TruyenHHH.com

Aov Fanfiction Hen Uoc Khong Loi

Lưu ý trước khi vô truyện:

Nhân vật OOC, AU lịch sử
Cp: Richter ( Thụy Khắc ) x Florentino ( Phất Lạc Luân )
Các nhân vật khác được nhắc đến : Astrid ( Ngải Thúy Ti )
Lấy cảm hứng từ cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc Việt Nam.
Vì là lịch sử nên mình sẽ dùng tên hán việt của các nhân vật nhé

    *Fic này chỉ là lấy cảm hứng, không hề có ý định xuyên tạc lịch sử*

---------------------------------------------------------------------------------------------------

    Giặc Mỹ bắn giữa trái tim em. Em ngã xuống mà tim anh đau suốt bấy năm trường. Khi em còn sống, ta im lặng làm thinh. Khi em chết rồi, ta mới ngỡ rằng ta thực sự yêu em.

Lần đầu gã gặp em khi trên người đầy những vết thương, vết bỏng, mảnh đạn găm vào tay, máu tươi thấm đen màu áo lính. Người gã bẩn thỉu, chỗ nào không bị dính máu thì cũng bám đầy đất cát. Lúc ấy là vào năm 1972 khi gã cùng đồng đội tử thủ để giữ thành cổ Quảng Trị.

.
.
 --10/7/1972 ( ngày thứ 12 trong cuộc chiến giành Thành cổ )--

Khi vừa mới tỉnh dậy và thấy mình đang nằm trong bệnh xá của chiến khu gã đã choàng dậy tìm súng để tiếp tục chiến đấu mà không quan tâm tới tình trạng hiện tại của bản thân. Mặc cho những y tá can ngăn, gã vẫn cố lao ra khỏi trại cho tới khi giọng nói đầy mệt mỏi pha lẫn thống khổ của 1 chàng quân y nào đó vang lên - "Anh Khắc ơi nghe em, anh đang bị thương nặng lắm, đồng đội của chúng ta vẫn ổn mà. Hơn nữa nhà anh chỉ có 2 anh em, người em của anh chết rồi, anh mà chết nữa thì sao mẹ anh sống nổi."

Nghe thấy tiếng gào đầy đau khổ của em và nhớ lại người mẹ già của mình, gã mới quay đầu lại nhưng vừa quay lại thì đã bị giáng ngay 1 cú tát vô măt. - "Anh Khắc nhìn xem, anh nhìn xem bản thân anh đang tàn tạ thế nào đi. Anh ra đấy không những không giúp được gì mà còn khiến chúng ta có thêm 1 liệt sĩ nữa đấy. Nên là anh Khắc ơi, em biết là anh căm hận đám giặc lắm, em biết là anh lo cho đồng đội lắm nhưng mà anh đang bị thương thế này, anh ở lại trị thương xong hãng quay lại chiến trường nhé." Chàng quân y đó vừa nói vừa khóc, chỉ dám bám lấy bộ quân phục của gã mà không dám ôm vì sợ sẽ vô tình khiến vết thương của gã thêm trầm trọng. 

Nghe thấy câu nói kia gã bỗng tỉnh táo lại rồi nhìn xuống bản thân. A, trông xem kìa, kẻ từng 6 lần được trao danh hiệu 'Dũng sĩ diệt Mỹ' trông tàn tạ chưa kìa. Tay trái vẫn còn găm một mảnh bom đang lấy dở, quân phục thủng lỗ chỗ và thấm đen màu máu. Trời đất, sao lúc này gã mới cảm nhận được những cơn đau thấu trời do những mảnh đạn, mảnh bom găm vào da, sao lúc này gã mới thấy những vết bỏng do xăng nóng rát tới nhường nào. 

Rồi gã nhìn lên gương mặt của chàng quân y, em ấy trẻ, rất trẻ. Có thể kém gã tận 10 tuổi, gương mặt tuy non tơ nhưng ánh mắt hiện rõ nỗi thống khổ như thể đã thấy mọi hỉ nộ ái ố của cuộc đời.Mà cũng đúng thôi, em là quân y trong một cuộc chiến tranh vô cùng khốc liệt. Đâu ai biết rằng mỗi ngày em phải cố cứu sống bao nhiêu thương binh và đau khổ biết nhường nào khi không cứu được họ. Đâu ai biết rằng em thậm chí phải tự mình xuống tay với những đồng đội đã không thể cứu chữa của mình để nỗi đau của họ nhanh chóng chấm dứt cơ chứ.

