam, dựa theo Luật 10-59 (đạo luật quy định việc thiết lập các phiên tòa quân sự đặc biệt để xét xử những phạm nhân bị tình nghi là ủng hộ Việt Minh và chủ nghĩa cộng sản) Phong trào Đồng khởi năm 1960 (do Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo) và cuộc đảo chính hụt năm 1960 là những đòn giáng mạnh vào chế độ Ngô Đình Diệm.Mâu thuẫn tôn giáo cũng trở nên gay gắt. Sự kiện Phật Đản năm 1963, việc cấm treo cờ Phật giáo ở Huế đã gây ra phản ứng mạnh mẽ từ các Phật tử, dẫn đến các hoạt động đàn áp Phật giáo của chính quyền. Việc Thượng toạ Thích Quảng Đức tự thiêu giữa đường phố Sài Gòn cùng những phát biểu của bà Ngô Đình Nhu (tức dân biểu Trần Lệ Xuân) làm chế độ Ngô Đình Diệm bị báo chí phương Tây đả kích kịch liệt và mất hết mọi sự ủng hộ từ phương Tây.Ngày 1 tháng 11 năm 1963, nền Đệ Nhất Cộng hòa bị lật đổ bởi một nhóm quân nhân dưới sự chỉ huy của một số tướng lĩnh (trong đó có tướng Dương Văn Minh); về sau, ngày này được xem là ngày Quốc khánh của Đệ Nhị Cộng hòa Việt Nam. Cả ba anh em Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn đều bị giết. Theo băng ghi âm tại Nhà Trắng, tổng thống Kennedy nói rằng ông bàng hoàng về cái chết của 2 anh em Diệm và Nhu, cái chết của hai người thật là kinh khủng.Theo như hồi ký của bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ Robert McNamara, chính CIA[cần dẫn nguồn]đã hậu thuẫn cho việc lật đổ và sau này McNamara xem đó là một sai lầm nghiêm trọng mà Hoa Kỳ mắc phải. Tuy nhiên Hoa Kỳ không chủ trương phải giết hại ba anh em Diệm-Nhu-Cẩn mà đó là do quân đảo chính tự tiến hành.Kể từ đây, sự phụ thuộc của Việt Nam Cộng hòa vào viện trợ của Hoa Kỳ ngày càng lớn, cả về tài chính cũng như về quân sự. Sự can thiệp của tòa đại sứ Mỹ vào công việc nội bộ về chính trị và quân sự của Việt Nam Cộng hòa ngày càng lên cao.Thời kỳ quân quản 1963-1967Tiếp sau đó là giai đoạn khủng hoảng lãnh đạo chính trị ở miền Nam bởi một loạt các cuộc đảo chính liên tiếp cho đến khi tướng Nguyễn Văn Thiệu thiết lập nền Đệ Nhị Cộng hòa Việt Nam.Trong thời gian 18 tháng sau cuộc đảo chính 1963, miền Nam phải chứng kiến hơn 10 cuộc khủng hoảng chính trị (cuộc đảo chính năm 1964 của tướng Nguyễn Khánh; thành lập Tam đầu chế; phong trào chống Hiến chương Vũng Tàu; chính phủ dân sự Trần Văn Hương lên rồi đổ; chính phủ dân sự Phan Huy Quát lên rồi đổ; đảo chính hụt ngày 13 tháng 9, 1964 của tướng Dương Văn Đức và Lâm Văn Phát; đảo chính hụt ngày 20 tháng 2, 1965 của đại tá Phạm Ngọc Thảo). Phe quân đội lần lượt hạ bệ lẫn nhau cùng những chính phủ dân sự liên tiếp được dựng lên rồi lại phải rút lui. Cùng khi đó về mặt xã hội, các khối Phật giáo và Công giáo cũng nhiều lần xuống đường biểu tình gây áp lực. Về mặt pháp lý, bản Hiến pháp năm 1956 bị vô hiệu hóa. Thay vào đó là một loạt hiến chương có tính chất tạm thời như:Hiến chương 4 tháng 11 năm 1963 Hiến chương 7 tháng 2 năm 1964
Hiến chương 16 tháng 8 năm 1964 (thường gọi là Hiến chương Vũng Tàu)
Hiến chương 20 tháng 10 năm 1964.Về mặt quân sự, Việt Nam Cộng hòa, Hoa Kỳ cùng với các đồng minh tiếp tục chiến đấu chống lại các hoạt động quân sự của lực lượng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong Chiến tranh Việt Nam. Quy mô và mức độ ác liệt của chiến tranh ngày càng tăng. Năm 1964, Mỹ đổ bộ hàng chục vạn quân, lính Mỹ hiện diện ở khắp miền Nam.Đệ Nhị Cộng hòa 1967–1975Bài chi tiết: Đệ Nhị Cộng hòa Việt NamBài chi tiết: Tuyển cử 1967 Việt Nam Cộng hòaĐể chấm dứt tình trạng rối ren về chính trị, tháng 6 năm 1966, Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia do tướng Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ điều hành tuyên bố mở cuộc bầu cử Quốc hội lập hiến vào ngày 3 tháng 9. Theo đó 118 đại biểu đắc cử gồm nhiều thành phần và đến 1 tháng 4 năm 1967 thì ra tuyên cáo bản Hiến pháp Đệ Nhị Cộng hòa Việt Nam. Hiến pháp này là cơ sở pháp lý của Việt Nam Cộng hòa cho đến 30 tháng 4 năm 1975.Cuộc tổng tuyển cử tổng thống và Quốc hội diễn ra ngày 3 tháng 9 năm 1967 với 11 liên danh tranh cử trong đó có những ứng cử viên như chính trị gia kỳ cựu như Phan Khắc Sửu và Trần Văn Hương. Trong số hơn sáu triệu