Ngẫm tới đây chẳng hiểu sao sức lực của gã biến mất hẳn, gã khuỵu xuống và để những y tá dìu gã trở lại giường. Lúc này, cậu quân y kia mới bình tĩnh lau nước mắt rồi nhanh nhảu lấy dụng cụ sơ cứu cho gã. Gã vừa nhìn cậu cặm cụi gắp từng mảnh đạn, vừa nhớ tới câu nói ban nãy của cậu. Bỗng gã chợt nghĩ  'Làm thế nào mà thằng nhóc này biết rõ tên và hoàn cảnh gia đình mình cơ chứ, đây rõ ràng là lần đầu mình và cậu ta gặp nhau.

"Xong rồi đó, anh Khắc chịu khó ăn uống nghỉ ngơi xíu thì chắc khoảng 2 tuần nữa là sẽ ổn thôi. Và em cũng xin lỗi vì hồi nãy tọc mạch về hoàn cảnh của anh nhưng tại em hoảng quá nên là lỡ nói ra." Vừa băng bó xong chàng quân y đã cúi gập người xuống để xin lỗi gã.

Gã chưa kịp mở miệng bảo là không sao đâu thì đột nhiên em lại bảo "À mà, anh không muốn tha thì cũng phải tha thôi anh Khắc ạ. Tại vì trong Thành cổ hiện tại em là một trong ba quân y duy nhất phụ trách các thương binh bị bỏng xăng đó anh. Anh không tha là hết người cứu anh đó." 

Nghe thấy vậy gã đành cười trừ rồi bảo "Ừ, anh tha cho nhóc và đây rõ ràng là lần đầu chúng ta gặp nhau đúng không? Làm sao nhóc biết được anh là ai cũng như hoàn cảnh của anh rõ ràng và chi tiết như thế?"

"Aaa~ anh đừng hiểu làm em là điệp viên hay là gián điệp gì đó nha. Tên và hoàn cảnh gia đình của anh thì em hỏi các anh đại đội trưởng á. Là bác sĩ và đặc biệt là một quân y đang làm việc giữa mưa bom bão đạn thì chẳng phải em nên biết mọi thứ về những người đồng đội sau này có thể trở thành bệnh nhân của mình phải không anh." Chàng quân y đáp lại với chất giọng đầy vẻ tinh nghịch của tuổi trẻ nhưng càng về sau nó lại càng lộ vẻ tăm tối, u buồn.

Sực nhận ra mình đang nói cái gì chàng quân y bèn nhanh nhảu nói tiếp "Quên mất, em chưa giới thiệu, em tên là Luân, Phất Lạc Luân. Năm nay em 26 tuổi. Em được cử từ Hà Nội vào đây để hỗ trợ mọi người ạ." Kết thúc câu nói môi em nở một cụ cười rất vô tư hệt như một đứa trẻ con đang cố gắng làm quen với một người lớn khó tính nào đó vậy.

Nhìn nụ cười đó Thụy Khắc không khỏi nhớ về cậu em trai của gã. Cậu mới hi sinh cách đây 12 ngày khi vượt dòng sông Thạch Hãn. Tuy lòng sông chỉ có khoảng hơn hai trăm mét. Nhưng trong số 106 chiến sĩ trong đại đội của gã thì đã có tới 57 chiến sĩ hy sinh khi vượt sông, chỉ còn lại 49 chiến sĩ. Một chiến sĩ tuy đã sang đến bờ bên kia của sông nhưng lại không may trúng phi pháo, còn lại 48 người. Cậu chiến sĩ trúng phi pháo ấy tên Long và là em trai của gã. Ôm xác cậu em mình trong tay gã càng thêm căm phẫn bọn Mỹ. Rốt cuộc người dân Việt Nam đã làm gì chúng, cậu em trai của gã đã làm gì chúng cơ chứ? Đồng đội đành cắn răng bảo gã bớt đau buồn và chôn tạm cho em trai gã một ngôi mộ nhỏ sau này hòa bình sẽ quay về tìm lại nhưng xác thịt cậu cũng đâu còn cơ chứ. Ngôi mộ đắp chưa được bao lâu đã bị bom Mỹ ném trúng, thân xác cậu hòa cùng đất mẹ, nhìn cảnh này đầu óc gã trống rỗng, đồng đội của gã cũng chỉ đành nắm chặt vai áo gã chứ cũng không biết phải làm gì.