cử tri thì năm triệu người đi bầu, tức tỷ lệ 80%. Liên danh Nguyễn Văn Thiệu-Nguyễn Cao Kỳ đắc cử với 35% số phiếu. Về nhì là luật sư Trương Đình Dzu với 17%.Tháng 6 năm 1969, trong vùng kiểm soát của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã diễn ra Đại hội đại biểu quốc dân và thành lập ra Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, do Huỳnh Tấn Phát làm chủ tịch và Hội đồng Cố vấn do Nguyễn Hữu Thọ làm chủ tịch.Năm 1971 là cuộc Tổng Tuyển cử thứ nhì của nền Đệ Nhị Cộng hòa. Kỳ này Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai một cách dễ dàng vì không có đối thủ nào khác ra tranh cử. Khi sự việc này xảy ra, nhiều người cho là do điều luật mới thông qua ngày 3 Tháng Sáu năm 1971 nhằm hạn chế khả năng tham gia của ứng cử viên đối lập. Theo đó thì ứng cử viên phải có 40 chữ ký ủng hộ của dân biểu hay nghị sĩ Quốc hội và 100 chữ ký của các thành viên trong hội đồng tỉnh.[16]Dương Văn Minh và Nguyễn Cao Kỳ vì không thỏa mãn được quy định trên đã phải rút tên, chỉ còn Nguyễn Văn Thiệu là ứng cử viên duy nhất trong cuộc bầu cử.Vào năm 1973, sau Hiệp định Paris (được thảo luận giữa bốn bên tham chiến là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hoa Kỳ, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa), quân đội Hoa Kỳ đã rút khỏi Việt Nam. Việt Nam Cộng hòa cố gắng trì hoãn việc ký kết hiệp định, nhưng phía Mỹ đã có quyết định dứt khoát về việc này và gây áp lực cho chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Cuối cùng, Việt Nam Cộng hòa phải chấp nhận ký kết hiệp định.Suy vongBị mất viện trợ về tài lực và quân sự từ phía Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng hòa không thể tự đứng vững được. Theo nhà sử học Vũ Ngự Chiêu thì Việt Nam Cộng hòa giống như "một lâu đài xây trên cát, trông bề thế bên ngoài nhưng chỉ cần một con sóng nhỏ là tan vỡ", mầm mống của sụp đổ gồm những lý do sauKhông có lãnh đạo đủ khả năng: Người được Mỹ đưa lên cầm quyền năm 1967 (Nguyễn Văn Thiệu) chỉ là một bù nhìn, giống như khởi đầu binh nghiệp làm thông ngôn Pháp của ông ta. Chính phủ Việt Nam Cộng hòa không tự đưa ra được quyết sách gì, chính sách từ lớn xuống bé đều do Tòa Đại sứ Mỹ, các tướng lĩnh MACV (trung tâm chỉ huy tác chiến Hoa Kỳ tại Việt Nam), và sau này là USAID (Cơ quan quản lý viện trợ Hoa Kỳ) soạn thảo, đôn đốc thực hiện. Đại sứ Ellsworth Bunker và rồi Graham Martin có quyền lực không khác gì những “Toàn quyền Đông Dương” của Pháp trước kia – dù Việt Nam Cộng hòa không ngừng tự xưng là "Đồng minh" của Mỹ.Không có sự ủng hộ của người dân: Mặc dù cơ quan tuyên truyền của Mỹ và Việt Nam Cộng hòa luôn kêu gọi tinh thần chống Cộng với dân chúng miền Nam, nhưng thực ra họ chỉ có thể kiểm soát được khoảng 20-30% dân số miền Nam. Phần còn lại sống trong những vùng quân Giải phóng miền Nam kiểm soát một phần hoặc toàn bộ. Ngay trong số 20-30% dân chúng trong vùng do Việt Nam Cộng hòa kiểm soát, nhiều người cũng không ủng hộ chế độ này và chia làm nhiều phe phái chống lại nhau vì những lý do như tôn giáo (Thiên Chúa giáo - Phật giáo), sắc tộc (người Việt - người Hoa), vùng miền (người thành thị - người nhập cư)...Nền kinh tế phụ thuộc vào viện trợ Mỹ, khi Mỹ giảm viện trợ thì lập tức lâm vào khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1973-1974 khiến đời sống người dân rất khó khăn, lương bổng cho binh sĩ bị cắt giảm, làm suy sụp ý chí chiến đấu của đa số binh sĩ.Quân đội Việt Nam Cộng hòa thiếu chỉ huy có kinh nghiệm: qua màng lọc của hệ thống phe đảng và tham nhũng, những cấp chỉ huy có tiềm năng nhất nhưng không có thế lực chính trị đỡ đầu thì thường chết trận hay bị loại ngũ. Khi tác chiến thì quen dựa vào hỏa lực mạnh của Quân đội Hoa Kỳ, nên khi không còn hỏa lực Mỹ nữa thì bị lâm vào lúng túng. Bản thân tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lên chức đều là do đảo chính chứ không phải vì thành tích mặt trận. Có được ghế Tổng thống rồi, ông Thiệu lại tập trung hết quyền bính trong tay, biến Bộ Tổng Tham mưu thành một cơ cấu thư ký, không được tự ra quyết sách (vì ông Thiệu sợ rằng đến lượt chính mình sẽ bị người khác đảo chính lật