Càng ngắm chàng quân y kia lâu gã càng cảm thấy bị thu hút bởi em, gã tự hứa với bản thân rằng gã sẽ bảo vệ em. Lý do cho việc này là gì thì gã cũng chẳng biết nữa. Có lẽ là bởi khi nhìn em khiến gã nhớ tới cậu em trai mà gã chẳng thể bảo vệ chăng?

Trong thời gian điều trị em nói chuyện với gã rất nhiều và cũng bởi lẽ đó nên hai người cũng thân thiết với nhau hơn. Em kể về gia đình của em rằng bố mẹ em là tư sản nhưng lại theo cách mạng nên trước kia liên tục bị bọn Pháp quấy rối, em còn kể rằng em có một cô em gái nuôi tên là Ngải Thúy Ti, dù là em nuôi nhưng em coi cô như ruột thịt trong nhà vậy và cô ấy cũng học y giống như em. Em còn kể cho gã nhưng câu chuyện xấu hổ của em thời còn nhỏ, em bảo là em thích viết nhật ký, thuộc kiểu cứ rảnh là viết nên là khi ở Học viện em là người "giỏi văn nhất lớp toán".

Nhờ năng lượng tích cục em mang lại nên gã đã bình phục sớm hơn dự kiến nên đã ngay lập tức quay lại trận chiến. Gã dặn em phải giữ an toàn cho mình nhưng em lại cười rồi xua tay nói "Ui dào, anh nên lo cho anh thì có, em là bác sĩ mà, nếu em ra đó mà mà vẫn mặc áo blouse trắng và không cầm súng thì chắc là họ sẽ không bắn em đâu vì dù sao họ cũng là con người mà" 

Thoáng chốc đã hơn 1 tháng trôi qua, cuộc chiến vẫn ác liệt như những ngày đầu và đồng đội của gã ngã xuống vô cùng nhiều. Chỉ trong hơn một tháng mà phe ta đã mất gần 2000 người, đa số toàn là lính trẻ, tuổi ai cũng đều tầm đôi mươi hết. Gã vẫn nhớ rõ trong đội của gã có 5 cậu trai chơi thân với nhau. Trước đó họ có kể cho gã nghe rằng họ học ở Bách Khoa ngành Cơ khí, họ mơ ước sau này sẽ trở thành các nhà khoa học để giúp ích cho đất nước nhưng giờ chỉ còn 1 và người ở lại đó đã mất hẳn 1 cánh tay nên giấc mơ Cơ khí đó cũng lụi tàn.

 Rồi cuối cùng ngày định mệnh đó đã đến, ngày 9/9/1972 - 7 ngày trước chiến thắng tại Thành cổ Quảng Trị và cũng là ngày mà em mất. Hôm ấy đã là những ngày gần cuối của cuộc chiến nên thông tin là điều vô cùng quan trọng và cũng bởi lẽ đó mà vị trí thông tin chính là vị trí bị kẻ địch nhắm đến nhiều nhất. Lính thông tin của phe ta đã hy sinh gần hết chỉ còn có 2 người nên đại đội trưởng không dám mạo hiểu cử nốt họ ra mà nhờ một ai đó tình nguyện ra nối đường dây tín hiệu giúp. Và theo lẽ đương nhiên khi nghe thấy điều mình có thể giúp được, em đã ngay lập tức giơ tay tình nguyện. Trước khi ra em còn cười trấn an mọi người là bên kia sẽ không bắn em đâu vì em là bác sĩ và họ cũng là con người mà nên em sẽ không sao đâu.

Đường dây tín hiệu đã được nối thông nhưng đã gần 30 phút mà em vẫn chưa quay trở lại, gã sốt ruột quá nên đã gọi theo 2 người y tá ra chung nhỡ may em gặp chuyện gì. Nhưng chưa ra tới chỗ của đường dây thông tin thì gã đã nghe thấy em đã hét lên với gã là "ĐỪNG TỚI ĐÂY, QUAY LẠI ĐI" và ngay sau đó là cảnh tượng em bị giặc bắn vào ngực, vị trí ấy có lẽ là ngay giữa trái tim. Em ôm ngực, máu đỏ chảy ra thấm đỏ chiếc áo blouse trắng. Cố mỉm cười, miệng lẩm bẩm câu nói gì đó với gã lần cuối rồi ngã xuống dòng Thạch Hãn. 

3 năm sau, ngày 30/4/1975 đất nước đã hoàn toàn giải phóng, mọi người hân hoan ăn mừng ngày thống nhất nhưng riêng gã vẫn phảng phất một nỗi buồn khó tả. Có lẽ là bởi gã không cứu được người gã coi như em trai chăng? Hoặc có lẽ tình cảm đó không phải tình anh em đó là một tình cảm gì đó đặc biệt hơn, một tình cảm gì đó mà gã không nhận ra.

Cuối ngày hôm ấy đại đội trưởng đưa cho gã một cuốn sổ nhỏ có chút quen thuộc và dặn gã rằng "Cậu Khắc sau khi về nhà hãng đọc nhé, đây là lời nhờ vả của một đồng đội cũ có nhờ tôi đưa cho cậu nếu cậu còn sống tới khi đất nước hòa bình. Nhớ là phải về nhà mới đọc nhé."

Trở lại ngôi nhà của mình sau hơn 10 năm chinh chiến, việc đầu tiên sau khi gã bước chân vào nhà là đi tìm mẹ của mình nhưng gã lại chỉ tìm thấy bức di ảnh của mẹ và em trai mình cùng một chút tàn hương. Đúng lúc ấy một bác hàng xóm qua nhà gã, tay vẫn cầm 1 bó hương nhỏ. Thấy gã, bác mừng mừng tủi tủi mà nói "May quá, bà Thanh nhìn xuống mà xem này, cậu con cả của bà vẫn còn sống đây này. Giờ thì chắc bà yên lòng rồi nhỉ."

Nói xong, bác ấy nhờ hắn pha giúp bác ấm chè rồi bác cháu chúng ta ra nói chuyện, bác kể về mẹ của gã sống thế nào trong những ngày gã xa nhà. Bác kể rằng hôm nào bà cũng ra đầu ngõ đợi hai anh em trở về. Rồi vào một hôm, khi bà đang phơi thóc thì một anh bưu tá đi tới chỗ bà đưa cho bà một chiếc phong bì, anh nhìn bà với ánh mắt chia buồn rồi nói "Thay mặt ủy ban nhân dâ-"
"THÔI NGAY ĐI"- Bà hét lên rồi ôm đầu, quỳ xuống chỗ thóc đang phơi mà khóc. Anh bưu tá thấy vậy nhưng cũng chỉ cắn chặt răng để bà khóc xong rồi mới an ủi. Sau hôm ấy sức khỏe bà xuống hẳn rồi sau khoảng một tháng thì bà mất.

Thụy Khắc gã rưng rưng nước mắt, là 'dũng sĩ diệt Mỹ' thì sao chứ khi mất mẹ thì ai cũng như ai cả thôi. Mọi người kể cả kẻ mạnh mẽ nhất cũng đều sẽ đau buồn khi mẹ mình ra đi.

Đêm hôm đó, dưới ánh đèn dầu gã dở cuốn sổ nhỏ mà đại đội trưởng đã đưa cho gã ra đọc. Điều mà gã chẳng thể ngờ đến là cuốn sổ nhỏ đó hóa ra lại là nhật ký của chàng quân y Phất Lạc Luân đã hi sinh tại Thành cổ năm ấy. 

***

Hà Nội, ngày 30/6/1972

Hôm nay, tôi đăng ký vô đơn tình nguyện vào Thành cổ Quảng Trị để chữa trị tại chỗ cho các chiến sĩ bị thương khi giữ thành. Tuy người tuyển quân bảo là khi vào đó sẽ rất khổ do không có cơ sở vật chất như Viện Bạch Mai nơi tôi đang làm và có thể phải cầm súng giết giặc thay vì cầm dao cứu người nhưng tôi vẫn chọn sẽ vào. Bởi khác với nhiều đồng nghiệp, họ là bác sĩ nhưng tôi, tôi là quân y. 'Quân y' đặc biệt hơn bác sĩ, bởi khi nào đất nước cần 'quân' thì họ sẽ là quân còn khi nào mọi người cần 'y' thì họ sẽ là y. Và mình là một trong những người giống như họ nên mình không thể hèn nhát mà ở lại được. 

--

Quảng Trị, ngày 5/7/1972

Cuối cùng, tôi cũng vào tới Quảng Trị. Vừa bước vào lán trại thì đập vào mắt tôi đã là rất nhiều chiến sĩ bị bỏng do bom xăng. Có người bị rất nặng, bỏng gần như toàn bộ vùng lưng và cả 2 cánh tay. Tôi và các ng nghiệp đã rất cố gắng nhưng chẳng thể cứu được anh ấy. Ngày đầu vào Thành cổ mà đã có người mất trước mặt, tôi chẳng biết tôi đang cảm thấy thế nào nữa

--

Quảng Trị, ngày 8/7/1972

Hôm nay tôi đã biết yêu là gì, chỉ là vô tình đi qua nhau sau khi họp quân xong nhưng không hiểu sao tôi lại tự  nhiên quan tâm một người chỉ sượt qua tôi trong một khoảnh khắc? Tình yêu sét đánh chăng? chắc là vậy rổi.
Tôi ngay sau  đó đã tìm hiều mọi thứ về anh, anh tên Thụy Khắc, hơn tôi những 10 tuổi nhưng tình yêu thì quan trọng gì tuổi tác chứ.