đổ). Hiệp định Paris 1973 khiến binh sĩ hoang mang rằng "Mỹ đã bỏ rơi chăng? Nếu Mỹ còn không đánh lại thì sao mà tự đánh được?", thế là tinh thần chiến đấu càng sụt giảm. Có đơn vị tự ý bỏ chạy khi vừa bị một viên pháo nã vu vơ vào đồn, đơn vị khác thì vừa nghe tiếng máy cày trong đêm đã thấy hoảng sợ, vội báo cáo xe tăng địch xuất hiện.Việt Nam Cộng hòa duy trì chủ yếu nhờ vào khoản viện trợ kinh tế và quân sự rất lớn của Mỹ, nhưng do nạn tham nhũng nên viện trợ bị sử dụng rất phung phí và kém hiệu quả. Quy mô tham nhũng của Việt Nam Cộng hòa là rất lớn: cả nửa triệu tấn gạo biến mất khỏi các kho lương thực trong năm 1967, súng cũng được tuồn ra bán với giá 25-30 đôla một khẩu, ngay cả xe bọc thép hoặc máy bay lên thẳng cũng có thể tuồn ra được. Hồi ký Nguyễn Cao Kỳ nêu trường hợp tướng Tư lệnh đồng bằng sông Cửu Long đã lấy cắp 8.000 đài vô tuyến và 24.000 vũ khí cá nhân do Hoa Kỳ viện trợ và sớm bán hết sạch ra chợ đen, tài liệu mật từ Tòa đại sứ Mỹ cho biết phần lớn số đó đã lọt vào tay quân Giải phóng[18] Nhà báo người Mỹ William J. Lederer, trong chuyến điều tra năm 1968, nhận xét: kẻ thù tồi tệ nhất của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam chính là nạn tham nhũng của Việt Nam Cộng Hòa. Hàng tỷ USD viện trợ kinh tế và quân sự của Mỹ đã bị các quan chức Việt Nam Cộng Hòa tham ô rồi bán ra chợ đen. Ông đã chứng kiến những kho hàng lậu đầy ắp hàng hóa và vũ khí quân dụng, có tới cả 1.000 khẩu súng trường, bao gồm cả loại M16 hiện đại. William J. Lederer nhận xét: "Tôi đã thấy trước Hoa Kỳ sẽ bị đánh bại như thế nào - không phải chỉ bằng sức mạnh của đối phương, mà bởi chính những sai lầm của mình, sự bất lực của chính mình"Năm 1975, sau khi thất thủ Ban Mê Thuột (nay gọi là Buôn Ma Thuột), trước sự tấn công mãnh liệt của Quân Giải phóng, cộng thêm các sai lầm chiến lược, quân đội Việt Nam Cộng hòa đã nhanh chóng tan rã, mất quyền kiểm soát lãnh thổ. Nhiều tướng lãnh cao cấp Việt Nam Cộng hòa đã tự ý rời bỏ hàng ngũ. Tổng thống Dương Văn Minh, người được đề cử chức vụ này vào ngày 29 tháng 4 năm 1975, đã ra lệnh đầu hàng vô điều kiện trước Quân Giải phóng và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.Tiếp quảnBài chi tiết: Cộng hòa Miền Nam Việt NamNgày 30-4-1975, sau khi tiếp nhận sự đầu hàng của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (gọi tắt là Cộng hòa Miền Nam Việt Nam) tuyên bố: “Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam hiện nay thực hiện chủ quyền trên toàn vẹn lãnh thổ của mình trên toàn bộ miền Nam Việt Nam, là người đại diện chân chính và hợp pháp duy nhất của nhân dân Miền Nam Việt Nam, có đầy đủ quyền hành giải quyết những vấn đề quốc tế của miền Nam Việt Nam”. Thông qua tuyên bố này và việc tiếp nhận sự đầu hàng của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã khẳng định Cộng hòa miền Nam Việt Nam chính thức thực hiện quyền kế thừa quốc gia đối với Việt Nam Cộng hòa, đặc biệt là kế thừa chủ quyền của Việt Nam Cộng hòa đối với lãnh thổ miền Nam Việt Nam, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trên thực tế, sau năm 1975, Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã kế thừa lãnh thổ, các cơ quan đại diện ở nước ngoài, tư cách thành viên tại các tổ chức quốc tế (WHO, ILO, UNESCO, ICAO, IAEA, IMF, Ngân hàng Thế giới…). Tất cả những kế thừa này của Cộng hòa miền Nam Việt Nam đều được thực hiện theo đúng thông lệ quốc tế và Công ước về kế thừa quốc gia đối với Điều ước quốc tế năm 1978.Chính quyền Đệ Nhất Việt Nam Cộng hòaSửa đổiTheo Hiến pháp 1956, mô hình tổ chức chính quyền của Việt Nam Cộng hòa như sau:Lập phápSửa đổiQuyền lập pháp thuộc về Quốc hội được tổ chức đơn viện. Số lượng Dân biểu do Luật định. Dân biểu được bầu cử theo lối đầu phiếu phổ thông, trực tiếp và kín, theo những thể thức và điều kiện do đạo luật tuyển cử quy định. Nhiệm kỳ Dân biểu là ba năm. Các Dân biểu có thể được tái cử.Trong tình trạng khẩn cấp, chiến tranh, nội loạn, khủng hoảng kinh tế hoặc tài chính, Quốc hội có thể biểu quyết một đạo luật ủy cho Tổng thống, trong một thời gian, với những hạn định rõ, quyền ký các sắc luật để thực hiện chánh sách mà Quốc hội ấn định trong đạo luật ủy quyền. Các sắc luật phải được chuyển đến Văn phòng Quốc hội ngay sau khi ký. 30 ngày sau khi mãn thời hạn đã ấn định trong đạo luật ủy quyền, nếu Quốc hội không bác bỏ, các sắc luật ấy sẽ được coi hẳn như những đạo luật. [Điều 42]Quyền hạn:Quốc hội biểu quyết các đạo luật. Quốc hội chấp thuận các điều ước và các hiệp định quốc tế.Chỉ định một Ủy ban kiểm soát để phụ trách việc phúc trình về vấn đề kiểm soát tánh cách hợp thức cuộc bầu cử các Dân biểu.Chỉ định các Ủy ban.Quốc hội ấn định nội quy, Tổ chức nội bộ Quốc hội và Văn phòng; Thủ tục Quốc hội và quyền hạn Văn phòng; Kỷ luật trong Quốc hội và các sự chế tài về kỷ luật; Thành phần và quyền hạn các Ủy ban.Mỗi năm Quốc hội họp 2 lần không quá 3 tháng. Lần 1 bắt đầu từ ngày thứ 2 đầu tiên trong tháng 4 dương lịch. Lần 2 bắt đầu ngày thứ 2 đầu tiên trong tháng 10 dương lịch. Ngoài ra có thể họp bất thường.Hành phápSửa đổiTổng thống nắm quyền hành pháp, do Nhân dân trực tiếp bầu lên với nhiệm kỳ 5 năm, có thể được tái nhiệm thêm 2 nhiệm kỳ. Mặc dù trong Hiến pháp 1956 có quy định “Chủ quyền thuộc về toàn dân” nhưng Đoạn 3, Điều 3 thì lại xác định “Tổng thống lãnh đạo quốc dân”Tổng thống có các quyền:Ký kết, và sau khi được Quốc hội chấp thuận, phê chuẩn các điều ước và hiệp định quốc tế.Bổ nhiệm các sứ thần, tiếp nhận ủy nhiệm thư của các đại diện ngoại giao, thay mặt Quốc gia trong việc giao thiệp với ngoại quốc.Với sự thỏa thuận của một nửa tổng số Dân biểu Quốc hội, Tổng thống tuyên chiến hoặc phê chuẩn hòa ước.Bổ nhiệm và cách chức tất cả các công chức dân sự và quân sự. Thành lập Nội các.Là tư lệnh tối cao của các lực lượng quân sự.Ban các loại huy chương.Có quyền ân xá, ân giảm, hoán cải hình phạt, và huyền án.Có thể gia hạn nhiệm kỳ dân biểu.Có thể dự các phiên họp Quốc hội và tuyên bố trước Quốc hội.Mỗi năm vào đầu khóa họp thường lệ thứ nhì và mỗi khi thấy cần, Tổng thống thông báo cho Quốc hội biết tình hình Quốc gia và chánh sách đối nội, đối ngoại của Chính phủ.Với sự thỏa thuận của Quốc hội, Tổng thống có thể tổ chức trưng cầu dân ý.Tổng thống có thể ký sắc luật ngân sách cho tài khóa sau trong một số trường hợp nhất định.ký sắc lệnh tuyên bố tình trạng khẩn cấp, báo động hoặc giới nghiêm trong một hay nhiều vùng; các sắc lệnh này có thể tạm đình chỉ sự áp dụng một hoặc nhiều đạo luật tại những vùng đó.Tư phápSửa đổiTòa ánSửa đổiTư pháp được tổ chức theo nguyên tắc bình đẳng của mọi người trước pháp luật và nguyên tắc độc lập của Thẩm phán xử án. [Điều 70] Thẩm phán xử án quyết định theo lương tâm mình, trong sự tôn trọng luật pháp và quyền lợi Quốc gia.Hệ thống Tòa án nằm dưới sự kiểm soát của Bộ Tư Pháp.Đặc biệt Pháp việnSửa đổiĐặc biệt Pháp viện là một tòa án đặc biệt có thẩm quyền xét xử Tổng thống, Phó Tổng thống, Chánh án Tòa Phá án, và Chủ tịch Viện Bảo hiến, trong trường hợp can tội phản quốc và các trọng tội.Đặc biệt Pháp viện gồm có: Chánh án Tòa Phá án, Chánh án; Mười lăm Dân biểu do Quốc hội bầu ra mỗi nhiệm kỳ, Hội thẩm. Khi Chánh án Tòa Phá án là bị can, Chủ tịch Viện Bảo hiến sẽ ngồi ghế Chánh án.Ban Điều tra của Đặc biệt Pháp viện gồm năm Dân biểu do Quốc hội bầu ra mỗi nhiệm kỳ.Đặc biệt Pháp viện họp để nghe Ban Điều tra và đương sự trình bày và phán quyết theo đa số ba phần tư tổng số nhân viên.Viện bảo HiếnSửa đổiViện Bảo hiến đưa ra các phán quyết về tánh cách hợp hiến của các đạo luật, sắc luật, và quy tắc hành chánh.Viện Bảo hiến, về mỗi nhiệm kỳ Quốc hội, gồm có: Một Chủ tịch cho Tổng thống cử với thỏa hiệp của Quốc hội. 4 Thẩm phán cao cấp hay luật gia do Tổng thống cử; 4 Dân biểu do Quốc hội cử.Hành chính địa phươngSửa đổiToàn bộ lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa được chia thành các Tỉnh. Thủ đô Quốc gia được gọi là Đô thànhĐô thành Sài Gòn, thị xã: đứng đầu là đô trưởng, thị trưởngCấp tỉnh: đứng đầu là tỉnh trưởng. Vào thời Đệ Nhị Cộng hòa thì tỉnh trưởng luôn là quân nhân. Phó tỉnh trưởng mới là dân sự.Cấp quận: đứng đầu là quận trưởngCấp xã: đứng đầu là xã trưởngChính quyền Đệ Nhị Việt Nam Cộng hòaSửa đổiHiến pháp 1967 xác lập cơ cấu tổ chức chính quyền Việt Nam Cộng hòa rất hoàn chỉnh, theo mô hình của Nhà nước Hoa Kỳ. Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa đã thể hiện khá đầy đủ tinh thần của chủ nghĩa hợp hiến.Lập phápSửa đổiTrụ sở Quốc hội (sau thành trụ sở Hạ nghị viện) Việt Nam Cộng hòa; nay là Nhà hát lớn Thành phố Hồ Chí MinhBài chi tiết: Quốc hội Việt Nam Cộng hòaQuyền lập pháp thuộc về Quốc hội với Hạ nghị viện (159 thành viên được gọi là dân biểu với nhiệm kỳ 4 năm) và Thượng nghị viện (60 thành viên được gọi là nghị sĩ, nhiệm kỳ 6 năm). Thượng viện được bầu theo liên danh. Một liên danh có thể có ứng cử viên từ nhiều vùng khác nhau nhưng chung một liên danh. Hạ viện thì chọn theo số phiếu từng địa phương căn cứ trên dân số. Tính đến năm 1974 thì mỗi dân biểu đại diện khoảng 50.000 cử tri.[21] Cử tri đầu phiếu trực tiếp để chọn đại biểu ở Hạ viện và Thượng viện. Nhiệm kỳ cuối cùng của Hạ viện bắt đầu ngày 29 Tháng Tám năm 1971, và đáng ra sẽ kết thúc vào Tháng Tám năm 1975. Thượng viện thì phân nửa bắt đầu nhiệm kỳ Tháng Tám năm 1970, sẽ kết thúc năm 1976. Phân nửa kia bắt đầu Tháng Tám năm 1973, đáng ra sẽ kết thúc năm 1979.[22]Trong 159 ghế Hạ viện thì có 6 ghế dành riêng cho người Việt gốc Miên, 6 ghế cho người Thượng, 2 ghế cho người thiểu số di cư từ thượng du miền Bắc, và 2 ghế cho người Chàm.[21]Quốc hội có những quyền hạn sau:Biểu quyết các đạo luậtPhê chuẩn các hiệp ước và hiệp định quốc tếQuyết định việc tuyên chiến và nghị hòa, quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranhKiểm soát chính phủ trong việc thi hành chính sách quốc giaHợp thức hóa sự đắc cử của dân biểu hoặc nghị sĩ quốc hộiQuyền khuyến cáo thay thế từng phần hay toàn thể Chính phủ với đa số 2/3 tổng số dân biểu và nghị sĩ. Nếu Tổng thống không có lý do đặc biệt để khước từ, sự khuyến cáo sẽ có hiệu lực. Trong trường hợp Tổng thống khước từ, Quốc hội có quyền chung quyết sự khuyến cáo với đa số 3/4 tổng số dân biểu và nghị sĩ.Ở tỉnh, thị xã có Hội đồng tỉnh, thị xã, Đô thành Sài Gòn có Hội đồng Đô thành, đều do dân bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 3 năm; thành viên Hội đồng gọi là nghị viên. Các Hội đồng này có thẩm quyền quyết định ngân sách và các vấn đề dân sinh của địa phương.Hành phápSửa đổiPhủ Tổng thốngSửa đổiTổng thống là người nắm quyền hành pháp, do bầu cử lên với nhiệm kỳ 4 năm và có những quyền hạn sau:Ban hành các đạo luậtHoạch định chính sách quốc giaBổ nhiệm Thủ tướng và các thành viên của Chính phủ, cải tổ một phần hay toàn bộ Chính phủ (hoặc tự ý, hoặc sau khi có sự khuyến cáo của Quốc hội)Bổ nhiệm các đại sứ, các tỉnh trưởng, thị trưởng, đô trưởngChủ tọa Hội đồng Tổng trưởngTổng tư lệnh tối cao của Quân lực Việt Nam Cộng HòaChủ tịch Hội đồng An ninh Quốc giaKý kết và ban hành các hiệp ước và hiệp định quốc tếTuyên bố tình trạng báo động, giới nghiêm bằng sắc luật.Sau vụ tu chính hiến pháp Tháng Giêng năm 1974 thì nhiệm kỳ tổng thống đổi từ 4 thành 5 năm. Ngoài ra tổng thống và phó tổng thống được phép tái đắc cử 2 lần thay vì 1 lần.[21]Phó Tổng thống có những nhiệm vụ sau:Chủ tịch Hội đồng Văn hóa Giáo dụcChủ tịch Hội đồng Kinh tế Xã hộiChủ tịch Hội đồng các Sắc tộc.Phó Tổng thống không được kiêm nhiệm một chức vụ nào trong các cơ quan Chính phủ khác.Theo lý thuyết thì Tổng thống không được quyền can thiệp vào nhánh lập pháp, nhưng trong thực tế thì khác. Ví dụ như năm 1969, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã vượt quyền hiến pháp, cụ thể là điều luật quy định sự bất khả xâm phạm của dân biểu, để bắt giữ và mở tòa án quân sự kết án dân biểu Trần Ngọc Châu 10 năm khổ sai, sau khi vị dân biểu này đề nghị thành lập một đoàn gồm các nhà lập pháp Việt Nam Cộng hòa để đàm phán với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.