--

Quảng Trị, ngày 9/7/1972

Hôm nay tôi đã phải 'giải thoát' cho một đồng đội của mình. Cậu ta bị thương nặng lắm, bỏng nửa người do bom xăng và bị dao đâm vào bụng. Có lẽ con dao đó đã xé luôn gan của cậu rồi, không thể cứu được nữa. Quá trình ra đi của cậu ta đầy đau đớn do vết thương kia, cậu đã xin lỗi và nhờ tôi rằng hãy giúp cậu ấy không cảm thấy đau đớn nữa. Tôi hiểu câu đó nghĩa là gì, cậu ấy muốn nhờ tôi 'giải thoát' cho cậu. Và với toàn bộ dũng khí, tôi đã làm. Mong cậu sẽ yên nghỉ, kiếp sau được sống một cuộc sống hòa bình và chẳng có chiến tranh.

--

Quảng Trị, 10/7/1972

Người tôi yêu, anh Thụy Khắc bị thương rồi. Anh bị bỏng một phần lưng, 2 cánh tay dính tới 5 mảnh đạn nhưng anh vẫn cố chấp ra chiến trường. Hết cách, tôi đành phải nhắc về gia đình của anh ấy để anh có thể bình tĩnh hơn. Cơ mà cũng có chút may mắn trong chuyện này, vì anh bị thương nên tôi mới có cơ hội được lại gần anh, được nói chuyện với anh.

--

--

Quảng Trị, ngày 24/7/1972 

Do nói chuyện với anh Khắc và quá nhiều việc nên quên mất không viết tiếp nhật ký. Mà chắc sau cũng chẳng thể viết đâu, đồng đội bị thương ngày càng nhiều, một ngày tôi phải đứng trị bỏng tới gần 13 tiếng 1 ngày. Đây là chiến tranh mà ai cũng phải cố gắng thôi.

--

--

Quảng Trị, ngày 8/9/1972

Quân ta sắp thắng rồi, chúng ta giữ được Thành cổ tức là giữ được thế thượng phong trên bàn đàm phán Hội nghị Paris. Vậy nên ngày hòa bình sắp tới rồi. Chắc chắn, vào ngày đất nước này hòa bình tôi sẽ tỏ tình với anh. Mọi người có thể bàn tán, cười chê thế nào tôi cũng chẳng quan tâm tất cả những gì tôi sợ chỉ là anh sẽ ghê tởm tôi, tôi sợ như thế lắm nhưng tôi vẫn sẽ tỏ tình bởi ít nhất là tôi đã nói cho anh biết rằng tôi yêu anh, Phất Lạc Luân này yêu Thụy Khắc nhiều lắm.

***

Đó là trang cuối nhật ký cuối mà em viết, em viết nó vào 1 ngày trước khi em hi sinh. Nước mắt gã rơi theo từng trang nhật ký đã đọc, tới tận lúc này, khi đã quá muộn gã mới nhận ra thứ tình cảm kì lạ mà gã dành cho em là tình yêu.

.

.

Trở về thực tại, lúc này gã đang nằm ôm cuốn nhật ký của người gã thương trên chiếc giường ọp ẹp. Nhắm mắt lại, gã nhìn thấy em đang vui vẻ ôm lấy gã và nở một nụ cười thật tươi.

Vào hồi 21 giờ, ngày 9 tháng 9 năm 1999, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Thụy Khắc qua đời sau nhiều năm dài vật lộn với thương tật và bệnh tật do di chứng chiến tranh. Trên tay vị anh hùng kia vẫn còn ôm quyển lấy cuốn nhật ký liệt sĩ Phất Lạc Luân hi sinh trong trận chiến 81 ngày đêm tại Thành cổ Quảng Trị.



                                                  -Hết-

Một lần nữa, xin được nhắc lại: Fic này chỉ lấy cảm hứng từ lịch sử chứ không hề có ý xuyên tạc lịch sử

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenHHH.com