[23]Nội Các Đệ Nhị Việt Nam Cộng HòaSửa đổiThủ tướng điều khiển Chính phủ và các cơ cấu hành chính quốc gia. Thủ tướng chịu trách nhiệm về sự thi hành chính sách quốc gia trước Tổng thống. Chức vụ này do Tổng thống bổ nhiệm.Chính quyền Trung ương được tổ chức thành 19 Bộ; đứng đầu mỗi bộ là tổng trưởng:Bộ Ngoại giaoBộ Quốc phòngBộ Nội vụBộ Thông tinBộ Chiêu hồiBộ Tài chínhBộ Kinh tếBộ Tư phápBộ Phát triển Nông thônBộ Cải cách Điền địa và Pháp triển Nông–Ngư nghiệpBộ Công chánhBộ Giao thông và Bưu điệnBộ Giáo dụcBộ Y tếBộ Xã hộiBộ Lao độngBộ Cựu chiến binhBộ Phát triển Sắc tộcBộ Đặc trách liên lạc Quốc hộiNgoài ra còn có 3 Quốc vụ khanh:Quốc vụ khanh đặc trách văn hóaQuốc vụ khanh đặc trách tái thiết và phát triểnVăn phòng Quốc vụ khanhĐứng đầu các Bộ là các Tổng trưởng hoặc Bộ trưởng. Các Tổng trưởng và Bộ trưởng là các thành viên của Chính phủ, thành viên của Hội đồng Nội các (Hội đồng Tổng trưởng).Các Tổng trưởng, Bộ trưởng do Thủ tướng đề cử lên Tổng thống, Tổng thống bổ nhiệm.Thủ tướng và các thành viên Chính phủ có thể tham dự các phiên họp của Quốc hội hoặc của các Uỷ ban để trình bày và giải quyết về các vấn đề liên quan đến chính sách quốc gia và sự thi hành các chính sách quốc gia do Tổng thống hoạch định.Hành chính địa phươngSửa đổiToàn bộ lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa được chia thành các Tỉnh. Thủ đô Quốc gia được gọi là Đô thànhĐô thành Sài Gòn, thị xã: đứng đầu là đô trưởng, thị trưởngCấp tỉnh: đứng đầu là tỉnh trưởng. Vào thời Đệ Nhị Cộng hòa thì tỉnh trưởng là quân nhân. Phó tỉnh trưởng mới là dân sự.Cấp quận: đứng đầu là quận trưởngCấp xã: đứng đầu là xã trưởngTư phápSửa đổiLuật phápSửa đổiLuật pháp Việt Nam Cộng hòa được xây dựng căn cứ theo Bộ Hoàng Việt Hộ luật (1936-39) do triều đình Nguyễn ban hành ở Trung Kỳ cùng Bộ Dân luật Giản yếu (1883) áp dụng ở Nam Kỳ, sau châm chước thêm một số điều khoản của Bộ Dân luật Bắc Kỳ (1931).[24] Hình luật thì có Bộ Hoàng Việt Hình luật (1933), Tố tụng tu chính của Trung Kỳ (1935) và Hình luật Nam Kỳ Canh cải (1912). Di sản luật pháp từ thời Pháp thuộc dần được thống nhất thành một bộ luật cho toàn quốc năm 1972 với tên Bộ Hình luật Việt Nam[25] ban hành ngày 20 Tháng Chạp năm 1972. Theo đó có năm hạng:Bộ luật Hình sự tố tụng; Bộ luật này đã được Tổng thống Việt Nam Cộng hòa ban hành qua Sắc luật số 027/TT-SLU[26]Bộ Dân luật; Sắc luật số 028/TT/SLU[27]Bộ Quân luật và các văn kiện thi hành của Bộ Quốc phòngBộ luật Dân sự và Thương sự tố tụng; Sắc luật số 030/TT/SLUBộ luật Thương mại 1972. Phần này gồm 5 quyển và 1051 điều quy định các điều khoản tổng quát về nhà buôn, nhiệm vụ của các nhà buôn và các cửa hàng thương mại; thương hội; hành vi thương mại; thương mại hàng hải; khánh tận, phá sản và thanh toán tư pháp.Tối cao Pháp Viện Việt Nam Cộng HòaSửa đổiBài chi tiết: Tối cao Pháp viện Việt Nam Cộng hòaTối cao Pháp viện Việt Nam Cộng hòa gồm 9 thẩm phán, sau tăng thành 15 thẩm phán do Quốc hội tuyển chọn và Tổng thống bổ nhiệm. Nhiệm kỳ của thẩm phán Tối cao Pháp viện là 6 năm. Theo Hiến pháp 1967, Tối cao Pháp viện có những quyền hạn sau:Giải thích Hiến pháp, phán quyết về tính hợp hiến hay không hợp hiến của các Đạo luật, Sắc luật, Sắc lệnh, Nghị định, Quyết định hành chínhPhán quyết về việc giải tán một chính đảng có chủ trương và hành động chống lại chính thể cộng hòa.Những quyết định của Tối cao Pháp viện tuyên bố một đạo luật không hợp hiến hoặc giải tán một chính đảng phải được 3/4 tổng số thẩm phán tán thành.Ở cấp Trung ương, ngoài Tối cao Pháp viện còn có Đặc biệt Pháp viện và Giám sát viện.Đặc biệt Pháp viện gồm có Chủ tịch Tối cao Pháp viện và 10 dân biểu, nghị sĩ, có thẩm quyền truất quyền Tổng thống, Phó Tổng thống, Thủ tướng, Tổng trưởng, Bộ trưởng, thẩm phán Tối cao Pháp viện trong trường hợp can tội phản quốc và các trọng tội khác.Giám sát viện (tiếng Anh: Inspectorate General) gồm từ 9-18 giám sát viện, 1/3 do Quốc hội, 1/3 do Tổng thống và 1/3 do Tối cao Pháp viện chỉ định.Giám sát viện có thẩm quyền:Thanh tra, kiểm soát và điều tra nhân viên các cơ quan công quyền và tư nhân can tội tham nhũng, đầu cơ, hối mại quyền thếKiểm kê tài sản của nhân viên các cơ quan công quyền, kể cả Tổng thống, Phó Tổng thống, Thủ tướng, dân biểu, Nghị sĩ và Chủ tịch Tối cao Pháp việnCó quyền đề nghị các biện pháp chế tài và kỷ luật hoặc yêu cầu truy tố trước toà án có thẩm quyền những đương sự phạm lỗiThẩm tra kế toán các cơ quan công quyền và hợp doanh.Tổ chức Tòa ánSửa đổiỞ địa phương, có các toà án thường (gồm các toà Thượng thẩm, toà Đại hình, toà Sơ thẩm, tòa Hòa giải, toà Vi cảnh) và các toà án đặc biệt (gồm các toà Hành chính, toà Lao động, toà án Điền địa, toà án Thiếu nhi (thành lập năm 1958), toà án Cấp dưỡng, toà án Sắc tộc, toà án Quân sự đặc biệt - trong đó có các toà án Quân sự tại mặt trận).Cấp thấp nhất là Tòa Vi cảnh, ở nông thôn có khi do quận trưởng chủ tọa. Cao hơn thì có hệ thống Tòa Sơ thẩm có một chánh thẩm và ba phụ thẩm. Tòa Thượng thẩm thời Đệ Nhất Cộng hòa có hai sở, một ở Sài Gòn, một ở Huế. Mỗi phiên tòa này có ba thẩm án ngồi xử án.[28]Đầu năm 1956, thành lập thêm các tỉnh Tam Cần (9/2/1956), Mộc Hóa (17/2/1956), Phong Thạnh (17/2/1956), Cà Mau (9/3/1956).Theo sắc lệnh 143-NV ngày 22 tháng 10 năm 1956 của chính quyền Việt Nam Cộng hòa thì Nam phần (tức Nam Bộ) gồm 22 tỉnh và Đô thành Sài Gòn. Như vậy, toàn bộ lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa lúc này có 35 tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum, Pleiku, Darlac, Đồng Nai Thượng, Phước Long (tên cũ: Bà Rá), Bình Long (tên cũ: Hớn Quản), Long Khánh (tên cũ: Xuân Lộc), Biên Hòa, Bình Tuy, Phước Tuy (tên cũ: Bà Rịa-Vũng Tàu), Bình Dương (tên cũ: Thủ Dầu Một), Tây Ninh, Gia Định, Long An (gộp Chợ Lớn và Tân An), Kiến Tường (tên cũ: Mộc Hóa), Kiến Phong (tên cũ: Phong Thạnh), Định Tường (gộp Mỹ Tho và Gò Công), Kiến Hòa (tên cũ: Bến Tre), Vĩnh Long, Vĩnh Bình (tên cũ: Trà Vinh), An Giang (gộp Long Xuyên và Châu Đốc), Phong Dinh (tên cũ: Cần Thơ), Kiên Giang (gộp Rạch Giá và Hà Tiên), Ba Xuyên (gộp Bạc Liêu và Sóc Trăng), An Xuyên (tên cũ: Cà Mau), Côn Sơn và Đô thành Sài Gòn.Ngày 19/5/1958, lập 2 tỉnh Lâm Đồng và Tuyên Đức từ tỉnh Đồng Nai Thượng.Ngày 23/1/1959, lập 2 tỉnh Quảng Đức và Phước Thành.Ngày 21/1/1961, lập tỉnh Chương Thiện.Năm 1962, lập 2 tỉnh Quảng Tín (31/7/1962) và Phú Bổn (1/9/1962).Năm 1963, lập 2 tỉnh Hậu Nghĩa (15/10/1963) và Gò Công (20/12/1963).Ngày 8/9/1964, lập 2 tỉnh Châu Đốc và Bạc Liêu.Năm 1965, bỏ 2 tỉnh Côn Sơn (21/4/1965) và Phước Thành (6/7/1965).Ngày 24/9/1966, lập tỉnh Sa Đéc.Từ đó cho đến năm 1975, Việt Nam Cộng hòa có 44 tỉnh và Đô thành Sài Gòn:Quảng Trị | Thừa Thiên | Quảng Nam | Quảng Tín | Quảng Ngãi | Kon Tum | Bình Định | Pleiku | Darlac | Phú Yên | Phú Bổn | Khánh Hòa | | Ninh Thuận | Tuyên Đức | Quảng Đức | Bình Thuận | Lâm Đồng | Phước Long | Bình Long | Bình Tuy | Long Khánh | Bình Dương | Tây Ninh | Phước Tuy | Biên Hòa | Hậu Nghĩa | Gia Định | Long An | Kiến Tường | Gò Công | Định Tường | Kiến Phong | Châu Đốc | Kiến Hòa | Vĩnh Long | Sa Đéc | An Giang | Kiên Giang | Vĩnh Bình | Phong Dinh | Ba Xuyên | Chương Thiện | Bạc Liêu | An Xuyên.Đơn vị đông dân nhất là Đô thành Sài Gòn; ít dân nhất là tỉnh Quảng Đức.[29]Đứng đầu tỉnh là tỉnh trưởng do tổng thống bổ nhiệm và báo cáo lên thủ tướng và bộ trưởng Bộ Nội vụ. Trách nhiệm của tỉnh trưởng gồm soạn ngân sách, điều hành lực lượng Nhân dân Tự vệ, giữ gìn an ninh trật tự và kiểm soát việc hành chánh.[30]Về mặt quân sự, năm 1961 thành lập các vùng chiến thuật, đến tháng 7, 1970 đổi tên là Quân khu. Lúc đầu có 3 vùng chiến thuật được đánh số 1, 2, 3, đến năm 1964 lập thêm vùng chiến thuật 4. Mỗi vùng chiến thuật do 1 quân đoàn phụ trách. Dưới vùng chiến thuật là các khu chiến thuật do 1 sư đoàn phụ trách. Bộ tư lệnh quân đoàn đồng thời là Bộ tư lệnh vùng chiến thuật (trừ quân đoàn 2), còn Bộ tư lệnh sư đoàn đồng thời là Bộ tư lệnh khu chiến thuật. Các vùng chiến thuật có địa giới như sau:Vùng 1 chiến thuật, Bộ chỉ huy ở Đà Nẵng, gồm 5 tỉnh:Khu 11 chiến thuật, gồm 2 tỉnh Quảng Trị, Thừa ThiênKhu 12 chiến thuật, gồm 2 tỉnh Quảng Tín, Quảng NgãiĐặc khu Quảng Nam, gồm tỉnh Quảng Nam và thị xã Đà NẵngVùng 2 chiến thuật, Bộ tư lệnh vùng 2 chiến thuật ở Nha Trang, nhưng Bộ tư lệnh quân đoàn 2 ở Pleiku (từ giữa tháng 3 năm 1975 phải chuyển về Nha Trang), gồm 12 tỉnh:Khu 22 chiến thuật, gồm 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Phú BổnKhu 23 chiến thuật, gồm 7 tỉnh Darlac, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Tuyên Đức, Quảng Đức, Lâm Đồng, và thị xã Cam RanhBiệt khu 24, gồm 2 tỉnh Kon Tum, PleikuVùng 3 chiến thuật, Bộ chỉ huy ở Biên Hòa, gồm 10 tỉnh:Khu 31 chiến thuật, gồm 3 tỉnh Tây Ninh, Hậu Nghĩa, Long AnKhu 32 chiến thuật, gồm 3 tỉnh Phước Long, Bình Long, Bình DươngKhu 33 chiến thuật, gồm 4 tỉnh Bình Tuy, Phước Tuy, Long Khánh, Biên Hòa và thị xã Vũng TàuVùng 4 chiến thuật, Bộ chỉ huy ở Cần Thơ, gồm 15 tỉnh:Khu chiến thuật Định Tường, gồm 4 tỉnh Kiến Tường, Định Tường, Gò Công, Kiến HòaKhu 41 chiến thuật, gồm 6 tỉnh Kiến Phong, Châu Đốc, Vĩnh Long, Vĩnh Bình, An Giang, Kiên Giang; sau thêm Sa ĐécKhu 42 chiến thuật, gồm 5 tỉnh Phong Dinh, Chương Thiện, Ba Xuyên, Bạc Liêu, An XuyênKhi 4 vùng chiến thuật chuyển thành 4 Quân khu, thì bỏ cấp khu chiến thuật. Quân khu 1 gồm ba tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi và thành phố Đà Nẵng. Quân khu 2 với diện tích 78.841 km vuông, chiếm gần phân nửa lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa nhưng chỉ có gần 3 triệu dân sinh sống trong 12 tỉnh. Quân khu 3 có thêm tỉnh Gia Định và Biệt khu Thủ đô (do Quân khu Thủ đô đổi thành), tổng cộng 11 tỉnh. Quân khu 4 có 16 tỉnh.Các thị xã về mặt quân sự là các tiểu khu, còn các quận là các chi khu.Quân sựSửa đổiBài chi tiết: Quân lực Việt Nam Cộng hòaCác sĩ quan Hải quân Việt Nam Cộng hòa tại Quân cảng Cam Ranh ngày 1 tháng 1 năm 1971Bác sĩ người Mỹ trong chương trình y tế cộng đồng MEDCAP và 1 binh sĩ người Việt Nam - Hình chụp tại một ngôi làng nhỏ ở miền NamQuân lực Việt Nam Cộng Hòa là lực lượng quân đội của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Thành lập từ năm 1955 với nòng cốt là lực lượng quân đội Quốc gia Việt Nam trong Liên hiệp Pháp, chủ yếu là Bảo an đoàn, Bảo chính đoàn. Ngày truyền thống (còn gọi là ngày Quân lực) là ngày 19 tháng 6.Quân lực Việt Nam Cộng hòa được trang bị hùng hậu với sức cơ động cao và hoả lực mạnh, được sự hỗ trợ tích cực của Mỹ, và các đồng minh, để chống lại Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, vốn được sự hậu thuẫn của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Quân lực Việt Nam Cộng hòa còn bị gọi là "quân đội Sài Gòn" hay "quân ngụy" theo cách gọi của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đương thời. Quân lực Việt Nam Cộng hòa cũng là lực lượng chính trong cuộc đảo chính 1963 lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm, và tham chính trong chính quyền cho đến ngày Việt Nam Cộng hòa sụp đổ.Quân lực Việt Nam Cộng hòa là một quân đội hiện đại, tốn kém, đòi hỏi kinh phí hoạt động gần 3 tỷ đôla Mỹ mỗi năm. Nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa không thể cáng đáng được kinh phí này, nên Việt Nam Cộng hòa đã gần như phải dựa hoàn toàn vào viện trợ của Mỹ để có thể chu cấp cho ngân sách quân sự. Nhà báo Mỹ William J. Lederer, trong chuyến điều tra năm 1968, đã nhận thấy quân đội Việt Nam Cộng Hòa sử dụng viện trợ rất phung phí và kém hiệu quả do nạn tham nhũng. Hàng tỷ USD viện trợ kinh tế và quân sự của Mỹ đã bị các quan chức, sĩ quan tham ô rồi bán ra chợ đen. William J. Lederer đã chứng kiến những kho hàng lậu đầy ắp hàng hóa và vũ khí quân dụng, có tới cả 1.000 khẩu súng trường, bao gồm cả loại M16 hiện đại. Chính phủ Hoa Kỳ biết rõ vấn nạn này, nhưng họ làm ngơ. William J. Lederer nhận xét: "Tôi thấy Hoa Kỳ sẽ bị đánh bại như thế nào - không phải chỉ bằng sức mạnh của đối phương, mà bởi chính những sai lầm của mình, sự bất lực của chính mình". Quy mô buôn lậu lên tới hàng tỷ USD, với sự tham gia của đủ thành phần: quan chức và doanh nhân Việt Nam Cộng hòa, thương nhân Mỹ và Đài Loan, binh lính Mỹ, Hàn Quốc, Philippines... Ngay cả Mặt trận Dân tộc Giải phóng cũng tận dụng thị trường chợ đen, tại đây họ mua hàng hóa Mỹ để đánh lại chính quân Mỹ[19]Khi Mỹ giảm viện trợ xuống còn 1,1 tỷ đô la vào năm 1974, nền kinh tế Việt Nam Cộng Hòa lâm vào cuộc khủng hoảng với lạm phát ở mức 200%, Quân lực Việt Nam Cộng Hòa không còn đủ kinh phí hoạt động, tình trạng thiếu đạn dược, vũ khí, xăng dầu đã dẫn đến hỏa lực yếu và giảm tính cơ động.[38]. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, lực lượng quân đội này đã tan rã hoàn toàn.
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenHHH.com